Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Muồng trâu chữa hắc lào

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Muồng trâu còn gọi: Trong bhang, ana drao bhao (Buôn Mê Thuật,). Dâng het tân hét, tang hét khmoch (campuchia). Khi lek ban(Lào). Cụ chi quyết minh, Đối diệp đậu (Vân nam dược tư nguyên danh lục). Phi Châu mộc thông (Vân Nam tư mao trung thảo dược tuyển). Đối diệp đậu(Trung dược đại từ điển). 

– Tên khoa học: Cassia alata Linn. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). 

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Dùng cành, lá cây Muồng trâu 

– Hình thái

Cây nhỡ, cao 1,50m. Thân cây có vảy do các lá kèm tồn tại. Cành dầy, nằm ngang. Lá to, cuống lá khỏe,  mang 8 – 12 đôi lá chét, lá kèm có tai, nhọn, cứng. Hoa mọc ở nách lá thành bông đặc. Lá bắc rụng sớm. Đài 5, tràng 5, có 3 gân. Nhị 6 -7. Hai chiếc to có bao phấn mở bằng 2 lỗ nhỏ. Quả dẹt có cánh do phần giữa các mảnh vỏ lồi ra thành màng. Quả có cánh; trong quả có tới 60 hạt dẹt theo chiều dọc của quả. Ra hoa vào mùa đông, có quả vào mùa xuân, Cây mọc dại trong rừng và cũng được trồng làm thuốc chữa bệnh vàng da và bệnh hắc lào.

(Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam) có nêu 2 cây cùng họ được gọi là muồng trâu là: Cassia bracteata L và Cassia herpetica jacq). Cây Vốn nguồn gốc Nam Mỹ, ta trồng nhiều ở miền Nam, miền Trung và một số tỉnh ở miền Bắc như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

– Thu hái và bào chế: Thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hoặc khô

2. Tác dụng dược lý

Vật chiết xuất từ tính axit của lá tiêm chủng vào bướu thịt ở trong cơ đùi to của con chuột Con, có tác dụng làm tổn thương độ nhẹ.

Lá, quả hàm chứa loại anthraquinone glycoside cho nên có tác dụng tả hạ (cho đi đại tiện), tác dụng kháng khuẩn. Trong lá, quả, gỗ và hạt đều có chứa chất an thraglucozit. Trong quả tỉ lệ anthraglucozit lên tới 2,20% (theo Maurin). Trong lá tỉ lệ là 3 – 4% (theo Đinh Đức Tiến 1963). 

Vị thuốc Muồng trâu

Vị thuốc Muồng trâu

3. Vị thuốc muồng trâu theo Đông y

– Tính vị:  Vân Nam tư mạo trung thảo dược tuyển: Cay, ấm. 

– Công dụng chủ trị: Vân Nam tư mạo trung thảo dược tuyển:

Sát trùng, ngừng ngứa. Trị viêm da kiểu thần kinh, ngứa sần da trâu (ngưu bì tiên), thấp chẩn, da dẻ ngứa gãi, sương tiết thũng đãng. – Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhân dân ta thường dùng chữa hắc lào, bệnh tocolô (tokelau), bệnh sang bạc hành vòng (herpes circiné). Nhiều trường hợp dùng thuốc mỡ crizophanic (chrysophanic) hay thuốc mỡ chrysarobin chữa không khỏi thì dùng lá muồng trâu chữa khỏi.

Còn dùng chữa ghẻ cho súc vật,

Lá, quả, gỗ của thân còn được dùng làm thuốc nhuận tràng, uống Với liều 4 – 5g.

Sự kiêng kg như đối với tất cả các vị thuốc chứa anthraglucozit khác.

4. Phương thuốc chọn lọc

Chữa hắc lào

1) Rửa sạch nơi bị bệnh, giã nát lá muồng trâu xát vào. Chỉ 1 – 2 lần xát là khỏi.

– Giã nát lá, vắt lấy nước tự nhiên, cho vào ít muối, nước chanh quả, trộn đều lọc dùng bôi.

– Nghiền nát lá tươi bằng lái nghiền thịt đổ vào đó nước đun sôi có pha natriflorua. Để yên trong 24 giờ, lọc qua vải, thêm vào bã ít cồn 90°. Ngâm 24 giờ, ép lấy cồn, hợp cả cồn và nước lại, cô tới độ cao mềm, cao này có thể bảo quản không bị mốc vì đã có natri florua, cao này có thể chế thành thuốc mỡ 1/5. 

2) Theo Đông y dược thực nghiệm Sài Gòn

– Lui nóng, nhuận đại tiện, thông tiểu tiện trị ban mới phát.

Độc vị: Sao cây nấu uống, trị: Bón uất, ban trai mới phát, nóng nói mê.

– Đâm lá vắt lấy nước uống trị: Xổ cấp thời no bụng đầy hơi,

– Nấu nước bồng muồng ung trị: Tiểu tiện không thông, nóng bức, chán nước.

– Cách chế:

Cây: Thái mỏng phơi khô, rang vàng.

Lá: Giã tươi vắt nước uống. Bông: Phơi héo sao vàng. Tục kêu là: Muồng xúc lác, còn gọi nam đại hoàng.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm