Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Tang ký sinh là cây thuộc họ tầm gửi. Loài này ký sinh trên cây dâu (tang), nên được gọi là Tang lý sinh.

Tên khác: Tang ký sinh còn có tên gọi khác là Tầm gửi cây dâu, Phoc mạy mọn (tiếng Tày). Tên khoa học là Taxillus gracilifolius (Schult.f .). Thuộc họ Tầm gửi (tên khoa học là Loranthaceae). Tang ký sinh (Lôi công bào chích luận), ngụ mộc, uyển động (Nhĩ nhã), tang thượng ký sinh ký tiết (Bản kinh). Ký sinh thảo (Tiền Nam bản thảo).

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng: Cả thân cành, là và quả. Nhiều lá dày, màu lục, khô không mục nát là tốt. Không được lẫn với các loại tầm gửi trên các cây khác (Loranthus eslipitatus Stapt).

Mô tả dược liệu:

Dược liệu Tang ký sinh là những đoạn thân, cành hình trụ, có phân nhánh. Có những mấu lồi là vết của cành và lá. Mặt ngoài dược liệu màu nâu xám, có nhiều lỗ bì nhò, đôi khi có những vết nứt ngang. Chất của nó cứng. Mặt cắt ngang dược liệu thấy rõ ba phần: phần vỏ mỏng màu nâu, gỗ trắng ngà, ruột màu xám và xốp.

Lá khô nhăn nhúm, còn nguyên hoặc bị cắt thành từng mảnh. Lá có hình trái xoan, đầu và gốc phiến lá hơi nhọn, màu nâu xám, gân lá hình mạng lưới.

Thu hái chế biên: có thể thu hái dược liệu quanh năm, rửa sạch, cắt ngắn, phơi khô trong bóng râm. Khi dùng bào chế bằng cách sao qua hoặc tẩm rượu sao qua.

Bảo quản: Để nơi khô ráo thoáng mát, tránh ẩm mốc mối mọt.

2. Tác dụng của Tang ký sinh theo Tây y

1) Hộc ký sinh (Tầm gửi sồi) 

Tác dụng giáng áp:

Dùng cồn chiết xuất lá tươi mới hoàng quả hộc ký sinh (lúc dùng dung hòa cùng nước muối sinh lý) 1ml (thuốc sống 0,83 gam/kg tiêm tĩnh mạch cho thỏ chó đã gây mê, có thể khiến huyết áp xuống thấp, cùng với bạch quả hộc ký sinh tác dụng giống nhau. Thuốc ngâm cành và lá có tác dụng giáng áp đồng dạng. Nếu cùng Sơn tra, đại toán, xí ngô đồng hợp dùng thì tác dụng giáng áp thêm được tăng cường mạnh hơn, thời gian tác dụng cũng được kéo dài.

Bạch quả hộc ký sinh có cơ sở nói là có tác dụng mạnh tim giáng áp. Thành phần làm mạnh tim là Viscotoxin, có tác dụng giống dương địa hoàng. Trong hồng quả hộc ký sinh hàm chứa oleanolic axit (tế đôn quả toan) có khả năng là thành phần dẫn đến tác dụng mạnh tim lợi niệu. Còn như tác dụng giáng áp tại sao dẫn sinh ra thì chưa giải quyết được. Đối với thuốc thô chế về nguyên lý giáng áp, nói chung nhiều người cho rằng hộc ký sinh hưng phấn bộ phận nội cảm của hệ thống tuần hoàn, thông qua thần kinh mê tẩu truyền vào sợi (fibra) ức chế trung khu vận động huyết quản mà sản sinh ra tác dụng giáng áp. Cắt đứt mê tẩu thần kinh của động vật tức không dẫn đến giáng áp. Mà động vật sau khi uống, tiêm atropin vẫn có thể bị tiêu trừ tác dụng khiến tâm xuất giảm chậm (có khả năng là ở trong có một vài chất bilingurine (đởm kiềm) dẫn sinh ra), mà không thể tiêu trừ được tác dụng giáng áp. Hộc ký sinh có khả năng do ký sinh cây sống nhờ cùng với phương pháp chế bị dược vật không giống nhau, khiến tác dụng có khác nhau. Lượng lớn còn có thể gây nôn mửa, đi tả, dẫn đến tử vong. Trên lâm sàng lá bạch quả hộc ký sinh ngâm thuốc (lá thu hái khoảng 2 tháng là tốt) hoặc thuốc ngâm tincture các bộ phận khác đối với bệnh nhân huyết áp thời kỳ đầu có công hiệu, có thể cải thiện chứng trạng tự giác, nhưng tác dụng giáng áp không rõ ràng. Ứng dụng cần 1 tháng trở lên, đối với cao huyết áp kỳ cuối thì Vô hiệu.

2) Tang ký sinh (Tầm gửi dầu): 

a) Tác dụng lợi niệu:

Chó gây mê dùng Alicularin (biển súc đại) tức quảng ký sinh đại 0,5mg/kg đem tiêm tĩnh mạch có thể dẫn đến tác dụng lợi niệu, lúc tăng thêm liều lượng thuốc thì thấy càng rõ rệt. Trong thí nghiệm chuột lớn mãn tính, vô luận là uống thuốc hoặc tiêm, dùng 34mg/kg tức bắt đầu có rõ rệt tác dụng lợi niệu. Cường độ tác dụng tuy không bằng amino phylline (an trà kiềm) nhưng độc tính chỉ bằng 1/4 của aminophylline, cho nên mức độ sử dụng tương đối lớn. 

b) Tác dụng giáng áp:

Aoicularin (biển súc đại) đối với chó gây mê tuy có tác dụng giáng

dễ sản sinh ra tính quen chịu cấp tốc. Căn cứ thí nghiệm sơ bộ, trên tiêu bản tạng tim chuột lớn đã tách rời cơ thể, lúc đập bình thường và lúc rung động, tang ký sinh cho uống đều có tác dụng thư dãn ống máu dạng vành, đồng thời có thể đối kháng với posterior pituitary injection (não thùy thể hậu diệp kích tố), đối với lực co bóp tâm cơ thì là trước ức chế sau tăng thêm.

c/ Tác dụng kháng bệnh độc: 

Thuốc sắc tang ký sinh khi ở ngoài cơ thể (nuôi cấu tổ chức tế bào thượng bì đơn tầng thận khỉ) đối với bệnh độc viêm chất tro tủy sống (tích tủy hôi chất viêm bệnh độc = poliovirus) và bệnh độc đường ruột khác (loại hình bệnh độc ECHO6, 9 coxsackie A9, B4. B4) có tác dụng ức chế rõ rệt. Bệnh độc viêm chất tro tủy sống (poliovirus) cùng được vật trực tiếp tiếp xúc, trong 1 giờ tức bị ức chế, khả năng là tác dụng trực tiếp khử hoạt tính.

* Độc tính.

Aoicularin (biển súc đại) đối với tiêm xoang bụng chuột con, nửa số dẫn đến lượng chất là 1,173g/ kg, độc rình rất thấp, sau khi chuột xon trúng độc, bởi vì kinh quyết kiểu Co giật từng trận rồi hô hấp đình chỉ mà chết.. .

3) Thị ký sinh (Tầm gửi thị)  

Tác dụng giáng áp:

Thuộc tincture hỗn hợp cả dọc lá 01 – 0,25g (thuộc sống /kg tiêm tĩnh mạch. Hoặc 0,4 – 0,5 gam/kg cho uống, đều có tác dụng giáng áp, thời gian duy trì cũng tương đối dài (1 – 2 giờ), tiếp tục cho thuốc lần nữa, đồng thời không có hiện tượng quen chịu cấp tốc, cắt đứt mê tẩu thần kinh, hoặc tiêm atropin chỉ có thể giảm yếu mà không thể hoàn toàn tiêu trừ tác dụng giáng áp, đối với adrenalin (thận thượng tuyến tố) không có tác dụng kháng cự hoặc tăng cường, giáng áp cùng với đậu thần kinh (sinus nerve) không quan hệ. Đối Với ống máu tai thỏ đã tách rời cơ thể bình thường không có tác dụng dãn nở trực tiếp, mà đối với ống máu tại thỏ đã tách rời cơ thể xơ cứng hóa ống máu kiểu cholesterol có tác dụng dãn nở trực tiếp rõ ràng. Cái tác dụng giáng áp căn cứ cho rằng khả năng là kiểu trung khu hoặc kiểu phản xạ.

– Tác dụng trấn tĩnh:

Chuột Con tiêm xoang bụng 2g/ kg thuốc tincture ngâm tầm gửi thị, có thể ức chế do cà phê dẫn đến hưng phấn vận động, và kéo dài thời gian tử vong của chuột con, do pentylenetetrazol gây ra.

– Tác dụng khác:

Tầm gửi thị đối với nhu động ruột của chó bị gây mê không có ảnh hưởng rõ rệt, có thể giáng thấp trương lực ruột thỏ đã tách rời cơ thế, nhưng không ảnh hưởng đến tiết luật co bóp. Đối với tử cung chưa có mang đã tách rời cơ thể của thỏ không ảnh hưởng. Nhưng ở lúc nồng độ cực cao thì có tăng cường co bóp ngắn tạm. Chuột con 1 lần tiêm xoang bụng “tầm gửi thị” một nửa số lượng dẫn đến chết là 11,24g/kg.

– Bào chế:

Nguyên vị thuốc dùng nước rửa sạch, nhuận kỹ, cắt đoạn phơi khô. Dùng sống hoặc sao rượu dùng.

Vị thuốc tang ký sinh

3. Lâm sàng báo cáo

1) Tang ký sinh

a Chữa tim nhói đau, bệnh tim dạng dành

Đem tang ký sinh chế thành thuốc uống, mỗi gói tương đương với thuốc sống 1,3 lạng, ngày uống 3 lần, mỗi lần 05 gói, thiểu số giường bệnh mỗi lần uống 1 gói.

Quan sát 54 giường, liệu tự tự 4 tuần đến 5 tháng không bằng nhau. Trong thời gian chữa có người bị cao  huyết áp thì tiếp tục uống thuốc cao huyết áp. Vốn dùng phúc phương tiêu toan cam du, vẫn tiếp tục dùng uống.   

Kết quả chứng trạng tim nhói đau được cải thiện có hiệu suất là 76%, trong đó công hiệu rõ rệt (mức độ tim nhói đau giảm nhẹ 2 bậc) tỉ suất chiếm 24%; tâm điện có hiệu suất 44%, công hiệu rõ chiếm 25%.

Ngoài ra còn báo cáo, Tang ký sinh đối với giáng thấp cholesterol có tác dụng nhất định. 

b/ Chữa tổn thương vị rét lạnh (cold injury)

Lấy 1 cân tang ký sinh thêm nước cất 10 cân nấu sôi 3 phút, qua lọc, dịch lọc dùng lửa nhỏ sắc thành cao. Tổn thương vì lạnh 1 độ dùng cao tang ký sinh 2,5 gam thêm vào nước cất 35ml, Cần 8ml, đất cao lanh trắng 4,5g. sau khi trộn lẫn đắp chỗ đau (không thể dùng đắp mặt vết lở loét); Độ II, III dùng cao tang ký sinh 3 gam thêm vào glycerin (cam du) 10 gam, cao mềm 35g, bột oxit kẽm 2g hòa đều đắp cục bộ chỗ đau. Lúc phối chế dược vật nên căn cứ sử phương thuận theo thứ tự mà làm.

2) Tâm gửi thị (thị ký sinh)

Chữa chứng tinh thần phân liệt

Lấy thân tầm gửi thị khô 2 phần, lá 1 phần, thêm nước ngâm nấu 2 lần, tổng hợp dịch sắc qua lọc, sắc đặc thành, nồng độ 50% cho uống. Hoặc dùng thân tầm gửi khô 2 phần, lá 1 phần, gia công chế thành dịch tiêm (mỗi ml tương đương với thuốc sống 4 gam) tiêm bắp. 

Thuốc sắc và dịch tiêm, lượng cấp thuốc 1 lần tương đương với thuốc sống 0,5-1,5g/kg thể trọng. Bộ sậu có quan hệ trị liệu, thời gian được vật có công hiệu rõ rệt, liệu tình cùng thời gian để gián cách của liệu trình, nắm vững liều lượng được vật với điều Mã Tạng cùng giống). Quan sát lâm sàng 255 giường (trong đó 104 giường hợp kiêm phương pháp trị liệu khác) khỏi hoàn toàn 78 giường, chuyển tốt rõ rệt 54 giường, chuyển tốt 55 giường, vô hiệu 68 giường. Tổng có hiệu suất 73,4%, tỉ suất khỏi hoàn toàn 30,6%. Trong đó đơn độc dùng tầm gửi thị chữa 151 giường, khỏi hoàn toàn 40 giường, chuyển tốt rõ 31 giường, chuyển tốt 29 giường, vô hiệu 51 giường, nói rõ chữa bệnh này có hiệu quả khẳng định. Nếu phối hợp 1 số phương pháp chữa tinh thần phân liệt thì công hiệu càng cao.

4. Vị thuốc Tang ký sinh theo Đông y

4.1  Tính vị, quy kinh

Tính vị: Vị đắng, tính bình

Quy kinh: Can, Thận.

4.2 Tác dụng chủ trị của Tang ký sinh

Tác dung: Đuổi phong thấp, mạnh gân cốt, ích doanh huyết, an thai nguyên, chuyên dùng cho phụ khoa.

Chủ trị:

  • Dùng trị gân cốt nhức mỏi, tê bại, lưng gối đau,
  • Chữa động thai đau bụng, phụ nữ sau khi sinh không có sữa.
  • Tang ký sinh được cho là có tác dụng kích thích sự tạo máu, điều trị thiếu máu và chảy máu ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh, thấp khớp, đau bụng kinh và tăng sức khỏe ở người bị bệnh mạn tính.
  • Lá tang ký sinh giã đắp tri mụn nhọt, lở loét. (ở Ấn Độ)

4.3 Liều thường dùng và kiêng kỵ

Liều thường dùng: 12 – 20g/ngày

Kiêng kỵ: Không có phong thấp mà thuộc âm hư dương vượng thì cấm dùng.

5. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Cuối đời Lê, Lãn Ông Lĩnh nam bản thảo bàn về tầm gửi dầu rằng:

Tầm gửi vị ngọt đắng sống nhờ cây khác nên gọi ký sinh. Tính chất tùy theo các giống mà nó sống nhờ. Tầm gửi cây dâu là hay nhất chữa eo lưng đau, chân tay bị phong thấp, mạnh xương, trừ đờm ngoan cố khó ra, nối gân khoan khoái khớp làm gân xương nhẹ nhàng đi lại thoải mái.

Tầm gửi cây khế thì trừ sốt rét. trừ đơn sưng, nấu uống thúc đẻ dễ dàng.

Tâm gửi cây quất chữa đau tim do lạnh, tiêu thũng sưng, làm thân mình nhẹ nhàng.

Tầm gửi cây xoan thì giỏi trừ sán, lại giết được côn trùng lỵ.

Tầm gửi cây “dung thụ” thì trừ tiết tả, phù sưng.

Với câu ca sau: 

Ký sinh (tầm gửi) 

Ngọt đắng mà hay gọi ký sinh

Tính tùy các giống chẳng theo mình.

“Gửi dâu” hạng nhất làm đầu dược

Phong thấp chân tay và eo đau. 

Nối gân, dãn khớp, đi lại nhẹ

Mạnh xương, đờm kết cung ra mau.

– Gửi khế trừ sốt rét, đơn thũng 

Thúc đẻ coi như cũng nhiệm mau.

– Gửi quít chữa người đau tim lạnh.

Tiêu sưng, thân nhẹ, chẳng mình dau. 

– Gửi xoan đã giỏi khu trừ sán. 

Trùng lỵ xem ra diệt cũng mau. 

– Gửi cây dung thụ trừ tiết tả.

Lại chữa thũng sang chiếm công đầu,

Muốn gửi cây nào dùng gửi đó. 

Nhưng mà công lớn nhất gửi dâu. 

Sau đẻ, mang thai đều chữa cả.

Huyết băng huyết cục chữa không lâu.

(Tôi dịch theo ý chính không theo bản dịch của phòng tu thư huấn luyện viên đông y).

2) Đời Đường, Ngõa Quyền dược tính bản thảo bàn về tang ký sinh rằng: Chủ trị có mang ra máu (lậu huyết) không ngừng, khiến thai bền chặt.

3) Đời Tống, Đại minh nhật hoa chư gia bản thảo bàn về tang ký sinh rằng: Giúp gân xương, ích huyết mạch.

4) Đời Minh. Mậu Hy Ung bản thảo kinh sơ bàn về tang ký sinh rằng:

Tang ký sinh cảm cái tinh khí của cây dâu mà sinh, vị đắng ngọt, khí bình hòa, không hàn không nhiệt, cố nhiên phải là không độc xem kỹ về chủ trị gốc vẫn là cây dâu, kéo tinh khí của dâu ra để sống, cho nên công dụng so với cây dâu càng mạnh hơn. 

Eo lưng đau cùng trẻ con cột sống cứng đều là chứng hậu máu không đủ, nhọt sưng phần nhiều do khí doanh nóng. Cơ phu không đầy đủ xung túc bởi vì huyết hư. Răng là cái dư thừa của xương vậy. Tóc là cái dư thừa của máu vậy, bổ ích máu thì tóc đen nhuận, khí thận đủ thì răng chắc mà mày râu dài, máu thịnh thì thai tự yên. Con gái bằng huyết cùng nội thương không đủ đều là cái cớ huyết hư nóng ở trong, bệnh khác sau đẻ đều do phần huyết, nước sữa không xuống cũng đo huyết hư, vết đâm chém thì tất cả tổn thương máu, trên đầu hàng loạt tật bệnh, bệnh gì cũng do huyết hư có nóng phát sinh ra, vị thuốc này tính có thể bổ ích máu, cho nên đều làm chủ vậy. Lại kiêm có thể trừ thấp cho nên cũng chưa tỷ vậy. 

6. Phối hợp ứng dụng

1) Trị huyết hư cánh tay xương khớp nhức đau: Tang ký sinh, câu kỷ tử, địa hoàng, hồ ma, xuyên tục đoạn, hà thủ ô, đương quy, ngưu tất.

2) Chữa các loại phong thấp tý. Dùng tang ký sinh vào với thang độc hoạt ký sinh.

3) Chữa thai động bụng đau.

Tang ký sinh 48g, a giao sao 16 gam, lá ngái 16 gam, nước 3 bát sắc Còn 1 bát, bỏ bã uống ấm. hoặc bỏ lá ngải vì nó nóng vậy. (Thánh Huệ phương).

4) Trị khí ở cách mô gây đau vùng cách mô). Tang ký sinh tươi giã nước 1 chén, uống. (Tập giàn phương)

5) Trị lỵ độc ra máu mủ, 6 mạch vi tiểu, đồng thời không nóng lạnh, nên dùng: Tang ký sinh 64 gam, phòng phong, đại khung đều 8gam, chích tháo 10g nghiền nhỏ, mỗi lần uống 6.4 gam nước 1 chén sắc còn 8/10 cùng bã uống. (Dương tử kiến hộ mệnh phương)

6) Trị sau khi ra máu hư yếu, sau khi đại tiện ra máu ngừng, chỉ thấy vùng đan điền nguyên khí thiếu thốn, eo lưng đầu gối nặng nề, ít sức. Tang ký sinh nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 – 4 gam. Không kể lúc nào nước sôi điều uống.(Dương tử kiến hộ mệnh phương)

7. Các sách chữa dùng

1) Phương tễ trứ danh:

Thang độc hoạt ký sinh trị phong hàn thấp tý, thiên khô, cước khí.

Độc hoạt Tang ký sinh
Tần giao Tế tân
Quy thân Sinh địa
Bạch thược Xuyên khung
Quê tâm Phục linh
Đỗ trọng Ngưu tất
Nhân sâm Cam thảo

Lượng bằng nhau. Nghiền thô, mỗi lần uống 13 gam, sắc uống (một phương có phòng phong).

2) Bản kinh: Chủ eo lưng đau, trẻ con cứng lưng, nhọt sưng an thai, đầy cơ phu, bền rằng tóc, dài râu mày.

3) Biệt lục: Chủ trị vết đâm chém, trừ tý, con gái băng huyết, nội thương không đủ, sau đẻ sinh bệnh khác, ra nước sữa.

4) Dược tính luận: Có thể bền chặt thai, chủ trị có mang ra máu không ngừng.

5) Nhật Hoa tử bản thảo: Giúp gân xương, ích cho huyết mạch.

6) Điền Nam bản thảo:

Mọc ở cây hòe chủ trị đại tràng ra máu, tràng phong ra máu, trị rò; mọc ở cây dầu trị gân xương nhức đau, chạy vào gần và đường lạc, phong hàn thấp tý.

Mọc ở cây hoa tiêu trị tỳ vị giá lạnh, nôn mửa, buồn nôn, phiên vỵ, lại dùng trị độc lở giang mai, đàn bà hạ nguyên hư lạnh, băng lậu.

7) Bản thảo mông thuyên: Tan sương đãng, đuổi phong thấp, lưng chân đau, eo lưng đau.

8) Sinh thảo dược tính bị yếu: Thanh nhiệt, tư bổ, truy phong, nuôi máu tan nhiệt, làm trà uống thư ruỗi gân, trơn đường lạc.

9) Ngọc thu dược giải: Trị bệnh lỵ

10) Y lâm soạn yếu: Bền thận tả hỏa. 

11) Bản thảo tải tân: Bổ khí ôn trung, trị âm hư, mạnh dương đạo, lợi khớp đốt, thông nước kinh, bổ máu, hòa huyết, an thai, nên đau.

12) Dược tài học: Trị cao huyết áp kiểu xơ cứng động mạch.

13) Liêu ninh kinh tế thực vật: Trị viêm thận kiểu uất huyết, kinh nguyệt khó khăn, khạc ra máu, loa lịch (hạch), mọi bệnh tạng tâm cùng bệnh phổi thời kỳ đầu.

14) Hồ Nam dược vật chí: Trị can phong quay cuồng xây sấm, tứ chi ngứa tê, nhức đau, nội thương ho hắng, trẻ con co quắp.

15) Quảng Tây dược thực danh lục:  Trừ phong thấp, tiêu sưng, thanh nhiệt, trừ đờm, thuận khí, ngừng ho, trị bệnh ly, lở ghẻ, nôn máu, sa tử cung.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm: 

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ