Vị thuốc Ba đậu còn gọi: Mắc vát, cóng khói, ba nhân, mần để cây để, câu đốt, phổn (Hòa Bình).
– Trung Quốc gọi: Ba đậu, ba đậu sương, ba sương.
– Sách cổ gọi: Ba thúc (Bản kinh), cương tử (Lôi công bào chích luận), Lão dương tử, ba nhân, giang tử, thảo binh, nhật cương tử, ba thúc cương tử, ba sương cương tử (Hòa hán dược khảo).
Đông y ta quen dùng từ “ba đậu” với nghĩa ba là nước Ba thục, đậu là hình giống như đậu thúc (Ba thúc vùng Tứ Xuyên TQ).
– Tên khoa học: Craton tiglium L. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)
Mục Lục
1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế
– Bộ phận dùng: Ba đậu chế là hạt cây Ba đậu (Croton tiglium), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae I được bào chế cho hết dầu, giảm độc tính.
– Hình thái.
Ba đậu là một cây nhỡ, cao 3 – 6m, cành nhẵn. Lá mọc so le, nguyên, hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa nhỏ, dài 6 – 8cm, rộng 4 – 5cm, Cuống nhỏ dài 1 – 2cm. Trông toàn cây thường thấy lá màu đỏ nâu thường dễ nhận, hoa mọc thành chùm dài 10 – 20cm ở đầu cành, hoa cái ở phía dưới, hoa đực ở đỉnh. Cuống nhỏ dài 1 – 3 mm. Quả nang, nhẵn, màu vàng cao 2cm, có 3 mảnh vỏ khi chín tách ra. Hạt hình trứng dài 10 ly rộng 4 – 6 ly, ngoài có vỏ cứng mờ, màu nâu xám, (khác hạt thầu dầu bóng và có vân).
– Cây ba đậu cho ta các vị thuốc sau:
+ Hạt ba đậu phơi khô (Semen. Tiglii).
+ Dầu ba đậu (Oleum Tiglii) ép từ hạt ba đậu ra.
+ Ba đậu sương là hạt ba đầu ép hết dầu để tự bốc lên bám vào thành bình chứa.
– Thu hái: Tháng 8 hái quả phơi trong râm mát cho khô
– Bào chế
1) Ba đậu hay làm người đi tả, loại mới là tốt, khi dùng bỏ vỏ, bỏ tim lõi, sao khiến vàng đen, giã nhỏ hoàn tán dùng.
2) Giã nhỏ ba đậu cho vào dầu vừng và rượu (cứ 1 lạng ba đậu dùng 7 bát ăn cơm dầu và rượu) nấu khô nghiền nhỏ dùng.
3) Cho vào hoàn tán sao dùng như cách một, không bằng bỏ tim lõi, màng, cho vào nước 5 lần thay nước, lần nào cũng đun sôi rồi bỏ ra.
2. Tác dụng dược lý
– Gây phồng mạnh, tác dụng trên da bôi vào thấy da nóng bỏng, phồng lên, mọng nước, thành mụn và tróc da.
– Tác dụng chậm (thường 24 giờ trước khi có mủ) bao giờ cũng chỉ tác dụng trên bề mặt, khỏi mụn không có sẹo, trừ cùng một chỗ làm nhiều lần, nếu da đã có sẹo cũ thì không tác dụng.
– Uống trong dầu này là thuốc gây tất mạnh, liều nhỏ (1/2 đến 2 giọt) đã gây tác dụng sau 1/2 – 1 giờ. Đi ngoài 5 – 10 lần, lúc đầu đi ngoài đặc sau lỏng. Bụng có thể đau nhiều hoặc ít, rát ở hậu môn.
Liều cao hơn 2 giọt gây viêm ruột có triệu trứng ngộ độc: nôn mửa, đi ngoài nhiều, toát mồ hôi mà chết, 10 – 20 giọt đủ giết một con ngựa. Dùng liều nhỏ liên tiếp cũng gây ngộ độc và chết.
3. Vị thuốc Ba đậu theo Đông y
– Tinh chất: Cay, ấm, có độc.
– Quy kinh: Vào kinh vị và đại trường
– Công hiệu và tác dụng:
Trị đại tiện bí ngoan cố. giun kim, Công đờm tích, tả độc lạnh, làm thuốc hạ mạnh nổi tiếng. Phàm bệnh đại tiện bí ngoan cố, thuốc khác không kiến hiệu thì ba đậu kiến hiệu.
Ba đậu sau khi vào dạ dày, kích thích thần kinh vách dạ dày mà thấy cảm giác nóng, đến ruột thì trực tiếp kích thích niêm mạc ruột, khiến nó phát nóng lên, dẫn đến dịch bài tiết tăng thêm mà nhu động ruột càng tăng nhanh, khiến đại tiện nhanh chóng đi ra. Từ vách ruột mà ba đậu bị hút vào trong máu thì làm giảm thấp huyết áp, khiến ngực khó chịu buồn bực, tứ chi nhức đau, toàn thân mỏi mệt, thậm chí rối loạn thần kinh đại não mà chết. Nên tuyệt đối không dùng lượng lớn.
– Chủ trị:
Bệnh thương hàn sốt nóng, sốt rét, lúc nóng lúc rét, phá trưng hà kết tụ, tích khối, lưu ẩm đờm tích, chữa con gái kinh nguyệt bế tắc, đâm chém ra máu mủ.
* Lượng dùng: Liều tối đa 0,05g/lần – 0,10g/ngày
* Kiêng kỵ:
Không phải chứng cấp chớ coi thường dùng bừa, sợ đại hoàng, hoàng liên, lê lô tương sị, nước lạnh. Cùng khiên ngưu cùng phản.
Chú ý: Độc bảng B. Không dùng cùng Khiên ngưu tử (hắc Bạch sửu) vì phản nhau.
– Phụ nữ chửa, đang hành kinh hoặc người hư nhược cấm dùng.
– Nếu trúng độc, ỉa chảy không ngừng, dùng nưốc lạnh, nước Hoàng liên, nước Đậu xanh, nước cốt lá Chuối tiêu để chữa. Ngâm tay hay ngâm chân vào nước lạnh.
4. Thực nghiệm của Trương Trọng Cảnh
– Chủ trị: Trị độc ở vùng tâm, bụng, ngực, cách mô.
– Kiểm trị:
Tâm bụng chợt đau, chướng đầy nôn ra mủ, nói chung Trọng Cảnh dùng ba đậu đều là bệnh thốt nhiên đau, đều là khu trục vật độc ở khoảng ngực cách mô, đẩy bỏ cái bế tắc của tràng vị.
– Công hiệu của ba đậu theo Trọng Cảnh
+ Ba đậu cùng cát cánh dùng thì khiến độc thành mủ.
+ Cùng bối mẫu dùng thì trừ độc cổ họng.
+ Cùng hạnh nhân dùng thì trừ – độc ở tâm ngực.
+ Cùng đại hoàng, can khương dùng thì có thể nôn hoặc đại tiện cái độc kết ở vùng tâm bụng gây nên đau gấp. .
+ Cùng phụ tử và ngô thù du dùng thì có thể trị cái độc giá lạnh trong tâm..
– Trọng Cảnh dùng ba đậu chỉ có ở 4 phương:
+ Cát cánh bạch tán trị ho mà ngực đầy nôn ra mủ.
+ Bị cấp hoàn chữa tâm bụng chướng đầu, thốt nhiên đau.
+ Cửu thống hoàn. Tâm đau, cùng bụng chướng đau.
+ Thang Tẩu mã trị tâm đau bụng chướng
Ba phương trên ba đậu đều 1 lạng (ước 2 đồng cân nay, phương dưới 2 hạt.
5. Nên nhận thức dùng ba đậu thế nào?
1) Ba đậu và đại hoàng đều là thuốc công hạ (cho đi đại tiện để tiêu trừ bí tích) nhưng: đại hoàng tính lạnh, bệnh ở phủ nóng nhiều nên dùng. Ba đậu tỉnh nóng, bệnh tạng mà lạnh nhiều nên dùng.
2) Vị thuốc Ba đậu vốn chịu cái khí dương mạnh mẽ, người khí huyết chưa suy mà là tích kiên cố thì dùng sẽ thu Công lớn, người hư yếu, già nua mà dùng bừa bãi thì và càng lớn. .
3) Nếu trị bệnh cấp, làm thuốc đẩy thủy cốc ứ tích đi thì bỏ tim lõi, màng, dầu và dùng sống. Nếu trị bệnh hoãn để làm thuốc tiêu chất cứng, mài khối tích rắn thì sao cho tía đen đi hãy dùng, sao đến lúc hết khói có thể ngừng đi tả và thông tràng.
4) Vị thuốc Ba đậu (bẩm thụ) Vốn chịu cái tính hỏa cấp tốc lại kiêm cái chạy tan (tẩu tán) của vị cay ấm, nó vào tràng vị có thể đẩy bỏ tất cả các loại tích trệ có hình, khi bế tắc đã mở, đường nước đường cơm đã thông lợi, kinh nguyệt đã thông suốt thì mọi thứ quỷ độc tà vật đều bị khu trục đuổi đi hết. Bệnh ôn ngược cũng là khí thử thấp vào tràng vị, tràng vị thanh thì ôn ngược khỏi, còn như trên nói trị thương hàn nóng lạnh thì không phải đầu, vì không bao giờ có vị cay nóng rất độc mà lại trị được bệnh thương hàn nóng lạnh và bổ ích cho huyết mạch, đẹp nhan sắc đầu..
5) Nên theo cách dùng của Trọng Cảnh ở trên.
6. Phối hợp ứng dụng vị Ba đậu
1) Trị họng lở loét: Bạch phàn, Ba đậu sao cháy thổi vào.
2) Trị các loại lở khó chữa có dòi: Ba đậu 30 viên cho vào dầu vùng sắc đen rồi, bỏ ba đậu, lấy dầu ấy hòa lưu hoàng và bột khinh phấn bôi vào.
3) Trị các loại tích trệ:
Ba đậu 1 lạng, Bột sò bể 2 lạng, Hoàng bá 3 lạng nghiền nhỏ. Hòa nước viên như hạt đậu xanh, mỗi lần dùng nước chiêu thuốc uống 5 viên.
4) Trị bụng to do thủy trùng. Khi lắc bụng có tiếng nước, da dẻ sắc đen
Dùng: Ba đậu 90 hạt, bỏ tim vỏ sao vàng. Hạnh nhân 60 hạt, bỏ vỏ đầu nhọn sao vàng, nghiền nhỏ làm viên bằng hạt đậu xanh, nước chiêu thuốc 1 viên, khi lợi thì thôi, kiêng uống rượu.
5) Trị sốt rét do ăn, sốt rét do có tích
Ba đầu bỏ vỏ tim rửa sạch 2 đ.cân, Bồ kết bỏ vỏ hạt 6 đ.cân. Nghiền nhỏ, viên như hạt đậu xanh, mỗi lần uống 1 viên, nước sôi để nguội uống đưa thuốc.
6) Trị ỉa ra máu không ngừng
Ba đậu 1 hạt bỏ vỏ, lấy trứng gà đục một lỗ ở đầu cho ba đậu vào, gói kín nướng chín, bỏ đầu ăn trứng bệnh bèn khỏi, người yếu chia 2 lần ăn. Rất hay.
7) Trị trẻ đi ly sắc trắng đỏ
Dùng: Ba đậu nướng chín bỏ dầu 1 đ.cân; Nhọ trôn nồi 2 đ.cân, nghiền nhỏ lấy bột hoàn viên bằng hạt thóc, tùy người mà dùng. Lỵ ra đỏ dùng nước cam thảo sắc uống đưa thuốc, lỵ ra trắng dùng nước cơm chiêu thuốc, đi lỵ cả trắng lẫn đỏ dùng nước gừng chiêu thuốc.
8) Trị bệnh tắc họng cấp
Ba đậu cùng Bạch phàn nắm với nhau, bỏ ba đậu chỉ dùng phèn, nghiền nhỏ thổi vào cổ họng, chảy ra rãi độc nóng họng bèn rộng ra.
9) Trị thương hàn lưỡi thè ra: Ba đậu 1 viên bỏ dầu lấy bã, lấy giấy gói cho vào lỗ mũi, lưỡi bèn co lại.
10) Trị trúng phong miệng méo
Ba đậu 7 hạt, bỏ vỏ, nghiền nhỏ, méo bên trái đắp ở lòng tay phải và ngược lại, lấy 1 chén nước nóng để lên trên thuốc ba đậu đắp, phút chốc sẽ khỏi.
11) Trị trẻ miệng lở, không bú được
Ba đậu 1 hạt để cả dầu nghiền nhỏ, cho vào chút ít hoàng đan. Cạo bỏ tóc trên thóp dán vào. Bốn bên nổi nốt phồng thì dùng nước ấm rửa bỏ, rồi lại lấy nước Xương bồ rửa thì không lở nữa. Thần hiệu.
12) Trị nốt ruồi, hạt cơm: Ba đậu 1 đ.cân; Vôi sống sao qua; Nhân ngôn 1 đ.cân; Gạo nếp 5 phân, sao nghiền nhỏ, bôi vào.
13) Trị tên bắn vào thịt không nhổ ra được hoặc lở sưng chữa cũng được
Dùng: Ba đậu mới sao qua, cùng bọ hung cùng giã nhỏ đồ đắp vào đó, đau giảm, hơi ngứa cố gắng nhịn, đợi khi rất ngứa rút tên ra, rồi lấy “cao sinh cơ đắp vào là khỏi. Bệnh hậu bối đắp cũng khỏi.
14) Trị trẻ đờm suyễn: Ba đậu 1 viên, giã nhừ, lấy bông gói lại lấp lỗ mũi, trai bên trái, gái bên phải đờm tự hạ xuống…
15) Trị thương hàn áo nùng, đầy buồn bực, người bệnh mình không nóng ấy là lạnh kết ở ngực, dùng “Tam vật bạch thang” của Trọng Cảnh
Dùng: Cát cánh 3 phân; Ba đậu 1 phân; Bối mẫu 3 phân (bỏ vỏ, lõi, sao đen).
Bối, cát cùng nghiền nhỏ, cho vào cối đựng Ba đậu giã nhừ, dùng nước sôi hòa uống người khỏe uống 1/2 đ.cân (1,6 – 2,5g) người yếu giảm bớt. Bệnh ở trên cách mô tất phải nôn ra, ở dưới cách mô tấtphải thông lợi. Không lợi uống 1 chén cháo nóng tất sẽ lợi, lợi quá không ngừng ăn một chén cháo lạnh.
16) Trị hàn tích thức ăn không tiêu, đại tiện bế tắc
Dùng: Ba đầu nhân 1 thăng, rượu trong 5 thăng nấu 3 ngày 3 đêm, nghiền nhừ cùng rượu, lửa nhỏ sắc có thể viên bằng hạt đậu Hà Lan mỗi lần uống 1 viên nước uống, muốn nôn uống 2 viên. (Thiên kim phương)
17) Giải các loại độc lở cùng thực ứ thối rữa, rất có thể thay cũ đổi mới dùng “ô kim cao”.
Nhân ba đậu sao cháy nghiền như cao, điểm vào chỗ đau thì giải độc, đồ ở trên thịt thì tự hóa, thêm Nhũ hương chút ít cũng được. Nếu độc sâu không thể tự hóa được, thu liễm được thì làm giấy bản quấn thuốc xoắn lại đặt luồn vào không dẫn đến thành đau.
18) Trị tắc hầu do triền hầu phong
Dùng ba đậu 2 hạt làm giấy cuộn lại, cắt 2 đầu cuộn giấy để hở ba đậu ra, chọc kim vào hạt ba đậu rồi cho vào trong hầu, khí thẩm thấu qua bèn thông (Thắng kim phương)
19) Trị đờm lạnh khí suyễn
Dùng: Thanh quất bì 1 miếng vỏ, mở ra, cho 1 hạt Ba đậu vào, lấy dây gai buộc chặt đặt trên lửa sao tồn tính nghiền nhỏ, nước gừng cùng rượu 1 bát nhai nuốt uống đi, ở Thiên Thai Lý Hàn Lâm dùng bài này chữa cho Mạc Tủ Tài, cho uống khỏi cổ đều thu Công, thật phương thuốc thần vậy.
20) Trị ghẻ lở ngứa ngáy
Dùng: Ba đậu 50 hạt, nướng vàng, bỏ vỏ lõi, cho vào chút ít dấm, chút ít phấn soa, chọc vỡ, điểm đỉnh, không được để mắt gần, đồng thời đắp phía trên vùng thượng thận, hoặc trộn hoàng đơn đồ đắp vào.
Nguồn: L/Y Hy Lãn
Xem thêm: