Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Bạch thược. Còn gọi: Thược dược. Tên khoa học: Paeonia lactiflora pall. (Paeonia albiflora pall). Vì vị này sắc trắng nên có tên là bạch thược, bạch là trắng.

Thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae) – Tên nước ngoài: Paeonia albiflora (La Tinh) White peonyrook (Anh) 

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Là rễ phơi hay sấy khô của cây thược dược.

– Hình thái

Thược dược là loài cỏ sống lâu năm, mùa xuân mọc mầm đỏ, dần dần lớn lên, thân cao 50cm – 80cm, lá 3 cành 9 lá, loại lá kép, lá nhỏ xẻ sâu thành 3 thùy hình trứng tròn hoặc hình kim, đầu hạ nở đóa hoa 5 cánh, tựa như hoa mẫu đơn, sắc có mấy loại trắng đỏ, tía đều tươi đẹp đáng yêu, cánh hoa trắng. Ở Trung Quốc mùa hoa tháng 5 – 7, mùa quả 6 – 7.

– Cách chế:

Cùng thuốc chữa tỳ thì sao với rượu, cùng thuốc nuôi máu thì sao nước mật, cùng thuốc bình can thì dùng sống.

Lý Thời Trân bảo: người đời nay thường dùng sống, kiêng phòng trúng lạnh thì sao với rượu, vào thuốc trị máu của đàn bà thì sao dấm.

2. Tác dụng dược lý đã chứng minh

+ Do chất axit benzoit trong thược dược nên có tác dụng trừ đờm chữa ho. Uống liều cao bạch thược có thể sinh co quắp, cuối cùng mê sáng và chết. Với liều thấp xúc tiến sự co bóp bình thường của dạ dày và ruột. Với liều cao thì ức chế.

+ Có tác dụng kháng sinh đối với vị trùng lọ, thổ tả, tụ cầu, trực trùng, thương hàn, phế cầu, trực trùng bạch hầu, lỵ shiga.

Vị thuốc Bạch thược

Vị thuốc Bạch thược

3. Công dụng và liều dùng

1 ) Công dụng:

Tả can, thu khí âm, hòa tỳ, ngừng đau tả, có tác dụng trấn đau, dùng cho mọi chứng đau bụng tả lỵ. Lại có tác dụng giải nhiệt, dùng chữa bệnh cảm mạo và bệnh phổi, trong thuốc điều kinh đàn bà có thể dùng. 

2) Chủ trị:

a- Bản kinh nói: Trừ tà khí gây đau bụng, trừ huyết tý (tắc máu) phá tích rắn, sán hà, lúc nóng lúc lạnh, giảm đau, lợi tiểu ích khí.

b- Biệt lục nói: Thông thuận huyết mạch, hòa hoãn trung tiêu, tan máu xấu, trừ tặc huyết, trừ thủy khí, lợi bàng quang, đại tiểu tràng, tiêu ung thũng, nóng lạnh do thời tiết, trúng ác, bụng đau, eo lưng đau.

c- Hải Thượng Lãn Ông nói:

Vị đắng, chua, bình, tính hơi lạnh mà không độc, khí bạc vị hậu, đi xuống, thuộc âm, vào kinh can.

Ghét thạch hộc, mang tiêu, sợ miết giáp, phản lề lô – Lôi hoàn làm sứ.

3) Chủ dùng:

Tả hỏa của can, chủ trị huyết nóng, mắt đỏ đau, dưới sườn đau, ức can, liễm can. Bổ tỳ âm mà chủ yếu chữa trúng mãn, đau bụng tải lọ không hòa. Trừ phiền bổ ích khí, có thể thu táo kim của người bệnh phổi mà chữa ho hắng chướng đầu, ngược lên. 

– Thu vị khí tấu lý (chân lông thở thịt) không bền chặt, chuyển vào phần huyết kinh tỳ mà làm lui nóng bố hư lao; thu khí âm lại, máu cam, an thai các bệnh con gái lợi huyết bổ huyết, thu huyết can lại. Đó là thuốc chủ yếu điều hòa trung tiêu. Mọi bệnh đẻ của đàn bà, ra khí hư trắng đỏ, có thể vào huyết hải, là loại thuốc thần diệu để thu vào giáng xuống. 

Hợp dùng thì:

Bạch truật bổ tỳ dương, bạch thược bổ tỳ âm, muốn bổ cả âm dương tỳ ta dùng truật thược.

Cùng sâm kỳ thì bổ ích khí, cùng xuyên khung thì tả can, tá có sài hồ, mẫu đơn bì, sơn chi thì tả hỏa mà trừ nhiệt táo. Tá có gừng tươi, nhục quế, can khương thì ấm kinh mà tan hàn thấp; bụng đau sợ lạnh thì thêm quế, bụng đau sợ nóng thì thêm cầm, cùng sâm truật cùng dùng thì bổ trung ích khí, cùng qui, địa cùng dùng thì bổ âm huyết. Khi sau đẻ, hoặc có huyết lạnh hư, ngày đông đau bụng cũng nên cẩn trọng, vì sợ vị này vốn đã lạnh. Nhưng nếu giúp thêm gừng quế, chế lấy rượu sao dù lạnh có ngại gì.

* Lượng dùng: 1,5 – 3 đồng cân. 

* Kiêng kỵ: Vị lạnh cấm dùng. Ghét thạch hộc, mang tiêu, sợ tiêu thạch, miết giáp, tiểu tô. Phản lê lô, kỵ sắt. Lôi hoàn làm sứ.

4. Trương Trọng Cảnh phát minh

Một vị bạch thược qua Trương Trọng Cảnh thực nghiệm thì cho rằng chủ trị:

Kết thực mà co rút vậy.

Thêm chữa: Sưng đau, đau đầu, ngứa tê mình mẩy, bụng đầy đau đớn, ho ngược, đi lỵ sưng mủ, nay dẫn chứng như sau:

1) Chứng của thang quế chi thêm thược dược là: bụng đầy luôn đau.

Quế chi 4 đ.cân; Sinh khương 4 đ.cân; Đại táo 4 đ.cân; Cam thảo 2 đ.cân; Thược dược 6 đ.cân

2) Chứng của Thang tiểu kiến trung là:

Trong bụng đau gấp. Quế chi 2 đ.cân; Bạch thược 4 đ.cân; Cam thảo 1 đ.cân; Sinh khương 1 đ.cân; Đại táo 5 quả; Di đường 1 – 2 lạng.

3) Chứng của “Thang quế chi thêm đại hoàng: là:

Bệnh rất thuộc thực và đau (tức là “Thang quế chi thêm thược dược” trên thêm đại hoàng 1 đồng cân). * Ghi chú:

Số lượng 3 bài trên đầu tôi trích dẫn để độc giả hiểu rõ giá trị của thược dược về cách dùng, lượng dùng “Theo sách Trung y chẩn liệu yếu lãm”. Còn họ Trương 3 thang trên bạch thược đều dùng tới 6 lạng. Trong 18 phương họ Trương nêu ra chủ trị đều là kết thực mà co rút rõ lắm.

5. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Đời nhà Đường. Ngõa Quyền dùng trị tạng phủ bị ủng tắc khí, mạnh 5 tạng, bổ thận khí, trị bệnh nóng trong xương do thời tiết, đàn bà huyết bế tắc không thông, loại này có thể ăn hút mủ..

2) Đời nhà Tống. Đại Minh dùng chữa tất cả các bệnh đàn bà, trước lúc có thai sau khi đẻ đều dùng. Trị phong, bổ lao, lui nhiệt, trừ phiền, ích khí, kinh cuồng, đau đầu, mắt đỏ, sáng mắt, tràng phong ỉa ra máu, trĩ lậu, phát nhọt ở lưng, lở ngứa.

3) Đời nhà Kim: Trương Nguyên Tố dùng: Tả can, yên tỳ phế thu khí của vị, ngừng tả lỵ, bền chặt lỗ chân lông thớ thịt, hòa huyết mạch, thu khí âm, thu cái đưa ngược lên.

4) Đời nhà Nguyên. Vương Hiếu Cổ nói:

Điều lý trung khí, trị tỳ hư trúng đầy, dưới vùng tâm bị tắc, dưới sườn đau, hay ợ, phế suyễn ho, chướng ngược lên cấp, thái dương máu cam, mắt sáp xít máu ở gan không đủ, bệnh dương duy lúc nóng lúc lạnh, bệnh mạch đới đau bụng đầy, eo lưng lạnh như ngồi trong nước.

Thương hàn kim quỹ dùng thược dược 64 phương Công dụng ở chỗ: 

+ Hợp với quế chi để phá cái kết ở phần doanh.

+ Hợp với cam thảo để phá cái kết ở tràng vị.

+ Hợp với phụ tử để phá cái kết hạ tiêu.

+ Hợp với thuốc lợi thủy thì lợi thủy.

+ Hợp với thuốc thông ứ thì thông ứ.

Vì cái thể nó ấm thì đã phá mà lại có cái khéo dung nạp. Cái dụng nó âm thì có thể phân bố mà không có cái ngu táo liệt.

6. Phối hợp ứng dụng vị Bạch thược

1) Trị đới hạ chi thần dược. (Thuốc thần chữa ra khí hư): Bạch thược; Hoàng Liên; Hoạt thạch; Cam thảo; Thăng ma; Nhân sâm; Liên nhục; Biển đậu; Hồng miến; Can cát 

2) Trị tỳ hư tiết tả: Bạch thược; Nhân sâm; Bạch truật; Phục linh; Chích thảo; Nhục đậu khấu; Quất bì; Xa tiền tử. 

3) Trị tràng phong ra máu: Bài thuốc: Bạch thược; Kinh giới; Phòng phong; Sinh địa; Hoàng kỳ; Chích thảo 

4) Trị sau đẻ huyết hư phát sốt: Bạch thược; Đương qui; Địa hoàng; Ngưu tất; Can khương (sao đen); Tục đoạn; Mạch môn đông; Ngũ vị tử. 

5) Trị phần biểu hư, thương. phong, tự ra mồ hôi: Bạch thược; Hoàng kỳ; Phòng phong 

6) Trị trong bụng do hư mà đau:

Bạch thược 3 đ.cân; Chích thảo 1 đ.cân. Mùa hè thêm hoàng cầm 5 phân. Sợ lạnh thêm nhục quế 1 đồng cân.

Mùa đông đại hàn thêm quế 1 đồng cân. Nước 2 bát sắc còn 1 bát, uống ám.

7) Trị cước khí sưng đau: Bạch thược 6 lạng; Cam thảo 1 lạng. Cùng nghiền nhỏ, nước sôi điều uống:

8) Trị tiêu khát đòi uống:

Bạch thược; Cam thảo lượng bằng nhau mỗi lần dùng 1 đồng cân sắc nước uống. Ngày 3 lần.

Có người mắc bệnh này 9 năm, uống thuốc ngừng sau lại bị, ông Tô Phác cho phương này uống, 7 ngày khỏi, người xưa dùng phương rất khó hiểu, không thể coi thường được.

(Trần Nhật Hoa kinh nghiệm phương)

9) Trị khạc ra máu, mũi ra máu:

Bạch thược 1 lạng; Bột sừng tê 2,5 đ.cân. Nghiền nhỏ, nước mới múc điều uống 1 thìa xúc. Máu ngừng thì thôi. (Cổ kim lục nghiệm phương).

10) Trị băng huyết bụng dưới đau dữ dội:

Thược dược 1 lạng (sao sắc vàng); Trắc bá 6 lạng (sao qua). Mỗi lần uống 2 lạng, lấy nước 1 còn 6/10 lít, cho vào 5/10 lít , lại đun còn 7/10 lít, lúc đói. ra 2 lần uống. Cũng có thể làm bột rượu điều uống 2 đồng cân. (Thánh huệ phương) 

11) Trị kinh ra không ngừng: Bạch thược 1,5 đ. cân; Hương phụ 1,5 đ.cân; Lá ngải già 1,5 đ.cân. Sắc nước uống.

12) Trị khí hư ra đỏ trắng, lâu ngày không khỏi:

Bạch thược 3 lạng; Gừng khô 1/2 lạng.

Sao cho vàng, giã nhỏ, lúc đói nước điều uống 2 thìa xúc, ngày hai lần. Quảng Tế Phương chỉ dùng thược dược sao đen nghiền nhỏ rượu điều uống. (Chinh nguyện Quảng lợi phương)

13) Trị đâm chém ra máu:

Bạch thược 1 lạng sao vàng nghiền nhỏ, rượu hoặc nước gạo đều uống 2 động cân, dần tăng lên, vẫn lấy bột đắp trên vết thương bèn ngừng. (Chính nguyên Quảng lợi phương)

14) Trị đậu lở chướng đau:

Bạch thược nghiền nhỏ, rượu điều uống nửa tiền xúc. (Đậu chân phương)

Lại 1 phương: Bạch thược (sao rượu) 2 lạng. Chích thảo 2 đồng cân. Hạt sen (bỏ tim) 50 hạt.

Sắc nước uống, nếu đậu lở có hiệt mọc vảy, nhiệt nặng thêm rượu sao hoàng liên 1 đ.cân 

15) Trị đầu sang huyết hư sinh ngứa: Bạch thược; Bạch chỉ; Chích thảo 

16) Trị lưỡi sưng to đầy mồm tắc miệng chết người: Hồng thược; Cam thảo Sắc nước uống nóng. (Thánh tế tổng lục phương) 

17) Trị hóc xương cá ở giữa họng:  Bạch thược nhá nhỏ nuốt nước (Sự lâm quảng ký phương) 

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ