Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Tri mẫu

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Trị mẫu vốn tên là chi mâu, do chi mâu là trứng con kiến, vì bên cạnh rễ mầm khi mới mọc rễ con giống như trứng con kiến, cho nên gọi tên như vậy. Sau đó đời gọi trệch thành tri mẫu. .
– Tên thường dùng: Phì tri mẫu, sao chi mẫu.
– Tên cổ trong sách cổ: Có nhiều tên gọi khác nhau, đại để như: Liên mẫu, hóa mẫu, địa sâm (Bản kinh). Thủy sâm, thủy tu, thủy lăng, khổ tâm, nhi thảo, nhi trung thảo, nữ lý, nữ lôi, lộc liệt, phỉ phùng, đồng căn, giã liễu, sương chi (Biệt lục). Xương văn, lão ngạnh, chỉ mẫu (Hòa hán dược khảo)..
– Tên khoa học: Anemarrhena aspheloides bunge
Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae)

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng: Tri mẫu (Rhizoma anemarrhenae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tri mẫu Anemarrhena aspheloides thuộc họ Hành tỏi (liliaceae).

Chủng loại:

Cho đến nay vị trí mẫu ta vẫn phải nhập của Trung Quốc, theo Dược học đại từ điển Trung Quốc
thì nói:
Loại sinh sản ở Trung Quốc mập to có rễ râu là thượng phẩm, loại sinh sản ở Triều Tiên hình thái tương đối ngắn là thứ phẩm, loại Nhật Bản sản xuất nhỏ dài mà nhẹ rỗng là hạ phẩm.

Thu hái: Khoảng tháng 2 – và tháng 8 sách Đỗ Tất Lợi nói thu hái vào tháng 3 – 4, đào thân rễ rửa sạch rồi phơi hay sấy khô. .

Cách chế:
+ Lý Thời Trân nói: Khi dùng chọn loại béo nhuận, bên trong trắng, bỏ lồng ngoài, cắt ra dùng, muốn dẫn kinh đi lên thì dùng rượu tấm sấy khô, muốn đi xuống dùng nước muối ngâm tẩm sấy khô.

+ Cách chế theo cụ Hy Lãn:

Cho vào thuốc thanh nhiệt nên dùng sống, cho vào thuốc tự dưỡng thận nên sao rượu cùng muối; lại nói rằng: đi lên thì sao rượu.

Xét trị mẫu tả cái hỏa có thừa của kinh thận, chỉ người dương cang thịnh quá mức thì nên dùng, nếu thận hư mà tả đi thì càng hư mà hư hỏa càng nặng. Huống chi lạnh có thể tổn thương VỤ, nhuận có thể hoạt tràng, cái hại người này ấn mà sâu, cũng ví như kẻ tiểu nhân (âm nhu tốn thuần mềm yếu thuận hòa nhường nhịn mắc và sâu mà không biết là sai trái vậy.

2. Tác dụng dược lý của Tri mẫu theo Tây y

– Tác dụng giảm thân nhiệt: Kết quả nghiêm cứu lâm sang cho thấy tri mẫu đều có tác dụng hạ thân nhiệt rõ rệt đối với cả chứng hư hay thực nhiệt.

– Tác dụng an thần: Tri mẫu có thể làm giảm tính hưng phấn của hệ thống thần kinh. Tác dụng này của phát huy tốt hơn khi kết hợp với các dược liệu an thần khác. Với toan táo nhân sẽ làm giảm tính hưng phấn vỏ đại não, hỗ trợ điều trị mất ngủ. Với Hoàng bá sẽ giúp làm giảm tính kích thích tình dục. Kết hợp với Bạch thược lại có thể làm tăng hưng phấn thần kinh cơ. Với Quế chi sẽ cho tác dụng giảm đau trong trường hợp thấp khớp.

– Tác dụng kháng khuẩn: Tri mẫu có tác dụng ức chế hoạt động của trực khuẩn thương hàn, tụ cầu khuẩn và trực khuẩn đường ruột.

vị thuốc tri mẫu

3. Vị thuốc Tri mẫu theo Đông y

3.1  Tính vị, quy kinh

Tính vị: Đắng, lạnh, không độc.

Quy kinh: Vào các kinh tỳ, vị, thận

3.2 Công dụng và chủ trị

Công hiệu: Tư dưỡng thận, bổ thủy, tả hỏa, nhuận táo, sinh tân dịch.

+ Làm thuốc giải nóng dùng cho nhiệt ở thời kỳ tăng tiến, cùng với nóng trong xương.

+ Có tác dụng trấn tĩnh, dùng cho tinh thần kinh (bột khởi) ào ào. nối dây, cương lên cũng lên quá mức sinh di tinh,

+ Tiểu tiện nhiệt kế không thông, dùng nó có công năng lợi tiểu

Chủ trị: Chữa chứng phế vị nhiệt, sốt cao phiền khát, phế nhiệt khái thấu, chứng tiêu khát

+ Tiêu khát trúng nhiệt, trừ tà khí, chân tay mình mẩy phù sưng, cho nước ở trong người ra, bổ không đủ, ích khí (Bản kinh).

+ Chữa thương hàn sốt rét lâu phiền nóng, dưới sườn có tà khí, cách mô trúng ác, cùng ra mồ hôi do phong, nhọt âm tính (thư) ở trong cơ thể, uống nhiều khiến người sinh bài tiết, tiết tả.

+ Hiện nay trí mẫu thường được dùng làm thuốc chữa ho, tiêu đờm, chữa sốt, sốt do viêm phổi.

3.3 Liều dùng và kiêng kỵ

Liều dùng: Ngày dùng 4-l0g dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ: 
+ Không nên uống nhiều khiến người đi tả. Lại nói: Uống nhiều khiến người khí tiết. .

+ Phàm người trong phổi do hàn ho hắng khí thận hư thoát không có hỏa mà mạch xích bên phải hơi yếu thì cấm dùng.

+ Người tỳ hư đại tiện tả cùng không có thực hóa cấm dùng. Được hoàng bá cùng rượu là tốt.

4. Tri mẫu qua từng thời kỳ đã dùng

1) Đời Đường, Ngõa Quyên dược tính bản thảo bàn về tri mẫu.

Tri mẫu trị tâm phiền táo buồn bực, lao nóng trong xương dấy đi dấu lại, sau đẻ nhục lao, thận khí – lao, ghét lạnh hư phiền..

2) Đời Tống, Đại Minh chư gia bản thảo bàn về tri mẫu rằng:

Trị lay nhiệt, bệnh “chú” (bệnh truyền nhiễm) truyền đời này sang đời khác đau đớn, thông tiểu tràng, tiêu đờm ngừng ho, nhuận tâm phế, lên tâm, ngừng kinh quí (2)

3) Đời Kim, Trương Nguyên Tố chân châu nang bàn về tri mẫu rằng:
Mát tim trừ nóng, trị hỏa nhiệt dương minh, tả hỏa của kinh thận bàng quang trị nhiệt quyết đau đầu, hạ lỵ đau eo lưng, trong hầu tanh hôi.

4) Đời Nguyên. Vương Hiếu Cổ thang dịch bản thảo bàn về tri mẫu rằng:
Tá hỏa của phế, tư dưỡng thận thủy, trị tướng hỏa có dư của mệnh môn.

5) Đời Minh. Lý Thời Trân bản thảo cương mục bàn về tri mẫu rằng:
An thai, ngừng chứng tử phiền (có mang phiền muộn) tránh độc rừng núi cho thợ săn. .

6) Đời Minh, Mậu Hy Ung bản thảo kinh sơ bàn về tri mẫu rằng: Tri mẫu vị đắng khí lạnh mà không độc. Dược tính bàn là kiêm bình. Nhật hoa tử nói kiêm ngọt, đều là nên có.

Vào kinh thủ thái âm túc thiếu âm đắng lạnh có thể trừ phiền nóng, chí âm có thể vào xương cho nên chủ trị tiêu phát trúng nóng. Trừ tà khí. Tỳ vị đều hư thì thấp nhiệt chú chân, mà thành chân tay mình mẩy phù sưng Phế là nguồn trên của thủy, thận thuộc thủy, mát nóng, tự dưỡng phế kim, ích tạng thủy thì thủy tự rút. Bổ cái không đủ ấy là vì mát nóng để tư dưỡng cái âm của kim và thủy (tức phế thận) cho nên bố không đủ.

Nhiệt tan âm sinh cho nên ích khí. Đắng lạnh là cái tính của chí âm, phiền nóng được nó thì giải, cho nên chữa thương hàn sốt rét lâu phiền nóng và dưới sườn có tà khí. Phàm nói tà ấy đều là nhiệt vậy. Cách mô trúng ác tức là cái khí tà ác trúng vào trong cách mô.

Nói phong hãn là nhiệt thì sinh phong mà mồ hôi tự ra. Nói nội đản tức là cái sắc hoàng đắn của con gái bị lao. Nhiệt hỏa đã tan, khí âm bàn sinh cho nên chủ chữa mọi chứng kể trên. Nói uống nhiều khiến người tiết tả là vì cái vật ấm lạnh mà vị nó lại đắng thì tất phải tốn thương tỳ vỵ mất cái khi sinh ra lớn lên, cho nên gây tiết tả vậy.

5. Phối hợp ứng dụng vị thuốc Tri mẫu

1) Trị chứng của kinh dương minh cho tri mẫu vào “thang bạch hổ“.

Giải chứng dương minh thương hàn, miệng khát đầu đau, phiền nóng mũi khô, không ngủ được thì thêm trúc diệp, mạch môn đông gọi tên là Thang trúc diệp thạch cao

Khát dữ đòi uống đầu đau muốn vỡ ra do lao mà sinh ra thì thêm Nhân sâm gọi là thang nhân sâm bạch hổ. Sau khi mồ hôi ra phiên nhiệt không giải cũng dùng.

Ho do nhiệt ở phế hoặc ho khan do thiếu âm: Dùng phối hợp với xuyên bối mẫu trong bài Nhị mộc tán.

Phế Thận âm hư có chứng ngũ tâm phiền nhiệt, triều nhiệt: Dùng phối hợp với hoàng bá.

Đái đường thể Phế âm hư: Dùng phối hợp với thiên hoa phấn, ngũ vị tử, mạch đông và cát căn trong bài Ngũ diệp thang.

2) Trị sốt rét lâu phiền nóng mà khát cùng mạch môn đông, thạch cao, bối mẫu, quất hồng, miết giáp, thanh cao, ngưu tất.

3) Trị âm hư ho hắng: cùng bối mẫu, thiên môn đông, mạch môn đông, sa sâm, cam thảo, tang bạch bì, tỳ bà diệp, ngũ vị tử, bách bộ.

4) Trị cường dương không mềm, cùng hoàng bá, xa tiền, mộc thông thiên môn đông, sinh cam thảo. các vị bằng nhau, mỗi vị 4g sắc uống.

5) Trị ho đờm lâu ngày hoặc mới bị, từ ngực cách mô trở xuống bị tắc chất ẩm đình tụ đến cả tạng phủ. Dùng tri mẫu, bối mẫu đều 1 lạng nghiền nhỏ. ba đậu 30 hạt bỏ dầu nghiên đều mỗi lần uống 1 chữ, dùng gừng sống 3 lát, 2 mặt lát gừng đều chấm thuốc trên nhai kỹ nuốt xuống, bèn ngủ.
Sớm hôm sau ắt đi tả 1 lần, họ lập tức ngừng, người khỏe thì có thể dùng được (một phương không dùng ba đậu
(Y học tập thành phương)

6) Trị ho lâu khí gấp. Lấy tri mẫu bỏ lông cắt ra 5 đồng cân, cách giấy sao, hạnh nhân nước gừng rửa bỏ vỏ và đầu nhọn sấy khô 5 đồng cân lấy nước 1 bát ô tô rưỡi, sắc còn 1/2 bát, sau bữa ăn uống ấm. Sau lấy la bắc tử (hạt lú bú), hạnh nhân lượng bằng nhau nghiền nhỏ hồ viên uống 50 viên, nước gừng điếu thuốc để hết gốc bệnh.
(Đặng bút phong tạp hứng phương)

7) Trị có mang chứng tử phiền, do uống thuốc dẫn đến khi thai không yên, phiền không nằm được.
– Dùng tri mẫu 1 lạng rửa sấy nghiền nhỏ, trộn lẫn thịt quả táo viên bằng đầu ngón tay, mỗi lần uống 1 viên nước nhân sâm điều uống. Thầy thuốc không biết bệnh này chữa theo hư phiền, ngược lại tổn hại khí thai.
(Dương quy hậu sản nhũ tập nghiệm phương)

8) Trị có mang bụng đau. Chưa đủ tháng như dạng muốn đẻ. Dùng: Tri mẫu 2 lạng nghiền nhỏ viên mật bằng hạt ngô, mỗi lần dùng cháo điều uống 20 viên.
(Trần Đĩnh Chi tiểu phẩm phương) .

9) Trị độc núi rừng đối với người đi săn, phàm trúng độc suối khe dùng:
Tri mẫu để liền rễ lá giã làm bột uống, cũng có thể cho nước, giã vắt lấy nước uống 1 – 2 lít. Mùa hè khi xuất hành đi đầu đều lấy bột mang theo, muốn xuống nước trước nên lấy chút ít cho vào nguồn trên thì không sợ nước độc. Kiêm tránh được thợ săn, cũng có thể nấu nước tắm, rất tốt.
(Trừu hậu phương)

10) Trị bệnh tử điến phong lấy dấm mài tri mẫu sát vào chỗ đau ngày 3 lần.
(Vệ sinh dị giản phương)

11) Chữa viêm phổi:
Tri mẫu 5g, Tang bạch bì 10g. Mạch môn đông 8g, nước 600ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

12) Chữa bụng chướng to, rất cứng rắn, chân tay nhỏ, ăn uống không được. Uống thuốc gì cũng không khỏi, sau có người cho uống bài Ngũ linh tán gồm các vị trí mẫu, đan sâm, độc hoạt, hải tảo, quỷ tiễn vũ, tần giao, bệnh dần dần khỏi. (Thiên kim ngoại đài)
13) Trị khắc chạm vào móng chân tay bị sưng đau dùng tri mẫu sao tồn tính nghiền nhỏ thấm vào.
(Đa năng bị sự phương)

14) Chữa viêm đường tiết niệu mạn tính: Kết hợp Tri bá địa hoàng hoàn uống với nước sắc Rễ tranh hoặc Kim ngân hoa. Có kết quả tốt với bệnh nhân đã nhờn thuốc kháng sinh.

15) Chữa viêm loét mồm, viêm họng mạn, có chứng hư nhiệt: Phối hợp Huyền sâm, Sinh địa, Liên kiều.

16) Chữa hắc lào: Tri mẫu mài với dấm, bôi lên.

6. Tư liệu tham khảo trích dẫn y văn

1) Ngõa Quyền nói: Tri mẫu trị mọi lao nhiệt, người bệnh hư yếu mà miệng khô thêm dùng.

2) Lý Hãn nói:
Tri mẫu vào túc dương minh thủ thái âm, cách dùng có bốn:

– Tả thận hỏa không có gốc.

– Chữa nóng trong xương có mồ hôi.

– Ngừng cái nóng của chứng hư lao.

– Tư dưỡng cái âm của nguồn sinh hóa.

Trọng Cảnh dùng tri mẫu vào thang bạch hổ chữa không ngủ được, đó là chữa phiền táo vậy. Phiền sinh ra ở phối, táo sinh ra ở thận, quân dùng thạch cao, tá dùng trị mẫu đắng, lạnh để làm mát cái nguồn của thận, làm chậm lại dùng cam thảo ngạnh mẽ, khiến nó không đi xuống mau quá vậy. Lại phàm bệnh tiểu tiện bế tắc mà khát ấy là nhiệt ở phần khí thượng tiêu, nhiệt phục nằm ở trong phế, không có thể sinh ra thủy, bàng quang tuyệt cái nguồn sinh hóa, nên dùng thuốc khí mỏng vị bạc thảm đạm (nhạt thấm) để tả cái hỏa ở phế. mát phế kim mà tư dưỡng cái nguồn sinh hóa của thủy.

Nếu nhiệt ở phần huyết hạ tiêu mà không khát, đó là chân thủy không đủ bàng quang khô cạn, đó vì không có âm thì dương không có gì để hóa, phép nên dùng hoàng bá tri mẫu, thuốc rất đắng lạnh để bổ thận cùng bàng quang, khiến khí âm thông hành mà dương tự hóa, tiểu tiện tự thông.

– Chú ý
Đời cổ còn gọi tri mẫu là sa sâm. Cần phải phân biệt, không phải tri mẫu bàn ở đây.

Xem thêm: 

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ