Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Cốc nha (Mầm lúa); Cốc là lúa, nha là mầm. – Đời cổ gọi tên: Đạo nghiệt (Cương mục). – Tên khoa học: Oryza sativa Linn Thuộc họ Hòa bản (Gramineae). 

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Cốc nha là thóc tẻ, thóc chiêm ngâm cho nảy mầm phơi khô

– Bào chế:

a) Cốc nha sao vàng.

Lấy cốc nha sao nhỏ lửa tới khi hơi vàng là được 

b) Sao cám.

Trước hết đem sao cho cám nóng, bốc khói. Cho cốc nha vào sao đều, nhỏ lửa đến khi có mầu hơi vàng hay vàng kim. Đổ ra, rây bỏ cám. 

c) Cốc nha sao cháy.

Đem nồi đun nóng đến khoảng 120 độ C, cho cốc nha vào, dùng lửa to sao nhanh đến khi có màu vàng đen, có mùi thơm.

Vị thuốc cốc nha

Vị thuốc cốc nha

2. Vị thuốc Cốc nha theo Đông y

– Tính chất: Ngọt, ấm, không độc. 

– Vào kinh: Vào kinh tỳ, vị

– Công dụng:

Rễ: Ngừng mồ hôi, thu liễm, cường tráng thân thể, trấn tĩnh, lui hư nhiệt, lui đái ra albumin.

Mầm lúa: Bổ trung ích khí, mạnh tỳ hòa vị, trừ phiền khát, giúp tiêu hóa.

– Chủ trị:

Khoan khoái tỳ, mở vị, hạ khí, hòa trung tiêu, tiêu ăn hóa tích.

Vị này ở nước ta ít dùng làm thuốc, chỉ có số ít lương y tự chế để dùng. Ở ta không có lúa “đạo”, tôi lấy thóc tẻ ngâm nước cho đủ, để nảy mầm dài, lấy ra phơi khô xảy bỏ vỏ thóc, và lấy lúa nếp của ta thay “nhu đạo” Trung Quốc, dùng mầm ủ cũng như trên dùng như phần chủ trị trên đây kết quả rất tốt.

– Liều lượng: 12g- 16g/ngày (sao đen

3. Ứng dụng lâm sàng:

– Tiêu hoá thức ăn, khai vị: Chữa ăn uống không tiêu, bụng đầy, ăn không ngon.

– Cầm ỉa chảy do tỳ hư.

– Tiêu ứ sữa, sau khi đẻ ứ sữa, đau.

4. Tư liệu tham khảo

1) Akemine đã thí nghiệm mầm lúa kết quả như sau:

a) Mầm lúa nảy mầm ở nhiệt độ 30 – 35°C là thích nghi, nếu cao đến 40°C và thấp đến 13°C đều không có hy vọng nảy mầm.

b) Lúa có thể nảy mầm ở trong nước, ở trong không khí, vỏ lúa có thoát ra được hay không phụ thuộc vào ở trong nước hàm chứa dưỡng khí hay không.

c) Mầm lúa phát sinh ở trong không khí so với trong nước thì nhanh hơn.

d) Hạt lúa có thể hấp thu lượng nước so với trọng lượng hạt thóc gấp tới 25 – 30 lần. Nếu nước hấp thu không đủ gấp 15 lần rộng lượng thì không thể nảy mầm được. Vì vậy khi chưa có cơ quan dược nào chế biến, khi tự chế biến lấy phải ngâm nước cho đủ gấp 25 lần trọng lượng mới có th nảy mầm được. 

Về tác dụng hòa trung, hạ khí, mở vị, khoan khoái tỳ tương tự bạch biến đậu hoặc tốt hơn.

2) Nhu đạo. (Có thể dùng lúa nếp thay).

– Tên khoa học: Oryza sativa var glutinosa Mat. 

– Bộ phận dùng: Rễ, thân lá, mầm lúa, hạt. 

– Công dụng:

+ Rễ: Ngừng mồ hôi thu liễm, cường tráng, trấn tĩnh, lui hư nhiệt, lui đái ra albumin.

+ Thân, lá: Âm trung tiêu gừng tả, tiêu tích hóa đờm.

+ Cốc nha: Mạnh tỳ mở vị giúp tiêu hóa.

+ Nhân hạt: Hòa trung úc khí, mạnh tỳ vị, trừ phiền khát, ngừng tả lỵ.

Nếu dùng mầm lúa nếp, sử dụng theo công hiệu này.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm: 

Bạn có thể quan tâm