Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Ô dược còn gọi: Bàng kỳ (Bản thảo thập di). Oải chương (Cương mục). Hương diệp tử thụ, bạch diệp sài, suy phong tán, thanh trúc hương, tiền kỳ sài, tiền sài đầu, diêm ngư tử sài.

– Tên khoa học: Lindera strychnifolia (sieb et zucc). Họ Long não (Lauraceae). 

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Ô dược là rễ phơi khô của cây Dầu đăng. họ Long não (Lauraceae)

– Mô tả dược liệu: Rễ Ô dược hình thoi, hơi cong. 2 đầu hơi nhọn, phần giữa phình to dài khoảng 10 cm. Mặt ngoài màu nâu vàng, có vằn nứt ngang và nếp nhăn dọc. Rễ cứng, khó bẻ, mặt bẻ ngang màu nâu nhạt hơi hồng, ở giữa màu đậm hơn, có vằn tròn. Mùi hơi thơm, vị hơi đắng, cay.

– Thu hái: Có thể thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa thu đông hoặc  xuân.

– Bào chế:

Luyện bỏ tạp chất, chia loại lớn nhỏ, dùng nước ngâm kỹ, căn cứ mùa mà thay nước, phòng ngừa phát thối, kịp thời rửa sạch cắt miếng phơi khô. Nếu đã cắt miếng lúc tươi thì phải rây bỏ tro bụi đi.

2. Tác dụng dược lý

Dùng ô được trường kỳ nuôi chuột lớn, có thể khiến thể trọng tăng thêm nhanh hơn so với tổ đối chiếu.

Dùng phép cắt giảm thứ tự đối Với thỏ đã gây mê, quan sát phán ứng tại chỗ của ống ruột phát hiện thấy ô dược thiên thai và quảng mộc hương có thể là thành phần chủ yếu của “Thang bài khí”.

“Thang bài khí” đối với ruột thỏ đã tách khỏi cơ thể, tuy không ảnh hưởng rõ ràng, như rót vào dạ dày, hoặc tiêm tĩnh mạch đối với chó đã gây mê, thì đối với ống ruột vẫn ở vị trí có tác dụng xúc tiến nhu động ruột, Sơ bộ cho rằng có thể là thông qua thần kinh mê tẩu gây ra.

Vị thuốc Ô dược

Vị thuốc Ô dược

3. Vị thuốc Ô dược theo Đông y

– Tính vị: Cay, ấm. 

+ Khai bảo bản thảo: Vị cay ấm, không độc. 

+ Dược phẩm hóa nghĩa: Vị cay kiêm hơi đắng, tính ấm. 

– Về kinh: Tỳ, phế, thận, bàng quang, vy, can. 

– Công dụng chủ trị:

Thuận khí, mở uất, tan lạnh, ngừng đau. Trị khí nghịch, ngực bụng chướng đầu, thức ăn các đêm không tiêu, phản vụ nôn ra thức ăn, hàn sán, cước khí, tiểu tiện luôn nhanh.

+ Bản thảo thập di:

Chủ trị trúng ác tâm bụng đau, thức ăn cách đêm không tiêu, trời làm dịch chương, khoảng bàng quang thận công xung lên làn lưng và thăn lưng đau, đàn bà bệnh huyết khí, trẻ con bệnh mọi thứ trùng.

+ Nhật Hoa tử bản thảo:

Trị các loại khí, trừ các loại lạnh, hoắc loạn cùng phân vụ nôn ra thức ăn, tả lỵ, nhọt, vảy, ghẻ, lông tóc rụng, hủi, kiêm giải lạnh nóng.

+ Vương Hiếu Cố: Lộ nguyên khí. 

+ Cương mục: Trị trung khí, cước khí, sát khí, quyết khí đầu đau, sưng chướng suyễn thở, ngừng tiểu tiện nhanh cùng đái đục trắng.

+ Bản thảo thông huyền: Trị, điều lý uất kết 7 thứ tình chí, khí huyết ngưng trệ, hoắc loạn nôn tả, đờm thức ăn lưu cữu trong người. 

+ Ngọc thu dược giải: Phá ứ tiết đầy, ngừng đau tiêu chướng.

* Cách dùng lượng dùng: Uống trong: Sắc uống 4g – 16g/ngày, mài ra nước, hoặc cho vào hoàn tán. 

 * Kiêng kỵ: Khí hư, nóng bên trong kiêng uống.

+ Y học nhập môn: Sơ tán tuyên thông, mạnh hơn hương phụ, không thể uống nhiều.

+ Bản thảo kinh sơ:

Người bệnh thuộc khí hư thì kiêng, đàn bà kinh nguyệt đến trước kỳ, tiểu tiện ngắn đỏ, cùng ho hắng nóng bên trong, miệng khát, miệng khô, lưỡi đắng, không ngủ được, các loại bệnh âm hư nóng bên trong, đều không nên uống.

+ Bản kinh phùng nguyên: Không thể gặp lửa. 

4. Phương thuốc chọn lọc có vị Ô dược

1) Trị khí phong công rót tứ chi, khớp xương nhức đau, khắp mình tê ngứa khó chữa, đầu mắt quay cuồng xây xẩm, liệt trái liệt phải, nói năng ngọng nghịu, gân mạch co rút, cước khi đi bộ khó khăn, chân gối mềm yếu, đàn bà phong máu, người già khí lạnh, công lên ức ngực, hai sườn nhói đau, tâm bụng bành chướng, nôn tả ruột reo:

Ma hoàng (bỏ rễ, đốt) 2 lạng; Xuyên khung (sao lúa); Cam thảo (sao); Chỉ sác (sao lúa); Bạch chỉ; Cát cánh đều 1 lạng; Trần bì; Ô dược đều 2 lạng; Bạch cương tàm (bỏ tơ, miệng, sao) 1 lạng; Can khương nướng 1/2 lạng. Cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân, nước 1 bát con, cùng tươi 3 lát, táo 1 quả, sắc còn 7 phần uống ấm.

(Cục phương” Ô dược thuận khí tán)

2) Trị khí lạnh, huyết khí, phì khí, tức bôn khí, phục lượng khí, bôn đồn khí, nhói tim đau như cắt, ra mô hôi lạnh, suyễn thở muốn chết:

Thiên thai ô dược (loại nhỏ, tấm rượu 1 đêm sao); Hồi hương (sao); Thanh quất bì (bỏ cùi trắng sao); Lương khương (sao). Lượng bằng nhau nghiền nhỏ, rượu ấm nước tiểu trẻ điều uống.

(Vệ sinh gia bảo phương) 

3) Trị tâm bụng đau khí

Ô dược mài nước đặc 1 chén, cho vào 1 miếng Quất bì, Tía tô 1 lá sắc uống. (Tân hồ tập giàn phương)

4) Trị chướng đầu bị tắc thất tình lo nghĩ sinh ra

Thiên thai ô dược; Hương phụ; Trầm hương; Sa nhân; Quất hồng; Bán hạ nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 2 đ.cân, sắc nước đang tâm điều uống. (“Xích thủy huyền châu” Ô dược thuận khí tán)

5) Trị khắp mình chướng đau, khí huyết ngưng trệ

Hương phụ (chia 4 phần chế với dấm, rượu, tiểu trẻ, muối); Ô dược cùng nghiền nhỏ, rượu điều uống 4 – 5 phân.(“Thận trai di thư” Hương phụ tán)

6) Trị 7 thứ tình thương cảm, khí xốc lên suyễn thở, trở ngại buồn bực không ăn:

Nhân sâm; Binh lang; Trầm hương; Thiên thai ô dược. 4 vị đều mài nước đặc, trộn đều làm 7 phần chén, sắc 3 – 5 lần sôi uống ấm. (“Tế sinh phương” Tứ ma thang)

7) Trị khí quyết đầu đau, đàn bà khí thịnh đầu đau, cùng sau đẻ đầu đau:

Xuyên khung cùng; Thiên thai ô dược. Lượng bằng nhau nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 2 đồng cân, hành, trà điều uống. (Cương mục)

8) Trị sau đẻ khí nghịch, thức ăn trệ động chướng đau:

Trần bì 1,5 đ.cân; Hương phụ 2,0 đ.cân; Chỉ sác 1,5 đ.cân; Hoắc hương 1,5 đ.cân; Hậu phác 1 đ.cân; Trạch tả 2 đ.cân; Ô dược 2 đ.cân, Mộc hương 7 phân – 1 đ,cân Cùng sắc uống. (“Thẩm thị tôn sinh thư” Bài khí ẩm)

9) Trị khi có thai, sau khi đẻ khí huyết không hòa, bụng chướng đau:

Ô dược 3 đ.cân; Hương phụ 3 đ.cân; Đương qui 3 đ.cân; Xuyên khung 3 đ.cân. Tất cả đều sao với rượu sắc – uống. (Bản thảo thiết yếu). 

10) Trị sau đẻ bụng đau 

Thiên thai ô dược; Đương quy. Nghiền nhỏ, rượu ngâm đậu , điều uống. (Chu thị tập nghiệm y phương – Ô dược tán) 

11) Trị tiểu trang sán khí

Ô dược 1 lạng; Thăng ma 8 đ.cân. Nước 2 chung sắc còn 1 chung phơi sương một đêm, lúc đói và nóng. (Tôn thiên nhân tập hiệu phương)

12) Trị can thấp cước khí

Ô dược 1 lạng. Thìa là một phân. 2 vị sao khiến sắc vàng cùng nghiền nhỏ rượu ấm điều uống 2 đ.cân. Nếu là can cước khí, dùng 1 quả Khổ luyện tử, nước tương quả bách 1 thăng sắc còn 5 hợp, điều uống. (“Bác tế phương” Ô dược tán)

13) Trị cước khí đau như cắn, lúc mới phát

Ô dược (không phạm đồ sắt) rửa sạch rồi ngâm rượu 1 đêm, sáng hôm sau lúc đói uống ấm, đi đại tiện lỏng là khỏi, cho vào chút ít xạ hương càng hay. Đau vào bụng thì lấy ô dược cùng nấu với trứng gà trong nồi đun 1 ngày, bỏ trứng gà, lấy nước uống và cắt miếng ô dược ăn. (Vĩnh loại ngâm phương).

14) Trị kinh thận hư lạnh, tiểu tiện hoạt sác cùng đục trắng

Thiên thai ô dược (cắt vụn); Ích trí tử (to, bỏ vỏ, sao). Lượng bằng nhau, nghiền nhỏ. Ngoài ra dùng Hoài sơn sao vàng viên như hạt ngô đồng, phơi khô, mỗi lần uống 50 viên. Nhau  vài chục hạt hồi hương nước muối hoặc rượu muối điều uống.

(Ngụy thị gia tàng phương” Cố chân đan tức “Phụ lương phương” Xúc tuyền hoàn)

15) Trị trẻ con mạn kinh, hôn mê mờ mịt trầm lặng hoặc co quắp

Ô dược mài nước nước rót vào miệng (Tế cấp tiêu phương). 

16) Trị trẻ con cam tích

Thiên thai ô dược; Kê nội kim; Ngũ cốc trùng.

Lương bằng nhau, thêm vào thanh đại 5% (ví dụ Thai ô dược bột sạch dùng 1 lạng thì Thanh đai dùng 5 phân) nghiền nhỏ trộn đều, mỗi sớm rượu ấm điều uống lúc đói 1 – 3 đ.cân, uống liên 1 tháng. (Triết Giang trung y tạp chí” Ô kim tán”12: 32 (560) 1958).

17) Trị tả ra máu, lỵ ra máu

Ô dược không kể nhiều ít, lửa tro nóng sao tồn tính, nghiền nhỏ, cơm gạo cũ hoàn viên như hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên nước cơm điều uống.(“Thánh Lễ tổng lục” Ô kim hoàn)

18) Trị vấp ngã tổn thương vùng lưng tổn thương càng nên:

Ô dược 1 lạng; Uy linh tiên 5 đ.cân. Sắc nước uống. (Giang Tây thảo dược) 

5. Các nhà bàn luận về Ô dược

1) Bản thảo chiên nghĩa:

Ô dược, xem ra khí ít, tẩu tiết nhiều, nhưng không quá cứng mạnh, cùng trầm hương mài uống, trị ngực bụng khí lạnh rất là thỏa đáng. 

2) Cương mục:

Ô dược, cay, ấm, thơm, chạy suốt, có thể tan mọi khí, cho nên “Huệ dân hòa tễ cục phương” trị 7 thứ tình bị uất kết, khí xốc lên suyễn gấp dùng “Tứ ma thang” trong giáng kiêm thăng, trong trệ kiêm có bổ vậy: “Chu thị tập nghiệm phương” trị hư hàn tiểu tiện luôn dùng “Súc tuyến hoàn” để thông kinh dương minh và kinh thiếu âm vậy”.

3) Bản thảo kinh sơ:

Ô dược cay ấm tan khí, bệnh thuộc khí hư phải kiêng, người đời phần nhiều cùng hương phụ cùng dùng, trị các bệnh khí của con gái, không biết rằng khí có hư có thực, có hàn có nhiệt, khí lạnh và khí đột ngột dòng vốn là thích nghi. Còn khí hư khí nhiệt mà dùng có thể không để lại tai họa ư? 

4) Bản thảo tân biên:

dược, sản phụ hư mà thai khí không thuận, nhất thiết không thể dùng, dùng thì thai lập tức ra. Người cho rằng thuận khí dùng, ai biết rằng ô dược có thể thuận cái khỉ thai thực mà không thể thuận cái khí thai hư? Chẳng riêng gì khi thai, phàm người khí hư đều không thế thuận, chỉ có người huyết hư mà kiêm uất trên thì nên vậy.

5) Bản thảo cầu nguyên:

Ô dược, công cùng mộc hương, hương phụ cùng là một loại, nhưng mộc hương thì đắng ấm, vào tỳ dẫn trệ dùng cho thức ăn tích thì nên; hương phụ cay đắng vào 2 kinh can đởm, mở uất tan kết, mỗi khi dùng chữa ưu uất thì hay. Vị ô dược này thì tà nghịch lên ngang ngực, không chỗ nào không đạt tới, cho nên dùng để làm thuốc chủ yếu chữa tà ngược lên ngực bụng vậy.

6. Tư liệu tham khảo

1) Theo Lĩnh nam bản thảo: Hải Thượng Lãn Ông:

Ô dược thường tên gọi ô dược 

Ấm, cay, không độc, thúc đẩy được..

Tim đau, bụng chướng mới ung thu.

Cước khí xông lên và chướng ngược.

 2) Theo Hồng nghĩa giác tu y thư (Tuệ Tĩnh).

Chủ yếu dùng để thuận khí. 

3) Hạt ô dược (ô dược tử) 

Chủ trị: .

Âm độc thương hàn, bụng đau muốn chết, lấy 1 bát sao thấy khói đen, cho vào trong nước sắc 3 – 5  lần sôi, uống 1 bát to, mồ hôi ra dương hồi thì khỏi. 

4) Lá non ô dược 

Chủ trị:

Sao, uống thay trà, bố trung cho khí, ngừng tiểu tiện luôn.  Lý Thời Trân nói: Ô dược dưới thông thiếu âm thận, trên điều lý nguyên khí của tỳ vị, cho nên Chu Đan Khê “Gián âm hoàn” trong đó có thêm là Ô dược vậy.

5) Hy Lãn: Ô dược của ta, ta gọi là ô dược nam, hay cây dầu đắng, có tên khoa học là: Lindera myrrha (Lour) Merr và các cây (Laurus mori ha lour, Litsea trinervia,pers. Tetranthena trinervia spreng, Daphnidium myrrha nees).  Ở nước ta chưa thấy chứng minh hay thực nghiệm, nhưng ít về hình thể củ ô dược nam có hình chuỗi tựa thiên thai ô dược, vả lại cùng họ long não (Lauraceae). Khi sử dụng thấy có mùi thơm vị đắng. Trong chữa trị lâm sàng tôi hay dùng thay thiên thai ô dược, tuy chưa đúc kết kinh nghiệm song vẫn thấy có tác dụng, nên coi ô dược thiên thai Trung Quốc làm cơ sở dùng vào ô dược ta, chờ có ai nghiên cứu chứng minh sau

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm