Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Mộc tặc – Mộc tặc (Herba Equiseti Hiemalis). Tên khác Tên Hán Việt khác: Tiết cốt thảo, Mộc tặc thảo , Bút đầu thái, Cỏ tháp bút. Tên khoa học: Herba Equiseti debilis.Họ khoa học: Equisetaceae

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Thu hái – Bào chế Mộc tặc được thu hoạch vào mùa hạ hoặc thu. Cắt lấy phần trên mặt đất, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt khúc, phơi âm can đến khô. Sau khi đã phơi khô, bó thành từng bó nhỏ.

Bộ phận dùng làm thuốc: Dùng làm thuốc là toàn bộ thân cây Mộc tặc.

Bảo quản: Để nơi khô, thoáng mát. Không nên phơi nắng nhiều vì mất hương vị, biến mầu. Tốt nhất là chỉ nên hong gió cho khô.

Vị thuốc mộc tặc

2. Tác dụng của Mộc tặc theo Tây y

+ Trong mộc tặc có các axit silixic, chất béo, phytosterol, axit equisetic, chất saponin, gọi là equisetonin, các chất ancaloit equiselin và nicotin. Ngoài ra còn có equisetrin (glucozit) và isoquexitrin.

+ Trong mộc tặc Equisetum arvense L. có các hợp chất flavon, saponin, và một ít ancaloit.

+ Trong bào tử mộc tặc người ta chiết được articulatin và một lượng nhỏ izoarticulatin. Thủy phân articulatin ta sẽ được glucoza và một genin. Ngoài ra trong bào tử còn một axit gọi là axit equisetolic (Bonnett R. et al. Phytochemistry, 1972, II, 2801).

+ Trong mộc tặc Equìsetum hiemale L. người ta cũng chiết được một lượng nhỏ nicotin, dimetylsulfon, axit cafeic, độ tro 18,2% (Hegnauer R. Chemotaxonomie der Pfỉanzen III, 1964, 251), một ít tanin và saponin (Trung Quốc kinh tế thực vật chí ,1961, 1630). Ngoài ra còn 3 loại flavon là kacmpfcrot 3,7- ldiglucozit, kaempferol 3-glucozit, 7-diglucoz.it (Saleh N. A. M. et ai. Phytochemistry, 1972, II, 1095).

3. Vị thuốc Mộc tặc theo Đông y

3.1 Tính vị, quy kinh

Tính vị: Vị ngọt đắng, tính bình Quy kinh:

Quy kinh

+ Phế Can Đởm. (Trung dược học)

+ Quy vào huyết phận 2 kinh Túc quyết âm, Thiếu dương (Bản thảo kinh sơ)

+ Quy vào kinh Dương, Thủ, Túc (Bản thảo hối ngôn)

3.2 Tác dụng chủ trị của Mộc tặc

Tác dụng: Sơ phong tán nhiệt, giải cơ, trừ sạch màng mắt.

+ chữa cảm mạo có sốt, viêm màng tiếp hợp, viêm tuyến lệ

+ lợi tiểu và cầm máu dùng trong bệnh chảy máu ruột và bệnh trĩ, còn dùng chữa đau mắt, ho hen, lỵ ra máu.

Chủ trị: Chủ trị mắt sinh mây màng, ra gió chảy nước mắt, trường phong hạ huyết, huyết lỵ, sốt rét, họng đau, nhọt sưng.

4. Đơn thuốc có vị Mộc Tặc

1) Chữa viêm kết mạc cấp do phong

Mộc tặc 8g Cúc hoa 12g
Bạch tật lê 12g , Quyết minh tử 12g
Phòng phong 8g

Sắc nước uống. Gia Thương truật, Hạ khô thảo chữa viêm tuyến lệ cấp.

2) Chữa phù trong viêm cầu thận cấp, phù cước khí:

Mộc tặc 15g Phù bình 10g
Đậu đỏ 100g Hồng táo 5 quả

Lấy 600ml, sắc còn 200ml nước uống (bài thuốc kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyền).

5. Liều thường dùng và kiêng kỵ

Liều dùng mỗi ngày 5-15g dưới dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ: 

  • Người bệnh âm hư hỏa vượng gây mắt đỏ không dùng
  • Chảy máu do khí hư không nhiếp được huyết không dùng

Ghi chú: Ngoài vị mộc tặc nói trên, trong đông y còn dùng cây Equisetum hiemale L cùng một công dụng.

Nguồn: Tổng hợp ( có sử dụng tư liệu của L/Y Hy Lãn)

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm