Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Mạch nha còn gọi: Đại mạch nghiệt (Dược tính luận). Mạch nghiệt (Nhật Hoa tử bản thảo). Đại mạch mao (Điện nam bản thảo). Đại mạch nha (Bản thảo dựng ngôn).

– Tên nước ngoài: Malt (Anh), Malz (Đức). 

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng:  Mạch nha là hạt Lúa mạch đã có mầm (Hordeum  vulgare), họ Lúa (Poaceae). Ngoài thị trường dùng hạt lúa Đại mạch làm Mạch nha phơi khô là không đúng.

Có thể dùng cốc nha là hạt thóc tẻ (Oriza sativa) ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô.

– Hình thái 

 Hạt đại mạch hình con thoi cài 8- 12mm đường kính 2,5 – 3,5mm, trên phía đình có mầm non sắc nhu vàng dài ước 3mm, phía dưới có vài cái rễ sợi nhỏ mà cong que), dài 0,2 – 1,0 – 2,0mm, một số ít không có rễ. Mặt ngoài sắc vàng hoặc sắc nâu vàng nhạt, mặt lưng là lớp vỏ mỏng bao vây bên ngoài đủ 5 mạch, mặt bụng là vỏ trong bao  vây có rãnh bụng mạch nha 1 đường.

Sau khi bóc bỏ vỏ trong ngoài tức là vỏ quả, vỏ quả nhạt sắc vàng, chất màng, có giống mỏng cùng vỏ quả khó phân tách. Vùng đáy mặt lưng có phôi hình tròn bầu dục dài, sắc trắng vàng nhạt dài 3 – 5mm, giữa mặt bụng có 1 rãnh dọc sắc nâu, phôi nhũ rất to, nhũ sắc trắng, chất bột. Khi không, vị hơi ngọt, dùng loại sắc vàng hạt to, đấy mẫm, mầm hoàn chỉnh là tốt.

– Cách chế

Dùng hạt đại mạch ngâm nước đến lúc mềm hạt, để ráo nước đen ủ nóng 5 – 6 ngày dần bị nóng uất hun đốt mà mọc mầm và rễ con, đó gọi là mạch nghiệt, phơi khô, sao xát bỏ vỏ làm thuốc.

Sao mạch nha: Lấy mạch nha đặt trong nồi sao nhỏ lửa đến sắc vàng, lấy ra để mát. Tiêu mạch nha: giống như cách trên sao đến vàng sém, rồi phun rượu nước trong vào, lấy ra phơi khô.

2. Tác dụng dược lý

Mạch nha nhân vì hàm chứa men tiêu hóa và vitamin B nên có tác dụng giúp tiêu hóa, đã từng có báo cáo dùng Hordeum distichon (nhị hành đại mạch) gây men chăn nuôi, thường dẫn đến trúng độc súc sinh. Qua nghiên cứu trong rễ nhỏ thứ mạch nha này có chứa 1 loại độc tố Maltoxine, sau mới biết là Candicine, tức “P Hydroey – B – Benzen ất cơ tam giáp an diêm cơ” về nguyên lý tác dụng cùng decamethonium (C) tương tự, thuộc một loại hình khử cực thuốc cơ nhục nhão (depolarizing mucle relaxant) chứa rất nhanh, đã có tác dụng khử cực hóa lại có thể giáng thấp tính mẫn cảm của cơ nhục đối với Acetylcholine (ất tiên đởm kiềm), có thể giáng thấp màng cơ cùng vị trí yên lặng bình thường của toàn bộ bó sợi Cơ. Ở trên một vài tổ chức khác còn có thể biểu hiện tác dụng dạng nicotine (tên kiêm dạng).

vị thuốc mạch nha

Vị thuốc Mạch nha

3. Vị thuốc Mạch nha theo Đông y

– Tính vị: Ngọt, hơi ấm. 

+ Dược tính luận: Vị ngọt, không độc. 

+ Thang dịch bản thảo: Khí ấm, vị ngọt mặn, không độc. 

+ Bản thảo tái tân: Vị ngọt, tính bình, không độc. 

– Về kinh: Tỳ, vị, đại tràng. 

– Công dụng chủ trị:

Tiêu ăn, hòa trung tiêu, hạ khí. Trị thức ăn tích không tiêu, vùng bụng sản chướng đầu, chán ăn, nôn mửa tiết tả, sữa chướng không tiêu

+ Dược tính luận: Tiêu hóa thức ăn cách đêm, phá khí lạnh, trừ tâm bụng chướng đầu.

+ Thiên kim – thực trị: Tiêu ăn hòa trung tiêu sao đỏ đen nghiền nhỏ làm ngừng tiết tả. lọ, cùng thanh tạc tương uống, ngày 3 đêm 3 lần.

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Ấm trung tiêu, hạ khí, khai vị. ngừng hoắc loạn, trừ phiền tiêu đờm, phá trong kết, có thể thúc đẻ ra thai.

+ Trung Quốc dược học đại từ điển: Tính chất:  Mặn, ấm, không độc.

Công dụng: Tiêu ăn, hạ khí, ấm trung tiêu, trừ đầu làm thuốc bổ giúp tiêu hóa. Hòa hoãn trung tiêu..

+ Y học khải nguyên: Bổ tỳ vị hư, khoan khoái tràng VỤ, giã nhỏ sao sắc vàng làm miến dùng.

+ Điền nam bản thảo: Khoan trung, hạ khí, ngừng nôn mửa, tiêu thức ăn cách đêm, ngừng nuốt chua, nôn chua, ngừng tá, tiêu vụ khoan khoái cách mô, đồng thời trị đàn bà sữa vú không thu, sữa ra không ngừng.

– Cách dùng và lượng dùng: 

+ Uống trong:

Sắc uống 12g – 16g/ngày . Hoặc cho vào làm viên, tán bột.

* Kiêng kỵ:  

+ Thực tính bản thảo: Ăn lâu tiêu thận, không thể ăn nhiều,

+ Thang dịch bản thảo: Đậu khấu, Súc sa nhân, Mộc qua, Thược dược, Ngũ vị tử, Ô mai làm sứ.

+ Bản thảo kinh sơ: Không tích trệ, tỳ vợ hư không nên dùng.

+ Bản thảo chính: Đàn bà có thai không uống nhiều.

+ Dược phẩm hóa nghĩa: Người đờm hỏa hen suyễn, cùng có mang không uống nhiều.

+ Có sách viết: Phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ chửa không được dùng mạch nha.

4. Phương thuốc chọn lọc

1) Khoái cách mô, tiến ăn uống

Mạch nha 4 lạng; Thần khúc 2 lạng; Bạch truật 1 lạng; Quất bì 1 lạng. Cùng nghiền nhỏ, nấu bánh hoàn viên như hạt ngô, mỗi lần dùng nước nhân sâm điều uống 30- 50 viên. (Cương mục)

2) Trị sau đẻ trong bụng chướng to như cái trống, không thông chuyển, khí gấp, năm ngồi không yên. . .

Mạch nghiệt 1 hợp – Nghiền nhỏ, cùng rượu uống ăn, giờ lâu thông chuyển. (Binh bộ thủ tập phương)

3) Trị ăn no bèn nằm, sinh bệnh (cốc lao) khiến người tứ chi phiền nặng, loanh quanh chỉ chực nằm. (Bổ khuyết trửu hậu phương)

4) Trị sau đẻ phát sốt, nước sữa không thông cùng bành chướng ra, không có con nên không tiêu đi, ứ lại.  

Mạch nghiệt sao nghiền nhỏ 2 – lạng. Nước trong điều uống, làm 4 lần. ” (Đan khê tâm pháp).

5) Trị sau đẻ thũng xanh, đó là máu và nước ngấm dầm vậy.

Dùng: Sơn khô; Đại mạch nghiệt lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, cho vào một nồi đất mới, xếp 1 tầng Sơn ta khô lại 1 tầng Mạch nghiệt, lần lượt khiến đầy nồi, muối trộn bùn trát kín nung đỏ, nghiền nhỏ, rượu nóng điều uống 2 đ.cân, mọi bệnh sau khi đẻ đều dùng thích hợp. (Phụ nhân kinh nghiệm phương)

6) Tiêu thức ăn bị tích lại

Sơn tra; Quất bì; Mach nha; Hồng khúc; Thảo quả; Hậu phác; Sa nhân; Xương truật

7) Trị trong bụng hư lạnh, ăn không tiêu, gầy yếu sinh trăm bệnh.

Dùng: Đại mạch nghiệt 5 thăng; Miến tiểu mạch 1/2 cân; Sị 5 hợp; Hạnh nhân 2 thăng.

Đều đảo thơm vàng giã nhỏ hồ viên như quả táo ta, mỗi ngày ăn 1 viên, nước sôi nguội điều uống. (Trửu hậu phương)

8) Trị sau đẻ bí tắc, 5 – 7 ngày không thông, không nên uống thuốc bừa, nên dùng:

Đại mạch nha sao vàng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân cùng nước sôi, hoặc cùng cháo uống xen kẽ. (Phụ nhận lương phương) 

5. Lâm sàng báo cáo

Vị thuốc Mạch nha chữa viêm gan cấp mãn. Lấy Đại mạch ủ ấm cho mọc mầm, rễ mầm dài ước trên dưới 1/2mm, sau khi phơi khô xát bột, chế thành sữa bột uống, mỗi lần 10ml, (trong hàm chứa 15g bột mạch nha, mỗi ngày 3 lần, uống sau bữa ăn. Lại thích đáng dùng thêm loại “men” (háo mẫu) và vitamin B12, B1 v.v…) nói chung 30 ngày là 1 liệu trình uống liền đến khỏi. sau khi khỏi lại tiếp uống 1 liệu trình, Chữa 161 giường, có công hiệu 108 giường, vô hiệu 53 giường, có hiệu xuất là 67,1%. Trong đó viêm gan cấp tỉnh 56 giường, có công hiệu 48 giường; viêm gan mãn tính 105 giường, có công hiệu 60 giường. Sau khi uống thuốc thì chứng đau gan, chán ăn, mệt mỏi, thấp thể ôn đều có cải thiện với mức độ khác nhau, nhất là đối với tiêu trừ chán ăn càng rõ rệt. – Giường bệnh tạng can sưng to phần nhiều có co nhỏ với trình độ không giống nhau, transaminase (chuyển an môi) cũng xuống thấp Với mức độ không giống nhau.

Sau khi uống thuốc thiểu số bệnh nhân có tác dụng phụ như miệng khô, miệng đắng, phiền táo, đau bụng đi tả. Chữa khỏi được lâu hay không còn chờ theo dõi tiếp tục..

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm