Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Bạch tiền còn gọi: Thạch lam, thấu dược (Đường bản thảo).

– Tên nước ngoài. 

a- Theo TQ dược học Đại từ điển): Vincetoxicum japonicum, morr et dene var, purpurassenr, maxim. (Vincetoxicum purpurascens, morr et Denel (V, Vernyi, Fr et Sau) (La Tinh).

Thuộc họ: Bạch tiền, thuốc dùng rễ. . .

b- (Theo từ điển “Từ Hải”) Cynanchum japonicum var purpurascens.

Thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae) 

1. Bộ phận dùng thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Bạch tiền là rễ cây Bạch tiền (Cynanchum slauntoni), họ Thiên lý (Asclepiadaceae).

– Thu hái: Miền bắc thu hoạch vào 2 mùa Xuân, Thu. Miền Nam thu hoạch vào mùa hè. Đào rễ lên, rửa sạch đất, bỏ rễ nhỏ và vỏ thô. Đang lúc còn tươi thì mổ dọc rút  lõi, phơi khô.

– Bào chế:  Phàm dùng bạch tiền dùng cam thảo tươi, ngâm một lúc lâu lấy ra bỏ đầu râu, sấy khô dùng.

2. Vị thuốc bạch tiền theo Đông y

– Tính chất: Ngọt, hơi ấm (có sách ghi hơi lạnh), không độc. 

– Quy kinh: Vào kinh phế

– Công dụng: Tuyên phế, giáng khí, hạ đờm ngừng ho, dùng làm thuốc trừ đờm trấn ho.

– Chủ trị: Ngực sườn khí nghịch, ho khí xốc lên, thở hít muốn tắt.

* Liều lượng: 6g-12g/ngày

* Kiêng kỵ: Không thực tà cấm dùng.

Vị thuốc Bạch tiền

Vị thuốc Bạch tiền

3. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Đời nhà Tống. Đại Minh chư gia bản thảo bàn về bạch tiền rằng: Trị các bệnh về khí, khí phế phiền muộn, khí thận bôn đồn. 

2) Đời nhà Minh. Lý Thời Trân bản thảo cương mục bàn về bạch tiền rằng: Giáng khí xuống, hạ đờm xuống.

3) Đời nhà Minh. Mâu Hy Ung bản thảo bàn về bạch tiền rằng:

Bạch tiền cảm chịu cái khí mùa thu mà được cái vị xung của thổ, cho nên vị ngọt cay, khí hơi ấm. Tô Cung lại bảo khí hơi hàn không giống, vào kinh thủ thái âm phế, là thuốc chủ yếu chữa người bệnh phổi. Ngọt có thể hoãn, cay có thể tan, ấm có thể hạ xuống, vì nó giỏi dẫn khí xuống cho nên chủ trị ngực sườn khí ngược, ho hắng khí ngưỢC lên, hai bệnh đều là khí thăng lên, khí ngược lên, đờm theo khí ủng trệ sinh ra, khí giáng xuống thì đờm tự giáng xuống, đờm giáng xuống thì bệnh tự khỏi.

4) Đời Thanh. Dương Thời Thái bản thảo nói:

Bạch tiền chủ trị đầu tiên nói ngực sườn bị khí nghịch, ôi! Trong ngực vốn là chỗ ở của phế, mà sườn là con đường âm dương lên xuống vậy. Lại chủ trị ho ngược khí xốc lên, hô hấp muốn tuyệt, ôi! Hô hấp tức khi lên xuống, âm dương chia nhau ra lại hợp lại, phế làm khí, chủ đi suốt mạch tâm mà làm việc hít thở, hít thở muốn tuyệt đó là có lên không xuống, hoặc âm hoặc dương đều có thể bệnh, như chân âm ở dưới không đủ không thể với tới chân dương ở bên trên thì không thể hít lên mà khí không xuống được. Chân dương ở trên không đủ thì không thể sinh ra cái âm bên dưới, thì không thể đi xuống mà khí không xuống vậy. (Đó là trung khí quá hư mà mất chức năng nên uống Tễ lớn sâm kỳ mà khỏi). Hai cái đó đều là chứng hư không phải bạch tiền có thể chữa được. Chỉ là bệnh hậu thiên khí huyết thiên lệch cái này thắng cái kia gây nên, trên mà thực thì dưới phải hư, dưới thực thì trên phải hư, tùy theo vị chủ trị mà lấy vị tư dưỡng dẫn đường thì mới đạt được.

4. Các học thuyết gần đây

+ Trương Sơn Lôi nói: Bạch tiền chuyên chủ trị người bệnh phổi, là thuốc chủ yếu trị ho giáng khí. Biệt lục bảo hơi ấm, vì để trị ho lạnh, muốn tan lạnh của họ lạnh thì tính chất tất phải hàm ý ôn dưỡng vậy. Song bạch tiền trị ho, không phải chỉ một mặt ho lạnh, dù đờm hỏa khí ủng tắc ngược lên sinh họ cũng chữa được thì lại tựa hồ như lạnh đi xuống, cho nên Tô Cung đổi làm “hơi hàn”.

Song có thể ngừng ho là ở chỗ bình cái nghịch, thuận cái khí, khiến khí đục ở dưới cách mô không lên mà xâm phạm phế kim được, nên khí phế được thuận cái tính thanh túc mà họ tự trừ được.

Đó là lấy nghiêm túc yên lặng làm dụng tất không thể vội nói là “ôn”.

Vả lại xưa nay chủ trị thường dùng cho chúng hỏa nghịch khí thăng lên, không chứng nào không khỏi. Nếu lấy thuyết hơi hàn như Tô Cung nói là sở trường của bạch tiền thì cái họ của tà lạnh ẩm lạnh, dược vị cay ấm mở phế, đã có nhiều vị chuyên trách, không phải là kỹ năng sở trường của bạch tiền. .

Lại còn Trình Trung Linh trong “Y học tâm ngộ” bài “Chỉ thấu tán” chữa họ mới mắc hoặc ho lâu ngày đều công hiệu. Phương dùng: Kinh giới Tử uyển Bạch tiền; Bách bộ; Cát cánh; Cam thảo; Trần bì.

Cùng nghiền nhỏ. Nếu mới cảm thì gừng tươi điều uống. Nếu ho lâu thì nước cơm điều uống, đều mỗi tối lúc đi nằm uống 3 – 4 đồng cân, lập phương thật có ý sâu. Thực ra tức gốc ở “ngoại đài bí yếu” dẫn “phương cận hiệu” có bạch tiền, cát cánh, tang bì, cam thảo trị ho lâu nhổ ra máu, cùng với “thâm sư phương” có: bạch tiền, tử uyển, bán hạ trị ho lâu thì ngược lên, mình sưng khí ngắn bụng đầy, ngày đêm không nằm được, trong họng rít khò khè cò cử như tiếng gà nước.

Họ Trình không dùng tang bì ức giáng xuống lại thêm Kinh giới, Trần bì cay tan, lại hợp với Tử uyển, Bách bộ ấm nhuận, ý lý chu tất kín kẽ, nên cho uống là công hiệu ngay, nhưng không phải làm tán bột lúc đi nằm uống thì cũng không công hiệu, điều này rất chí lý, thày thuốc mới vào đời cần nghĩ sâu thể nghiệm mới hiểu được, mới có thể cùng bàn đạo lý này được.

5. Phối hợp ứng dụng vị Bạch tiền

1) Trị ho lâu nhổ ra máu: 

Bạch tiền 30g; Cát cánh 30g; Tang bạch bì 30g. Đều sao, nước 6 lít nấu còn 1 lít chia 3 lần uống, kiêng thịt lợn và tùng thái (Ngoại đài bí nếu)

Ghi chú: Tùng thái là rau tùng tức bạch thái, có tên nước ngoài là: Brassica chinensix, L Var (La Tinh) thuộc họ Hoa thập tự.

2) Trị ho lâu khí xốc lên, mình sưng ngắn hơi, chướng đầu, ngày đêm dựa tường không nằm được, thường cò cử như tiếng gà nước

Dùng Thang bạch tiền làm chủ mà chữa. 

Bài thuốc: Bạch tiên 2 lạng; Tử uyển 3 lạng; Bán hạ 3 lạng; Đại kích 7 hợp. Nước 1 đấu ngâm 1 đêm nấu còn 3 tháng chia vài lần uống, cấm ăn thịt dê, cho đường càng tốt. (Thâm sư phương).

3) Trị ho lâu, ho hắng khục khạc, trong họng có tiếng, không ngủ được. 

Dùng bạch tiền sấy nghiền nhỏ, mỗi lần rượu ấm điều uống 2 động cân. (Thâm sư phương) 

Nguồn: L/Y Hy lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm