Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài thuốc Bạch hổ thang [ Phân tích, ứng dụng, nghiên cứu, y văn ]

by Hoàng Duy Tân

Bài thuốc Bạch hổ thang – Xuất xứ: Thương Hàn Luận – Chủ trị: Khí phần nhiệt thịnh chứng, thường có sốt cao, đau đầu, miệng không khát nước, ra mồ hôi nhiều, rêu lưỡi vàng khô, mạch Hồng, Đại, có lực hoặc Hoạt Sác.

1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị

Sinh thạch cao (quân) 40g Tri mẫu (thần) 8 – 12g
Gạo tẻ (tá) 20 – 30g Cam thảo (tá sứ) 4g

Cách sắc: Sắc nước cho chín gạo, lọc bỏ xác, uống ngày 3 lần.

Tác dụng : Thanh nhiệt, sinh tân. 

Chủ trị: Khí phần nhiệt thịnh chứng, thường có sốt cao, đau đầu, miệng không khát nước, ra mồ hôi nhiều, rêu lưỡi vàng khô, mạch Hồng, Đại, có lực hoặc Hoạt Sác.

2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng

Phân tích bài thuốc

Thạch cao tính ngọt, hàn, tác dụng tả hoả là chủ dược; Tri mẫu đắng hàn để thanh nhiệt ở Phế Vị; Tri mẫu và Thạch cao cùng dùng sẽ tăng cường tác dụng trừ phiền; Cam thảo và gạo tẻ ích Vị, bảo vệ tân dịch. 4 vị dùng chung có tác dụng thanh nhiệt, trừ phiền, sinh tân, chỉ khát.

Ứng dụng lâm sàng 

Giai đoạn cận đại đã đi sâu nghiên cứu về Bạch hổ thang và đã nhận rộng phạm vi ứng dụng nó trên lâm sàng. Nay cho rằng Bạch hổ thang có tác dụng giải nhiệt , kháng viêm, kháng độc, kháng phản ứng biến thái, trấn tĩnh, hạ đường huyết… Thường dùng chữa: viêm phổi, viêm não B, sốt xuất huyết, trúng thử, xoắn trùng móc câu, phong thấp nhiệt, tiểu đường và bệnh tinh thần, chỉ cần có biểu hiện dương minh táo nhiệt nội thịnh thì bất luận thương hàn hay ôn bệnh, bất luận ngoại cảm hoặc nội thương đều có thể dùng. 

+ Trường hợp bệnh ngoại cảm, lý nhiệt thịnh, khí âm đều tổn thất về mùa hè. Trúng thử, sốt cao, khát nước, mồ hôi nhiều, mạch Đại vô lực, dùng bài này, thêm Nhân sâm gọi là Nhân sâm bạch hổ thang’ (Thương hàn luận).

+ Ôn ngược, mạch bình, sốt không có rét, đau nhức các khớp, bứt rứt, có lúc nôn hoặc phong thấp nhiệt, đùng bài này, thêm vị Quế chi gọi là ‘Bạch hổ gia quế chi thang’ (Kim quỹ yếu lược). Trong bài, Quế chi có tác dụng ôn thông kinh lạc, điều hòa Vinh Vệ. 

+ Bệnh thấp ôn, có triệu chứng người nặng nề, bàn chân lạnh (nhiều mồ hôi), thêm Thương truật gọi là ‘Bạch hổ thương truật thang’ (Hoạt nhân thư), có thể dùng trị bệnh phong thấp, đau các khớp.

+ Bệnh ôn nhiệt, sốt cao, phiền khát, hôn mê, nói sảng, co giật, thêm Linh dương giác, Tê giác gọi là bài ‘Linh tê bạch hổ thang’ (Ôn nhiệt kinh vĩ).

+ Bệnh nhân có chứng thực nhiệt ở phần khí, thêm Lô căn, Đại thanh diệp để tăng tác dụng thanh nhiệt, tả hoả. Viêm phổi, sốt cao, ho, đau ngực, đờm nhiều đặc, thêm Đào nhân, Qua lâu nhân, Ý dĩ nhân, Bối mẫu, có tác dụng thanh Phế, hóa đàm.

+Bệnh tiểu đường, khát nhiều, ăn nhiều, mạch có lực, có thể dùng bài này, thêm Thiên hoa phấn, Cát căn, Mạch môn, Ngũ vị để thanh nhiệt, sinh tân.

3. Nghiên cứu lâm sàng Bài thuốc Bạch hổ thang

+ Trị viêm não B dịch tễ: Dùng bài này tăng lượng Thạch cao, trị 54 ca. Kết quả: Tỷ lệ khỏi dạt 90% (Chiết Giang trung y tạp chí 6, 1982).

+ Trị viêm não B dịch tễ: Dùng bài này thêm Bản lam căn, trị 329 ca. Kết quả: Tỉ lệ tốt đạt 93,62% (Trung cấp y san 5, 1984).

+ Trị viêm não B dịch tễ: Dùng bài này thêm Kim ngân hoa, Liên kiều, Bản lam căn, trị 46 ca. Kết quả: Khỏi 44, chết 2 (Tân y học 6, 1974).

+ Trị viêm não B dịch tễ: Dùng bài này gia giảm trị 21 ca, trong đó thanh niên 1, trẻ nhỏ 20, thân nhiệt 39-41°c. Kết quả: Trung bình uống 6 ngày thì hết sốt (Giang Tây trung y dược 7, 1959).

+ Trị ban sởi: Trị ban sởi đã phát, có nóng bên trong, phiền khát, kết quả tốt (Cáp Nhĩ Tân trung y , 1950).

+ Dùng bài này thêm Tử tuyết, Vi hành, Ngưu bàng tử, Tang bạch bì, Kim ngân hoa, trị ban sởi kèm viêm phổi, nhiệt độc nung đốt, khó thở, có kết quả tốt (Quảng Đông trung y 4, 1959).

+ Trị dịch sốt xuất huyết: Dùng bài này bỏ Ngạnh mễ, thêm Kim ngân hoa, Liên kiều, Đại thanh diệp, Hoàng cầm, Sinh địa tươi, trị 928 ca sốt thuộc loại phần khí. Kết quả: Khỏi 909, chết 19 (Chiết Giang trung y tạp chí 6, 1982).

+ Trị viêm màng não: Dùng bài này gia vị, trị trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn dẫn đến viêm màng não. Kết quả: Uống hơn 90 thang, hết đau đầu, các triệu chứng chuyển biến tốt, đa số dịch não tuỷ (Ui chuyển thành âm tính (Thượng Hải trung y dược tạp chí 2, 1984).

+ Trị sốt cao: Dùng bài này thêm Bản lam căn, Khương hoạt trị 50 ca. Mùa đông, xuân, thêm Kinh giới, Bạc hà, Hạ khô thảo. Mùa hè thu, thêm Hoắc hương, Bội lan. Kết quả: Uống 2 thang, hết sốt (Giang tô trung y tạp chí, 1/ 1986).

+ Trị gãy xương cổ gây sốt cao: Dùng bài này thêm Hoài sơn dược, Đại thanh diệp. Kết quả: Mỗi ngày uống 2 thang, ngày thứ 2, thân nhiệt giảm xuống còn 38.9°c. Cho uống tiếp, thân nhiệt trở lại như bình thường (Giang Tây trung y dược 6, 1984).

+ Trị tiểu đường: Dùng bài này gia giảm trị 67 ca. Kết quả: Đối với 3 chứng (ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều), lượng đường trong máu tăng, đường niệu dương tính, đều có kết quả tốt (Liêu Ninh trung y tạp chí 9, 1983).

+ Trị tiểu đường: Dùng bài này thêm Hoàng cầm, Sa sâm, Thiên hoa phấn, Sinh địa. Bệnh nhân kiểm tra đường máu lúc bụng đói là 8.9mg/l, đường tiểu ++++. Kết quả: Sau khi uống 24 thang, các chứng đều hết, đường tiểu âm tính, lượng đường huyết xuống còn 6.1mg/l (Tân trung y 12, 1983).

+ Nghiên cứu Vương Thị báo cáo tiến hành so sánh dùng đơn độc các vị và phối hợp xem tác dụng thoải nhiệt ra sao. Thí nghiệm trên thỏ nhận thấy nhóm trị mẫu bình quân thoái nhiệt là 0,7°C, nhóm thạch cao là 0,3°C, nhóm thạch cao trị mẫu là 1,2°c, nhóm dùng Bạch hổ thang là 1,3°C, mà nhóm Cam thảo, nhóm thạch cao cánh mễ cam thảo thì lại không có tác dụng thoái nhiệt. Thời gian bắt đầu thoát nhiệt thạch cao hơi ngắn, tri mẫu hơi dài. Nhóm nghiên cứu còn tiến thêm bước nữa nghiên cứu thạch cao và tri mẫu có thành phần thoải nhiệt nào. Từ tri mẫu thu được nhiều loại Ancaloid và 1 loại tinh thể màu vàng bình quân thoái nhiệt là 1,1°C (mang quả đại). Thành phần chủ yếu thoái nhiệt của thạch cao là Sulphatcanxi và 1 số nguyên tố vi lượng.

+ Thực nghiệm chứng thực Bạch hổ thang có thể làm gia tăng khả năng thực bào của tế bào (??) nâng cao hàm lượng men dung khuẩn (tan) trong huyết thanh, thúc đẩy quá trình chuyển hóa của tế bào lâm ba thúc đẩy hình thành kháng thể miễn dịch lần 2 (??) từ đó tăng khả năng kháng bệnh.

4. Trích dẫn y văn

+ Kha Vận Bá nói: Tà vào Dương minh, cho nên lại sợ nóng, nhiệt vượt ra ngoài cho nên đổ mồ hôi, vì tà nhiệt đốt tân dịch cho nên khát, muốn uống nước, tà mạnh cho nên mạch Hồng Đại, bệnh còn một nửa ở kinh cho nên mạch kiêm Phù Hoạt. Nhưng hoả viêm thổ táo, không phải những vị khổ hàn có thể trị được. Sách ‘Nội kinh’ ghi: “Vị ngọt trước hết vào Tỳ”, lại nói lấy vị ngọt tả đi, do đó cho thấy những vị ngọt là những vị thuốc hay tả vị hoả sinh tân dịch. Thạch cao ngọt hàn, hàn thắng nhiệt, ngọt vào tỳ, ngoài ra chất cứng hay giáng xuống, đầy đủ thể chất thổ sinh kim, màu trắng thông với Phế, chất nặng có chứa nhờn, có tác dụng kim sinh ra thuỷ, cho nên dùng làm quân. Tri mẫu khí hàn, chủ giáng, đắng để tiết Phế hoả, cay để nhuận thận táo, cho nên làm thần. Cam thảo làm thuyền chèo cho trung tiêu, hay tả hoả ở trung tiêu Tỳ Vị, thuốc hàn gặp nó thì hoãn thế hàn, làm cho tính trầm giáng đều lưu lại ở Vị; Gạo tẻ khí vị ôn hoà, bẩm thụ tính hòa bình, vị ngọt của ngũ cốc, được hai vị này làm tá, không phải lo ngại gì vế thuốc âm hàn làm tổn thương Tỳ Vị. Thuốc thang vào Vị, thấu Tỳ thông Phế thuỷ không phân bố khắp thì đại phiền, đại khát có thể trừ. Bạch hổ là thần, thuộc kim, ở phương Tây, lấy làm tân thang, được thời lịch của mùa thu thì khí viêm nhiệt của mùa hè tự giải. Lại thêm Nhân sâm để bổ Tỳ Vị, ích khí mà sinh ra tân dịch, hoà hợp với sức bể của Cam thảo, gạo tẻ, chế bớt tính hàn của Thạch cao, Tri mẫu, tả hoả nhưng không làm tổn thương thổ, thật là phép vạn toàn (Danh y phương luận).

+ Kha Vận Bá nói: ‘Dương minh tà theo nhiệt hoá, cho nên không sợ lạnh mà sợ nóng, nhiệt bốc vượt ra ngoài, cho nên ra nhiều mồ hôi, nhiệt đốt ở trong vị cho nên khát muốn uống nước, tà thịnh ở kinh mạch cho nên mạch Hoạt, nhưng vì tà còn ở kinh cho nôn thấy cả mạch Phủ, vì Dương minh là thuộc Vị, ngoài chủ tầng cơ nhục, tuy trong ngoài nhiệt thịnh mà chưa kết thực, vì thế thuốc khổ hàn không thể thích hợp được”, theo đó có thể biết khi sử dụng bài này cần lấy các chứng nóng nhiều, ra nhiều mồ hôi, khát, mạch Hồng Đại mà có lực làm chuẩn. Nếu biểu tà chưa giải mà sợ lạnh, không có mồ hôi hoặc sốt mà không phiền khát, hoặc mồ hôi tuy nhiều mà mặt trắng nhợt, hoặc mạch tuy to mà đè vào thì mềm, trống rỗng, đểu phải kiêng dùng (Thượng Hải phương tễ học).

-+Tam dương hợp bệnh tức là thái dương, dương minh, thiếu dương hợp lại thành bệnh. Trong đó tất sẽ có thái dương với đau đầu, sốt; dương minh với ổ nhiệt, mất ngủ; thiểu dương với tai ù điếc, hàn nhiệt… cùng xuất hiện. Thái dương chủ bối (lưng), dương minh chủ phúc, thiếu dương chủ 2 bên cơ thể. Nay cả cơ thể do tam dương nhiệt tà làm khó (khốn) nên thân thế nặng nề khó xoay trở. Vị khiếu xuất tại miệng, nhiệt tà thượng công nên ăn uống không mùi vị. Dương minh chủ vùng mặt, nhiệt uất chưng nhiệt nên mặt đóng cáu dơ. Nhiệt kết tại lý nên bụng đầy. Nhiệt thịnh tại lý nên chiêm ngữ. Nhiệt bức bàng quang nên đái dầm (di niệu). Nhiệt chưng cơ tấu nên tự hạn. Chúng tuy thuộc tam dương nhưng nhiệt đều tụ tại vị trung do đó nên trị dương minh là chính. Nếu theo (điều trị) thái dương biến chứng phát hạn thì tân dịch càng kiệt mà vị nhiệt càng nặng tất sẽ làm nặng thêm chiêm ngữ thôi. Nếu theo gương minh lý nhiệt mà hạ nó thì âm càng bị thương tôn mà dương không chỗ dựa sẽ tản mát nên trán rịn mồ hôi tay chân lạnh toát. Cũng cần hỏi kỹ đã dùng qua hạn hạ pháp chưa? Có sốt tự hạn xuất không thì mới có thể nghĩ là dương minh chứng, có thể dùng Bạch hổ thang đại thanh vị nhiệt, cấp cứu tân dịch để tồn âm mới được. (Y tông kim giám).

+ Thạch cao đại hàn, hàn có thể thắng (chữa) nhiệt, vị cam quy tỳ, tính trầm chủ giáng, màu trắng thông phế, chất nặng mà hàm tân dịch nên có tác dụng sinh thủy (tân). Trị mẫu khí hàn chủ giáng, vị tân có thể nhuận, tiết phế hỏa mà nhuận thận táo, tư phế kim để bổ dưỡng nguồn sinh ra thủy. Cam thảo thổ trung tả hỏa hoãn hòa tính hàn của thuốc hàn lương, dùng nó ví như con đò đưa khách, tính trầm giáng nên có thể lưu lại tại vị. Cánh mễ cam tác dụng bồi bổ hình khí mà sinh tân huyết, dùng để vỗ về yên lòng trung cung (chỉ tỳ vị) làm cho thuốc âm hàn không tốn tỳ thương vị. (Kha Vận Bá) 

+ Các nhà y học đã tổng kết quy nạp chứng nhiệt thịnh tà thực có thể dùng thang ‘Bạch hổ’ có bốn chứng chủ yếu: sốt cao (đại nhiệt), khát nhiều (đại khát), ra mồ hôi nhiều (đại hãn xuất), mạch Hồng Đại (đại mạch), thường gọi là ‘Bạch hổ tứ đại chứng’. Đó là những căn cứ để dùng ‘Bạch hổ thang’. Bài thuốc này dược tính mạnh, dùng đúng bệnh tác dụng rất hiệu quả, dùng không đúng bệnh cũng gây tác hại lớn. Vì vậy phải có đủ bốn chứng chủ yếu mới sử dụng.

+ Tuy vậy trên lâm sàng không đủ bốn chứng có thể sử dụng được không? Căn cứ kinh nghiệm lâm sàng, chứng Dương minh kinh nhiệt thịnh không nhất định đầy đủ bôn chứng chủ yếu. Vì vậy dùng ‘Bạch hổ thang’ không nhất thiết đầy đủ cả bốn chứng chủ yếu. Thực tế trên lâm sàng, chứng kinh Dương minh nhiệt uất không mồ hôi (do không hiệp thấp, thân không phát vàng), bệnh nhân phiền táo không yên, không sợ lạnh lại sợ nóng, khát nước nhiều, mạch Hồng Đại, Hoạt Sác, uống ‘Bạch hổ thang’ thì ra mồ hôi, khỏi bệnh. Thể bệnh không ra mồ hôi do Dương minh nhiệt uất không đạt ra ngoài, so với bệnh Thái dương hàn tà bế, ít sợ lạnh, không ra mồ hôi, thì khác nhau. ‘Bạch hổ thang’ tuy thuốc cay mát nhưng có thể đạt nhiệt ra biểu. Trong bài thuốc Sinh thạch cao vị ngọt, rất lạnh, chất nặng khí nhẹ, tác dụng thanh nhiệt, thấu nhiệt ra biểu, chứng Dương minh nhiệt tà uất không mồ hôi, sau khi uống có thể ra mồ hôi, khỏi bệnh (Trung y vấn đối).

5. Bạch hổ thang trong Thương Hàn Luận

5.1 Điều văn

Thương hàn luận điều 219 nói “ Tam dương hợp bệnh, bụng đầy mình nặng,  khó chuyển mình, miệng tê dại, mặt cáu bẩn, nói sàm, di niệu, phát hãn thì nói sàm, hạ thì trên trán ra mồ hôi, tay chân quyết lạnh. Nếu tự ra mồ hôi, dùng Bạch hổ thang để trị.”

5.2 Phân tích

Đoạn này thảo luận tam dương hợp bệnh, tà nhiệt thiên thịnh ở dương minh và chứng trị, cấm kỵ của Bạch hổ thang trọng chứng. Chúng bắt đầu bằng tam dương hợp bệnh, sau đó bệnh tà nhập lý hóa nhiệt biểu hiện còn dương minh lý nhiệt độc thịnh chứng. Do tà nhiệt nội thịnh, nhiệt uất khí trệ nên phúc mãn. Nhiệt tà thương tân hao khí nên thân thể nặng nề khó xoay trở. Lý nhiệt tích thịnh, tân dịch bị chước nên “khẩu bất nhân”. Túc dương minh kinh mạch đi ở vùng mặt, nhiệt thế thượng chưng nên vùng mặt đóng cáu dơ như dầu. Nhiệt nhiều thần minh nên có chiêm ngữ, nhiệt thậm thần hôn, bàng quang thất ước nên đái dầm. Lúc này do nhiệt tà tràn đầy sung tố) trên dưới trong ngoài bức tân dịch ngoại tiết nên tự hạn xuất. Trị pháp nên độc thanh dương minh lý nhiệt mà dùng Bạch hổ thang. Nếu ngộ nhận rằng thân trọng (tức thân thể nặng nề) là do biểu chứng mà phát hạn thì tân dịch ngoại tiết, lý nhiệt càng tích thì chiêm ngữ càng nặng. Nếu do phúc mãn chiêm ngữ mà ngộ nhận là dương minh phủ thực vội vã dùng công hạ pháp thì âm dịch sẽ kiệt ở dưới, dương khí không có chỗ dựa (vô sở y phụ) mà đi lên (thượng việt) do đó đổ mồ hôi trán tay chân lạnh ngắt, là những triệu chứng nặng.

Bạch hổ thang gồm tri mẫu, thạch cao, cam thảo, cánh mẽ. Tri mẫu khổ hàn mà nhuận, thạch cao tần cam đại hàn thanh nhiệt. Hai thuốc cùng dùng có thể thanh dương minh độc thịnh chi nhiệt. Chích cam thảo, cánh mẽ ích khí hòa trung đồng thời cũng ức chế thuốc hàn lương thương tổn vị. 

5.3 Lời bàn

Bạch hổ thang chứng dùng dương minh nhiệt thịnh làm bệnh có cơ bản. Mạch chứng chủ yếu của nó là: tráng nhiệt, hạn xuất, tâm phiền, miệng khát, mạch hoạt sác. Nếu trên cơ sở này lại xuất hiện hạn xuất quá nhiều, miệng khát thập phần nghiêm trọng, mạch hồng đại trọng án vô lực hoặc khâu hoặc tán đại thì phải đổi dùng Bạch hổ gia Nhân sâm thang. Trong “Thương hàn luận” Bạch hổ thang chứng xuất hiện 3 lần là: Thiên thái dương trị mạch phù hoạt, biểu có hàn lý có nhiệt; Thiên dương minh trị tam dương hợp bệnh, dương minh lý nhiệt độc thịnh; Thiên quyết âm trị nhiệt quyết mạch hoạt. Ba đoạn điều văn đó tuy không hoàn toàn giống nhau nhưng bệnh cơ dương minh nhiệt thịnh thì lại giống nhau. Trong thiên thái dương bệnh nêu lên bệnh đã từ biểu chuyển vào dương minh. Trong thiên dương minh bệnh lại nói lên trong giai đoạn phát triển của bệnh cần phân biệt rõ chủ thứ. Trong thiên quyết âm bệnh lại nói lên hiện tượng dương cực tư (giống) âm. Đây là 3 đoạn đều không điển hình về Bạch hổ thang chứng nhưng đối với vận dụng Bạch hổ thang trên lâm sàng thì nó có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng.

Trong “Thương hàn luận” Bạch hổ thang chủ yếu dùng chữa dương minh kinh chứng và quyết âm nhiệt quyết. Bệnh cơ cơ bản của phương chúng là dương minh táo nhiệt tích thịnh, tà nhiệt xung tố biểu lý, mục đích chủ yếu sử dụng thường là thanh táo nhiệt, cứu âm dịch. “Kim quỹ yếu lược” dùng Bạch hổ gia nhân sâm thang điều trị thái dương trúng yết (thử). Dùng Bạch hổ gia quế chi thang chữa ôn ngược. Hậu thế y gia dụng Bạch hổ thang gia giảm vận dụng chữa nhiều loại bệnh. Như “Loại chứng hoạt nhân thư” dùng Bạch hổ gia thương truật thang chữa thấp nhiệt đều nặng. Đào Hóa dùng Tam hoàng thạch cao thang chữa lý nhiệt cực nặng (thậm). Vương Mạnh Anh dùng Bạch hổ địa hoàng thang chữa ôn bệnh khí huyết lưỡng phiên. Từ Sư Ân dùng Thanh ôn bại độc ẩm trị ôn dịch nhiệt độc, khí huyết lưỡng phiên. Ngô Cúc Thông nêu lên Bạch hổ thang “tứ cấm” tức là mạch phù mà huyền tế cấm, mạch trầm cấm, không khát cấm, không mồ hôi (hạn bất xuất) cấm, ý nghĩa là nhắc nhở không phải dương minh lý nhiệt tích thịnh thì không được dùng.

6. Đài ca Bạch hổ thang

‘Bạch hổ thang’ dụng Thạch CaoTri mẫu, Cam thảo, Ngạnh mễ bổi

Diệc hữu gia nhập Nhân sâm giả,

Táo phiền nhiệt khát thiệt sinh đài.

Bài ‘Bạch hổ’ có Thạch cao,Cam thảo, Tri mẫu, Ngạnh mễ cho vào rất

hay,

Có bài thêm Nhân sâm này,

Nóng khát, phiền táo, lưỡi dày nhiều rêu.

Nguồn Tổng hợp

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ