Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Cẩu tích còn gọi: Rễ lông cu ly, kim mao cẩu tích, cẩu tồn mao, cây lông khí. Trung Quốc gọi: Kim mao cẩu tích, xuyên phù cân. Bản kinh gọi: Bách chi, Biệt lục gọi: cường lữ, phù cân, phù ích, Ngô phổ bản thảo gọi là cầu thanh, xích tiết. Hòa hán dược khảo gọi nhung nô.

– Tên khoa học:

+ Theo Đỗ Tất Lợi (NCTVVTVN) Cibotium barometz (L) J.Sm Thuộc họ Lông cụ ly (Dicksoniaceae).

Cẩu tích hay kim mao cẩu tích là (Rhizoma cibotii) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây lông cu ly. Cầu chữ nho là chó, tích là sống lưng. vị này rễ dài nhiều nhánh, trông giống như bộ sương sống con chó nên gọi vậy.

+ Theo Trung Quốc dược học đại từ điển: Woodwardia radicans, Sm, var, japonica Lirs (W, japonica, SW). Thuộc họ: Tường vi (Rosaceae)

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Cẩu tích là thân rễ phơi khô của cây cẩu tích hay cây Lống cu ly

– Hình thái

Cây này là một loài quyết thực vật có km cao tới 2,5m, lá dài đến 2m phủ bởi nhiều vảy vàng bóng. Ở mỗi bên gân giữa bậc ba có 1 – 2 ổ tử nang. Thân rễ có lông tơ màu vàng bao phủ trong tựa như con chó con hay như con cu ly.

– Nơi sinh: 

Trung Quốc có nhiều ở Thanh Viễn Quảng Đông. Ở nước ta mọc hoang khắp nơi miền rừng núi, ở Lào, Campuchia, Philippin, Malaixia, Inđônêxia đều có.

– Thu hái:

Quanh năm nhưng tốt nhất vào cuối thu sang đông. Trung Quốc thu hái vào tháng 2 và tháng 8 lấy về phơi nắng cho khô.

– Cách chế:

Ở nước ta khi hái về rửa sạch cắt bỏ rễ con, cuống lá và lông vàng phủ xung quanh thân rễ, thái mỏng phơi khô. Có khi đổ hơi nước sôi rồi mới thái phơi khô. Có khi đồ với đậu đen, chín lần đồ chín lần phơi.

Ở Trung Quốc dùng lửa đốt bỏ râu xung quanh. Sau khi thái nhỏ ngâm rượu 1 đêm, rồi đổ từ giờ tý đến giờ thân (khoảng 6 tiếng đồng hồ) lấy ra phơi khô dùng.

Lý Thời Trân nói: Người nay thái ra sao bỏ lông râu rồi dùng.

Vị thuốc Cẩu tích

Vị thuốc Cẩu tích

2. Vị thuốc Cẩu tích theo Đông y

– Tính chất: Đắng, bình, không độc.

– Qui kinh: Vào kinh can thận.

– Công dụng:

Thông huyết mạch, lợi khớp đốt, trị ngoan tý (thấp khớp ngoan cố) mạnh eo lưng. dùng làm thuốc cường tráng hoãn hòa, lại làm thuốc trị đau eo lưng.

– Chủ trị:

Eo lưng lưng cứng, khớp đốt căng trùng, tê tắc khắp mình, hàn thấp gối đau, người già dùng rất tốt. (Bản kinh) chữa (thất nịch) không đi đái được, trai gái chân yếu, eo lưng đau. tà phong (lâm lộ) đái rỏ giọt, ít khí, mắt mờ lưng cứng, lợi cúi ngửa, con gái thương trung[mfn]Thương trung là khí của tạng phủ đều bị tổn thương vậy. Trúng vào cách mô cũng gọi “thương trung”, bởi vì cách mô cũng là khí tạng phủ sinh ra, cho nên trúng vào cách mô cũng gọi thương trung.[/mfn], nặng khớp đốt. (Biệt lục)..

* Lượng dùng: 5 – 10g. Hiện nay tôi cho đến 16 – 30g.

* Kiêng kỵ: Không phải hư hàn thì không dùng.

3. Từng thời đại đã dùng để chữa

– Đời Đường. Ngõa Quyền dược tính bản thảo bàn về cẩu tích rằng: Con trai con gái bị phong độc yếu mềm chân, khí thận hư vếu, nối gân cốt, bổ ích cho con trai.

– Đời Minh. Lý Thời Trân bản thảo cương mục bàn về cẩu tích rằng: Mạnh gan thận, mạnh vực ng. trị phong hư.

4. Phối hợp ứng dụng

1)Trị mọi chứng phong của con trai “Tứ bảo đan”:

Dùng cẩu tích lông vàng cho vào nồi đất, bùn cùng muối nhào buộc chặt nung đỏ cho hết lông. Tô mộc, thì giải, xuyên ô đầu dùng sống lượng bằng nhau nghiền nhỏ, dấm gạo hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 20 viên, rượu ấm nước muối điều uống.

(Phổ tế phương)

2) Trị thất nữ bạch đới, mà xung mạch nhâm hư lạnh “Lộc nhung hoàn”:

Dùng: Kim mao cẩu tích bỏ lông; Bạch liễm đều 32 gam; Lộc nhung nấu với rượu sấy khô 2 lạng (ước 64 gam) nghiền nhỏ. Dùng ngải sắc với nước dấm cùng hồ gạo nếp hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 50 viên, lúc đói rượu ấm điều uống.

(Tế sinh phương)

3) Bền tinh mạnh xương:

Dùng: Kim mao cẩu tích; Viễn chí nhục; Bạch phục thần; Đương qui thân. Lượng bằng nhau nghiền nhỏ, luyện mật viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 50 viên. (Tập giàn phương).

4) Trị sau khi ốm chân sưng, những tiết chế ăn để nuôi khí của vỵ, ngoài dùng cẩu tích sắc nước ngâm rồi rửa. (Ngô thụ uẩn yếu phương)

5) Cùng lộc nhung, bạch liễm, ngải, phục linh, sà sàng tử trị thất nữ ba kinh xung nhâm đới hư lạnh ra khí hư trắng.

6) Cùng ngưu tất, thỏ ty tử, địa hoàng, sơn thù du, bạch giao, đỗ trọng, công có thể bền chặt tinh, mạnh xương, đồng thời mạnh eo lưng thận.

7) Được trầm hương, ngưu tất, thạch hộc, một qua, ngũ gia bì, bạch tiên bì, cúc hoa, tất diệp (lá sơn ta), tật lê tử có thể thông lợi khớp đốt, trừ 5 chứng chậm (ngũ trì) 6 chứng cấp (lục cấp).

5. Lời bàn của cụ Hy Lãn

Xét về tên khoa học của cẩu tích không thể để 2 tên được, bởi lẽ là như vậy độc giả sẽ mơ hồ không biết theo ai, vả lại sách nào nên theo không phải độc giả nào cũng có thể biết được. Vì vậy tôi cần phải làm rõ trước khi đưa ra xuất bản cuốn sách này. Tên khoa học mà Đỗ Tất Lợi nêu: Cibotium barometz (Linn) J. Sm đó là kim mao cẩu tích.

Tên trung dược là: Cẩu tích.

– Bộ phận dùng: Rễ củ. – Tính chất: Đắng, ngọt, ấm.

– Công dụng: Mạnh gân xương, trừ phong thấp, bổ gan thận, lợi đường nước, thông đái rắt (lâm). Trị phong thấp xương đau, thận hư eo lưng đau, bán thân bất toại (tê liệt nửa người, đái dầm, gãy xương, nội thương xuất huyết, Trung Quốc gọi là họ “Bạng sác quyết” (Dicksoniaceae) mà ta gọi là họ lông cụ ly. Vả lại tính vị và công dụng của cẩu tích xưa nay ai chẳng dùng chữa với Công dụng nêu trên đây. Vì thế nên bỏ phần tên khoa học của Trung Quốc dược học đại từ điển, ở phần B của vị cẩu tích mà thay bằng: Cibotium barometz (Linn) J. Sm.

Với tính vị, công hiệu ở phần lời bàn trên đầu. Vả lại “Trung Quốc dược học đại từ điển: nói về tính chất cần phải thêm “ấm” mới đúng tính năng của nó.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ