Khái Thấu là một chứng trang chủ yếu trong tật bệnh của tạng Phế. Sách Tố Vấn có nói : Năm Tạng sáu Phủ đều có thể làm người ta khái (ho) không phải chỉ riêng tạng Phế mới bị. Như vậy là nói Khái thấu không hoàn toàn do Phế, mà các Tạng Phủ khác có bệnh, ảnh hưởng đến Phế cũng gây nên khi thấu. Khái thấu là bệnh danh y học cổ truyền, có liên quan tới các bệnh danh y học hiện đại như viêm long đường hô hấp, Chi khí quản viêm, Giãn phế quản, Phế viêm hoặc lao hạch v.v…
Mục Lục
1. Bệnh nhân bệnh lý
Nguyên nhân phát sinh Khai thấu có hai loại lớn là Ngoại cảm và Nội thương. Ngoại cảm khái thấu do cảm nhiễm ngoại tà gây nên bệnh. Nội thương khói thầu do Tạng Phủ mất điều dưỡng gây nên.
a) Ngoại cảm khái thấu – Các ngoại tà Phong, Hàn, Nhiệt, Táo từ miệng, mũi xâm phạm, hoặc do da lông bị tà xâm phạm hợp với tạng Phế ở bên trong, đều có thể làm cho Phế khí nghịch lên phát sinh thái thấu. Do vậy ngoại cảm khái thấu là chứng trọng thường gặp, Ngoại cảm khái thấu lâu ngày không khỏi có thể tồn hại Tạng Phủ, phát triển thành phải thất Nội thương.
b) Nội thương khói thấu – Tạng Phế hư yếu, hoặc các mạng Phủ khác có bệnh liên can đến Phế gây nên khá thấu thuộc loại Nội thương khai thấu. Loại này có mấy nguyên nhân sau :
- Tỳ hư sinh đàm – Chức năng tiện vận của Tỳ kém, ăn uống không biến hóa ra chất tinh vi, trái lại ứ đọng thành đàm trọc tích chứa ở Phế làm ứng tác Phế khí gây nên khái thấu; đây là bệnh mà người xưa nói : “Tỳ là nguồn sinh ra đàm, Phế là dụng cụ chứa đàm”.
- Can hỏa phạm Phế – Đường mạch của Can giải ra ở ngực sườn gót lên Phế. Can khí uất kết hóa hòa thì nghịch lên Phế, hun đốt tạng Phế dẫn đến khái thấu.
- Tạng Phế hư tổn – Phế âm suy hao thì Phế khí nghịch lên là họ ít đờm; Phế khí bất túc thì họ đoàn hơi.
Ngoài ra, Thận yếu cũng có quan hệ chặt chẽ với Khải thấu. Thận yếu thì không hay nạp khí khiến Phế khí nghịch lên mà Khái Suyễn. Nếu Thận hư mà thủy tràn lên thành đàm quấy rối Phế, cũng gây nên phải thấu. Nếu Tỳ Phế đều hư bệnh kéo dài liên lụy đến Thạn, khái thấu càng nặng.
Người bị Nội thương khởi thấu, bởi lẽ tạng Phủ tổn thương, doanh vệ không bền, rất dễ cảm nhiễm ngoại tà, khiến cho phái thấu càng kịch.
2. Biện chứng thi trị
Biện chứng thi trị khái thấu, trước hết phải phân biệt Ngoại cảm và Nội thương. Ngoại cảm Khái thấu thường là bệnh mới phát, xảy ra khi hóng mát, có kèm theo chứng trạng ngoại cảm. Điều trị chủ yếu phải tuyên thông Phế khí, sơ tán ngoại ta, nói chung không nên dùng thuốc chỉ góp trấn khái.
Nội thương Khái thấu mắc bệnh từ từ và kéo dài, thường có bệnh sử khái thấu hoặc mới hoặc lâu và các chứng hậu các Tạng Phủ khác không điều hòa. Điều trị chủ yếu điều lý Tạng Phủ như Kiện Tỳ, Dưỡng Phế, Thanh tiết Can hỏa v.v…
2.1) Ngoại cảm khái thấu
a) Phong hàn khái thấu
Chủ chứng • Khái thấu có đờm loãng trống, kèm theo tắc mũi, hắt hơi, mũi chảy nước trong, sợ lạnh không mồ hôi, khớp xương đau mỏi, đầu chương đau, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch Phù hoặc không biến đổi.
Phân tích – Phong hàn phạm Phế uất lại ở họng thở, Phế khí không tuyên cho nên khái thấu, tắc mũi, chảy nước. Chất đờm sắc trắng, mũi chảy nước trong đều là hiện tượng bị lạnh, Phong hàn bó chặt cơ biểu cho nên ố hàn không mồ hôi, đau đầu nhức xương. Rêu lưỡi trắng, mạch Phù đều là phong hàn ở biểu.
Phép trị • Sơ tán phong hàn, Tuyên Phế hóa đàm.
Phương được • Hạnh tô tán gia giảm. Trong phương có Tử tố, Sinh khương để sơ tán phong hàn; Tiền hồ, Hạnh nhân, Cát cánh tuyên Phế hóa đàm trị ho, lại thêm Ma hoàng để tăng cường sức tán hàn; Trần bì, Bán hạ là thuốc táo thấp hóa đàm, rất có tác dụng với chứng khái thấu kèm thấp, miệng nhạt dính nhớt, kém ăn, rêu lưỡi mỏng nhớt.
Nếu khái thấu ở hàn, tiếng ho không dễ, đờm vàng khó khạc ra, khát nước họng đau, rêu lưỡi trắng, mạch Phù Sác, là ngoài hàn trong nhiệt, ngoài biện pháp khư phong tuyên Phế nên phối hợp sử dụng cả thuốc tân biểu hành thanh lý nhiệt, dùng Ma hạnh thạch cam thang gia giảm; Trong bài ở Ma hoàng, Hạnh nhân để tuyên Phế khí, tán biểu hàn; Thạch cao để thanh lý nhiệt; Các vị thuốc khác như Tang diệp, Thuyền y, Bạc hà, Cát cánh đều có thể linh hoạt chọn dùng.
b) Phong nhiệt khái thấu
Chủ chứng – Khái thấu đám vàng dính, kèm theo khát nước, đau họng, mũi chảy nước vàng, mình nóng, ra mồ hôi, 6 phong, nhức đầu, toàn thân đau mỏi, rêu lưỡi vàng mỏng hoặc trắng mỏng, mạch Phù Sác. .
Phân tích – Khái thấu đám dính, mũi chảy nước vàng, đau họng, khát nước đều do phong nhiệt phạm Phế, Phế khi không được trong trẻo. Phong nhiệt bao vây cơ biểu, doanh vệ không hòa, cho nên ra mồ hôi, sợ gió, đau đầu, toàn thân đau mỏi, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù Sác v.v…
Phép trị – Sơ phong thanh nhiệt, tuyên thông Phế khí.
Phương được – Tang cúc ẩm gia giảm. Trong phương dùng Tang diệp, Cúc hoa, Bạc hà, Liên kiều để tân lương giải biểu, thanh phong nhiệt; Hạnh nhân, Cát cánh, Lô căn để hóa đàm thanh nhiệt. Cũng có thể gia Tiền hồ, Ngưu bàng để tăng sức tuyên Phế.
c) Thu táo
Khai thấu phát sinh về mùa thu xuất hiện triệu chứng khô ráo gọi là Thu táo. Táo ta có thể kết hợp với phong hàn hoặc Phong nhiệt cùng gây bệnh.
Chủ chứng • Ho khan ít đờm, mũi và họng khô, lưỡi khô ít tân dịch. Hoặc có chứng phát sốt. Sợ gió, đau họng, trong đờm Có lẫn sợi huyết, rêu lưỡi vàng, đầu lưỡi đỏ, mạch Phù Sác; hoặc có chứng ố hàn phát sốt, không mồ hôi, xương nhức, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn.
Phân tích – Chứng này do táo tà gây bệnh. “Táo thắng thì khô”. Cho nên chứng chủ yếu là ho ít đờm, mũi họng khô, lưỡi khô ít rêu. Nếu có chút ố hàn nhẹ, đau họng, trong đờm lẫn máu, rêu lưỡi vàng, đầu lưỡi đỏ v.v… là táo tà kết hợp với phong nhiệt, gọi là Ôn táo. Nếu đồng thời xuất hiện ở hàn rõ rệt, không mồ hôi, xương nhức mỏi, rêu lưỡi trang v.v… là táo tà kết hợp với phong hàn, gọi là Lương tác.
Phép trị • Nhuận táo đường Phế. Ôn táo thì kiêm trị sơ phong thanh nhiệt Lương táo thì kiêm trị sơ tán phong hàn.
Phương được • Tang hạnh thang gia giảm. Trong bài có Tang diệp, Đậu sị tân lương tán phong; Sa sâm, Lê bì dưỡng ẩm nhuận phế; Hạnh nhân, Bối mẫu hóa đàm chữa khái. Chứng khái thấu do ôn táo có thể thêm các vị thanh nhuận như Qua lâu bì, Mạch đông, Lô căn. Nếu là Lương táo, bài này nên bỏ Tang diệp, Sa sâm, Lê bì, thêm các vị Kinh giới, Phòng Phong, Tử uyển, Khoản đông hoa để tán hàn, tuyên Phế, hóa đàm.
Ba loại ngoại cảm khái thấu nói trên, nếu lâu ngày không khỏi hoặc đã khỏi mà tái phát, họ và ngứa họng cho ra đờm, không có biểu chứng rõ rệt đều có thể dùng chỉ thấu tán gia giảm. Trong bài này, Tử uyển cay đắng hơi ấm, Bạch tiên cay đắng hơi lạnh, cả hai vị đều sơ lợi Phế khi, chỉ khái hoá đàm. Bách bộ Ôn nhuận, có thể nhuận Phế chỉ khái; Cam thảo, Cát cánh, Quất hồng có thể tuyên Phế lợi họng, thuận khi hóa đàm; Kinh giới để trừ ngoại tà còn sót lại. Chỉ thấu tán tán phương thuốc ôn lương cùng dùng các trường hợp khái thấu ngoại tà chưa hết hẳn, Phế khí mất sự túc giáng kiêm cố đàm trọc, dùng nó rất tốt.
Điều trị ngoại cảm khái thấu nên “nhan xu thế để khai thông cần tuyên thông Phế khí, sơ tán ngoại tà, nói chung không nên dùng thuốc chỉ sáp tránh khỏi ngoại tà không lối thoát. Nhưng khái thấu lâu ngày, tà khí chưa quét sạch mà Phế khí làm da tổn thương, lại nên dùng thuốc liễm Phế chỉ Sáp như Tam ao thang gia Anh Túc xác, Kha tử nhục v.v… vừa tuyên Phế, vừa chỉ khái, ngăn chặn khái thấu đúng lúc, đề phòng chứng ho kéo dài thuộc Nội thương.
2.2) Nội thương khi thấu
Nội thương Khải thấu là do tạng Phế hư yếu hoặc các Tạng Phủ khác có bệnh liên lụy đến Phố gây nên; Trong đó có ba loại thường gặp gọi là Tỳ hư sinh đờm đến nỗi đờm trọc phạm Phế; Can uất hóa hòa mà xâm phạm đến Phế và Phế tạng hư yếu,
a) Đàm thấp khởi thấu
Chủ chứng – Khái thấu nhiều đờm, đờm trắng dính, ngực bụng khó chịu, hoặc kém ăn, mỏi mệt, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Nhu Hoạt
Phân tích – Đàm thấp xâm phạm Phế, trở ngại khi cơ cho nên khải thấu đờm trắng dính, ngực bụng khó chịu, kém ăn, rêu lưỡi trắng nhớt đều là hiện tượng đàm thấp khốn Tỳ.
Phép trị – Kiện vận Tỳ Vị, táo thấp hóa đàm. Khi có cơn, chủ yếu dùng phép táo thấp hóa đàm – Cơn ho giảm nhẹ, chủ yếu dùng phép kiện vận Tỳ Vị.
Phương dược – Táo nhuận hóa đàm, dùng Bình Vị tán gia vị, trong bài dùng Trần bì, Xương truật, Hậu phác để táo thấp hóa đàm; có thể thêm Ngưu bàng tử, Hạnh nhân, Ý dĩ để tuyên Phế hóa đàm. Khi khái thấu giảm nhẹ, đùng Kiện Tỳ hoa đàm thang (tức lục quân tử thang gia giảm, trong bài có Sâm, Truật, Linh, Thảo để Kiện vận Tỳ Vị; Trần bì, Bán hạ đồ họa đàm trị khái.
Đàm thấp hóa nhiệt, có chứng đờm vàng đính hoặc mùi tanh khó ngời, hoặc mình nóng, miệng khô, táo bón, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác v.v… pháp trị nên Thanh Phế hóa đàm, dùng Vi hành thang gia Hoàng cầm, Ngư tinh thảo, Bối mẫu, Qua lâu, Cát cánh, Nhiệt năng có thể gia Hồng đằng, Kim ngân hoa.
b) Can hỏa phạm Phế
Chủ chứng • Khí nghịch khai thác, khi ho, đau lan tới ngực sườn, họng khô ráo, mặt đỏ rêu lưỡi vàng mỏng ít tên địch, mạch Huyền Sác.
Phân tích – Can khí uất kết, khí uất hóa hòa, Can hỏa phạm Phế, do đó mà khái thấu, họng khô ráo, khi họ thi đỏ mặt. Liên sườn là khu vực tuần hành của Can kinh cho nên khi họ thì đau lan tỏa tới sườn. Mạch Huyền Sác thuộc Can hỏa. Rêu lưỡi vàng. ít tân địch là Cao hỏa phạm Phế, Phế nhiệt tân dịch thiếu.
Phép trị • Thanh Can tả hỏa, nhuận Phế hóa đàm.
Phương dược – Thanh Phế hóa đàm thang (tức Thanh Kim hóa đàm thang gia giảm. Trong bài dùng Hoàng cần phối hợp với Sơn chi để thanh Can hỏa; Hoàng cầm phối hợp với Tang bạch bị để thanh Phế nhiệt. Qua lâu nhân, Bối mẫu, Mạch đông để dưỡng Ẩm nhuận Phế hóa đàm chỉ khái. Cũng có thể dùng Tả Bạch tán hợp với Đại cáp tán gia giảm, Tả bạch tán để tà Phố nhiệt, Đại cáp tín để thanh Can hỏa.
c) Phế hư khái thấu
Phế âm bất túc và Phế khí bất túc đều dịp đến khái thấu. Nhưng Phế khí hư phần nhiều suyễn thở kèm ho, nói rõ ở bệnh “Suyễn chứng, ở đây chỉ giới thiệu khái thấu do Phế âm bất túc.
Chủ chứng • Phát bệnh từ từ, ho khan ft đạm hoặc trong đàm có lẫn máu, mỏi mệt, gầy còm, kém ăn, họng khô miệng ráo, về chiều có cơn nóng, hai gò má đỏ, lòng bàn tay chân nóng, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, mạch Tế Sác.
Phân tích – Phế âm bất túc, Phế khí nghịch lên cho nên họ khan ít đờm. Âm hư ít tân dịch, cho nên họng khô miệng ráo.
Âm hư nặng thì hỏa vượng, xuất hiện chứng buổi chiều phát sốt từng cơn, lòng bàn tay chân nóng, hai gò má đỏ, tâm phiền mất ngủ, đêm ngủ ra mồ hôi trộm, đó là do hư hỏa gây nên. Chất lưỡi đỏ, mạch Tế Sác đều phụ thuộc chứng âm hư có nhiệt.
Phép trị • Dưỡng âm thanh Phế, hóa đàm chỉ khái.
Phương được • Sa sam mạch đông thang gia giảm. Trong bài dùng Sa sâm, Mạch đông, Ngọc trúc, Thiên hoa phấn để dưỡng âm sinh tân, nhuận Phế trị ho. Biển đậu, Cam thảo để kiện Tỳ hòa trung. Có thể thêm Bối mẫu, Hạnh nhân để trị khái hóa đàm. Nếu khạc ra máu, có thể thêm Bạch cập, Ngẫu tiết, Sim Tam thất để chỉ huyết. Nếu về chiều gò má đỏ tiều nhiệt có thể dùng thêm các vị như Ngan gài hồ, Địa cốt bì, Hồ hoàng liên để tiêu nhiệt trừ chứng nóng âm ở trong xương.
Ngoài ra, nội thương khói thầu lâu ngày không khỏi, làm cho Thận yếu, ho kèm theo suyễn, bệnh tình nặng hơn, điều trị nên kiêm cả bổ Thận nạp khí, như dùng Thục địa, Ngũ vị tử, Sam giới tán…
Tóm lại, khái thấu chia làm hai loại lớn Ngoại cảm và Nội thương. Ngoại cản Khải thấy phần nhiều do phong hàn hoặc phong nhiệt gây nên, phát bệnh khá nhanh, điều trị cũng mau kết quả, nhưng nó thường kèm thấp hoặc kèm táo thì kết quả chậm hơn. Nội thương khai thấu thường có bệnh tình mãn tính, trong đó loại khái thâu đờm trọc thường gặp khá nhiều. Nhưng Phế hư khái thấu mới phát còn nhẹ, nếu coi thường gã đàn da nặng thêm, cho nên phải luôn kiểm tra và điều trị kịp thời.
3. Bệnh án điển hình.
- Bệnh nhân: Trần ……. Nam giới, 45 tuổi.
Mấy ngày gần đây khí hậu thay đổi đột ngột, áo quần không chuẩn bị kịp thời, bị cảm phong hàn, có triệu chứng sợ gió sợ lạnh, đau đầu, phát sốt. Sáng hôm qua ngủ dậy, thấy họ và ngứa cổ, ra đờm nhiều sắc trang, ngực khó chịu, hơi thở gấp, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng nhớt. mạch Phù Khẩn đới Sác.
Tử uyển 12 gam | Kinh giới 12 gam |
Hạnh nhân 16 gam | Bối mẫu 12 gam |
Tiền Hồ 12 gam | Tang diệp 12 gam |
Cát cánh 6 gam | Trần bì 12 gam |
Sinh cam thảo 6 gam |
Sau khi uống hết 1 thang, hơi ra mồ hôi, đỡ đau đầu sợ lạnh, khái thấu giảm một nửa. Uống tiếp 2 tháng nữa thì khỏi.
Nhận xét: Sau khi phát bệnh do cảm phong hàn, có các triệu chứng biểu hàn như sợ lạnh, phát sốt v.v… ho nhiều đờm sắc trắng, rêu lưỡi trắng mỏng… rõ ràng là “Phong hàn bó chặt ở Phế, điều trị theo phép sơ tán phong hàn, tuyên Phế hóa đàm. Bài thuốc dùng Tử tô, kinh giới để sơ tán phong hàn, Cát cánh tuyên Phế, Hạnh nhân, Bối mẫu, Tiền hò, Trần bì vv… hóa đàm trị khái,
- Bệnh nhân: Khương x x nam giới, thanh niên.
Bị ho đã lâu không khỏi, trong đờm lẫn huyết, lúc có lúc không kém ăn, mỏi mệt, đoản hơi, mạch Tế Hoạt, đầu lưỡi đỏ ít rêu.
Bắc Sa sâm 12 gam | Mach đông 12 gam |
Ngũ vị tử 2 gam | Bách bộ 12 gam |
Phục linh 12 | Bạch truật 12 gam |
Cát cánh 4 | Hai cáp sác 20 gam |
Tỳ bà diệp 12 | Cam thảo (trích) 4 gam |
Nhận xét: Biện chứng bệnh án này, căn cứ vào đầu lưỡi đỏ, ít rêu, ho lâu ngày trong đờm có lẫn huyết là thuộc Phế âm hư, mỏi mệt, đoản hơi, mạch Tế nói lên Phế cũng hư, vì vậy chân đoán là Phế khí âm đều hư và lấy âm hư là chủ yếu. Nên điều trị chủ yếu lấy dưỡng âm, kèm theo ích khí hóa đàm. Trong bài, dùng Sa sâm, Mạch môn để dưỡng Phế âm; Cát cánh, Bách bộ, Hải cáp sác, Tỳ bà diệp để trị khái hóa đàm. Vì ăn kém, dùng thêm Linh, Truật để ích khí kiện Tỳ.
4. Trích dẫn y văn
– Nội kinh nói: Năm Tạng sáu Phủ đều khiến người ta ho chứ không riêng gì tạng Phế. Nhưng Phế là chủ Khí, các thứ khí nghịch lên Phể khiến ngứa cổ mà ho, vậy thái thầu không riêng gì Phế mà không xa rời Phố (Khải thấu đệ tử – Y học tam tự kinh).
– Khái là ho không có đờm mà có tiếng, vì Phế khí tổn thương cho nên tiếng không trong trẻo. Thấu là không có tiếng mà có đờm, vì Tỳ thấp khuấy động nên sinh đờm. Khái thấu là vừa có tiếng vừa có đờm, bởi vì Phế khí tổn thương lại quấy động đến Tỳ thấp (Hoạt pháp cơ yếu).
– Tà khí thịnh thì ho luôn, dứt khoát không được dùng thuốc chỉ sáp. Ho lâu ngày, tà khí kém đi, tình thế không quá mạnh mới có thể dùng loại thuốc chỉ sáp (Y môn pháp luật)…….
Nguồn: L/y Nguyễn Thiên Quyến
Xem thêm: