Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Cây mơ hay còn gọi: Hạnh, khổ hạnh nhân, abricotien (Pháp), má pheng (Thái) mai. Trung Quốc gọi mai thực. Tên đời cổ Trung Quốc gọi: Sinh thanh mai, hoàng thục mai.

– Tên khoa học: Prunus armeniaca L (Armeniaca vulgaris LamK) Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae) 

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Các vị thuốc từ cây mơ

1) Thổ hạnh nhân (Semen Armeniacae amarae) là hạt khô của cây mơ, đập vỡ lấy nhân gọi là nhân hạt mơ tức mai hạnh nhân.

2) Nước cất hạt mơ Aqua ameniacae chế từ hạt mơ.

3) Ô mai (Fructus Armenicae praeparatus) là quả mơ chế và phơi hay sấy khô, còn gọi mơ đen, còn gọi ô mai chế.

4) Dầu hạnh nhân (Oleum Ameniacae) là dầu ép từ hạt mơ.

5- Bạch mai chế là quả mơ muối, còn gọi là sương mai, phơi khô cất dùng làm thuốc.

– Hình thái cây, quả

Cây mơ là một loại cây nhỏ, cao chừng 4 – 5m. Lá mọc so le, có cuống. Phiến lá hình bầu dục, nhọn

đầu, mép lá có răng cưa nhỏ. Cuối mùa đông ra hoa có 5 cánh sắc trắng hoặc màu hồng, mùi thơm. Quả chín vào tháng 3 – 4.

Quả mơ là hình cầu tròn, nhỏ như quả táo chua to, lớn như quả hình, Vỏ quả có lông tơ, đến mùa hạ thời tiết mùa mơ kết quả khi chưa chín màu xanh chả, sau khi chín sắc vàng hạnh, vàng xanh, hơi xen sắc hóng, bên trong có nhiều thịt quả mm, nhiều dịch không cặn bã, hàm chứa mùi thơm, nhai nhá tương đối chua, có thể dùng ăn hoặc làm thuốc. 

– Thu hái: Tháng 3-4 mùa quả chín, vỏ chuyển vàng.

– Cách chế:

Dùng quả mơ nửa xanh nửa chín mỗi quả dùng 1 lạng muối (muối ít không tốt) hòa nước ngâm 1 ngày 1 đêm, lấy ra phơi khô, lại ngàm lại phơi, ngâm đến khi hết muối làm mức. Mỗi 2 quả dùng ba đồng tiền xanh kẹp vào 1 quả mơ muối lấy dây buộc chặt, cất vào trong bình, gói chặt trát kín chôn vào trong đất, ước qua hơn 100 ngày lấy ra dùng, chôn dưới đất 1 năm là tốt, vì càng lâu càng tốt.

Lại có người dùng đường cùng muối ngâm, gọi là bạch mai (nơ trắng).

Muốn có ô mai phải hun, bằng cách dùng rơm đốt ra tro hòa với nước bỏ mơ vào ngâm nửa ngày rồi cho vào chõ đốt, lót lá chuối tiêu đồ qua phơi khô, để trên bếp xông khói cho khô đen sẽ dùng. Gọi là Ô mai chế. – Cách chế nước cất hạt mơ: Nhân hạt mơ 1200 gam; Nước lã 2000ml; Cồn 90° vừa đủ; Nước cất vừa đủ

Giã nhân hạt mơ ép bỏ dầu đi (dầu hạt mơ này có thể dùng với tên dầu hạnh nhân) cho bã vào nồi cất thêm nước lã vào, khuấy đều. Để yên 2 giờ trở lên, cất lấy hơi nước. Đầu ống dẫn hơi được nhúng vào bình trong đó đã chứa sẵn chừng 300ml cồn 900..

Khi cất được cả cồn và nước 900ml thì thôi.

2. Tác dụng dược lý

Người ta cho rằng thịt quả mơ có tác dụng đỡ khát nước, giảm lượng mồ hôi, giảm lượng muối mất đi, bớt hiện tượng đái máu vi thể, làm sức bền bỉ dẻo dai là do các axit hữu cơ, chất đường, vitamin C

Nhân hạt mơ có tác dụng do chất amygdalin chất này vào cơ thể sẽ cho HCN và andehyt benzoic hay benzandehyt, Chất HCN tác dụng đối với trung khu thần kinh, lúc đầu có tác dụng hưng phấn, sau ức chế có thể dẫn tới co quắp và sau đó hôn mê. Đối với trung khu hô hấp lúc đầu cũng có tác dụng kích thích, về sau ức chế.

Nhưng HCN là một chất độc, dùng quá liều có thể gây tử vong, nhưng khi dùng liều nhỏ, hoặc uống amygdalin vào cơ thể chất HCN chỉ giải phóng từ từ, sẽ có tác dụng trấn tĩnh trung khu hô hấp, do đó dùng chữa ho.

Vị thuốc từ cây mơ

Vị thuốc từ cây mơ

3. Vị thuốc Ô mai theo Đông y

– Tính vị: Chua, bình, không độc

– Quy kinh: Vào kinh tỳ, can, phế

– Chủ trị

Đờm rãi ủng tắc, họng như có vật, khoảng cách mô đau, nôn không ra, nuốt không xuống, đó là mai hạch, cách khí, dùng vị này ngậm miệng nuốt nước, vào họng bèn tiêu.

Ô mai được dùng làm thuốc chữa ho trừ đờm, hen suyễn, khó thở, phù thũng, ngậm hoặc uống. Ngày uống 3 – 6 gam.

Còn dùng chữa giun như ô mai hoàn; còn chữa giun chui ống mật, chai chân, làm rụng trĩ. Dầu hạt mơ làm thuốc bổ, thuốc nhuận tràng Với liều 5 – 15ml, dùng dưới hình thức thuốc sữa. Còn dùng làm thuốc bôi trừ nẻ, bôi tóc cho trơn bóng.

– Nước cất hạt mơ có độc dùng phải cẩn thận, Dùng để chữa ho, khó thở, nôn mửa, đau dạ dày. Mỗi lần dùng 0,5 – 2ml. Cả ngày có thể dùng 2 – 6ml. Tối đa một lần 2ml.

– Liều lượng: 3g-6g/ngày (bỏ hạt dùng thịt, dùng sống hay sao đen tồn tính).

4. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Đời Đường. Mạnh Tiên dùng nhân hạt mơ trừ phiền nhiệt.

2) Đời Minh. Lý Thời Trân dùng trị ngón tay chệch, sai, thốt nhiên sưng đau, giã nhừ hòa dấm ngâm.

3) Lãn Ông. Lĩnh nam bản thảo nói về quá mơ, ô mai chế và bạch mai chế như sau:

– Mai tử là tên gọi quả mơ (ở đây gọi mai thực).

Vị ngọt, không độc tính bình hòa 

Làm thuốc, làm sương ô mai chế.

Chớ nên ăn sống hại răng mà.

mai chế là quả mơ đen. 

Chua, chát, ấm, hòa, giải nhiệt phiên.

Liếm phế, an tâm, trừ lộ tả. 

Ngược tả, đờm rãi, khát đều lên. 

– Bạch mai chế là quả mơ muối.

Lạnh, chua, không độc, trừ đờm giỏi.

Cầm máu, sinh tân, lợi yết hầu.

Đờm, quyết, trúng phong, kiết ly khỏi.

Vị thuốc ô mai

Vị thuốc ô mai

5. Phối hợp ứng dụng vị Ô mai

1) Chữa kiết lỵ khát nước: Ô mai 2 – 3 quả thêm nước vào đun sôi, giữ sôi 15 phút. Dùng uống thay nước trong ngày.

2) Chữa giun chui ra mồm, mũi: Ô mai 5 quả thêm 300ml nước, đun sôi, giữ sôi 15 phút, thêm đường cho vừa ngọt, cho uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.

3) Chữa băng huyết: Ô mai 7 quả thiêu tồn tính, tán nhỏ, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng nước cơm chiều thuốc.

4) Ô mai hoàn. Yên giun, ngừng đau.

Ô mai nhục 9 đ.cân; Hoàng liên 16 đ.cân; Hoàng bá 6 đ.cân; Đảng sâm 6 đ.cân; Đương qui 4 đ.cân; Chế phụ tử 6 đ.cân; Quế chi 6 đ.cân; Xuyên tiêu (sao) 4 đ.cân; Can khương 10 đ.cân; Tế tân 6 đcân

Với tỉ lệ trên phơi hoặc sấy khô, tán bột, thêm mật và phụ gia chất dính, hoàn viên dùng mỗi lần uống 10g ngày 1 – 3 lần, lúc đói bụng uống.

5) Thang trừ giun số 1. Yên giun đuổi giun.

Binh lang 30g; Sử quân tử 30g; Khổ luyện căn bì 15g; Ô mai 2g; Mộc hương 13g

6. Các vị thuốc khác từ cây Mơ

a) Nhân hạt mơ (Mai hạnh nhân)

Đây là cái nhân trong hột quả mơ. 

+ Tính chất: Chua, bình, không độc. 

+ Chủ trị: . Sáng mắt, ích khí, không đói.

b Cành mơ (Mai ngạnh) 

– Thu hái bào chế: Dùng đài xanh ấy cho vào làm thuốc là tốt, đồng thời nên kiêm có lá tạo nên cành thì dùng.

– Chủ trị: Thông khí cách mô trên dưới, đồng thời trị  đàn bà đẻ non. (Bảo sản thân hiệu phương)

Phàm đàn bà có mang 3 tháng, lâu quen đẻ non trăm thuốc không Công hiệu, dùng 3 – 5 cành mơ, sắc nước đặc uống, lại uống “Thang long nhãn” không có trường hợp nào không giữ được. (Đạo thính tập) 

c) Lá mơ (Mai diệp)

– Tính chất: Chua, bình, không độc. 

– Chủ trị: Trị hưu tức ly (2) cùng hoắc loạn sắc đặc nước lá mơ uống.

d) Rễ cây mơ (Mai thục căn)

Thu hái: Lấy rễ không ra ngoài đất, còn nằm kín trong đất sử dụng.

Chủ trị:Phong tý. Từng thời đại đã dùng để chữa

Đời Tống: Đại Minh dùng sắc nước uống, trị miệng nôn trên tháo ngừng hưu tức ly.

– Tư liệu tham khảo

+ Rễ cây mơ lộ ra ngoài đất không thể dùng nếu dùng là giết người. (Cương mục)

+ Trẻ con mới sinh dùng rễ cây mơ cùng rễ đào lý, nấu nước tắm thì không có mối lo lở loét do nhiệt. (Thôi thị toát yếu). 

(1) Quả thiều trị bạo lý, khí lạnh ở tâm bụng.

(2) Hưu tức ly là ly lúc phát lúc ngừng, chứng này phần nhiều do đầu tiên mất thông lợi, dẫn đến tà thấp nhiệt lưu ở khoảng mạch xung mạch nhân, lâu thì khí huyết càng hãm, khí thanh dương không lên, cho nên luôn luôn năm này qua năm khác mà không khỏi hẳn,

(3) Hoắc loạn là miệng thì nôn mà đít lại muốn tả, thường nói miệng nôn trôn tháo. Tối đa cả ngày 6ml.

Chỉ xác 7g; Xuyên tiêu 3g; Tế tân 3g; Can khương 3g; Huyền minh phấn 10g. Sắc chia 2 lần uống. 

e) Hoa mơ (Mai hoa) 

– Tên thường gọi: Hoa mơ hồng, hoa mơ xanh. – Tên cổ trong sách cổ: Cảo (Cương mục). Tên khoa học: Prunus mume, Set Z. Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae) – – Tính chất: Hơi chua, sáp, không độc. 

– Công dụng:

Mở vị, tan uất, sinh tân ngừng khát, giải nóng nắng trừ phiền, an thần, định phách, điều đờm nóng, sáng đầu mắt, lợi khí, bình can,

– Chủ trị: Đờm nhiệt ủng trệ, hạch, lở loét môi, bướu cổ, lao, thai độc từ trên thiên, các loại trúng độc.

– Thu hái: Dùng loại đài hoa xanh lá đơn cho vào thuốc là tốt. Còn bao ngam thì lực thuốc tương đối mạnh. lúc thu hái không dùng tay người lái càng tốt.

– Phối hợp ứng dụng: 

+ Phương trị loa lịch (hạch).

Lấy trứng gà khoét ra 1 lỗ thủng cho vào 7 đóa hoa mơ đài xanh, đầy miệng hở quả trứng lại cho vào hấp Cơm chín, bỏ hoa mơ ăn trứng, mỗi ngày 1 quả, 7 ngày khỏi. 

+ Trị trên môi sinh lở loét Lấy cánh hoa mơ trắng dán vào thần hiệu nếu môi nứt nẻ ra máu bèn ngừng. (Xích thủy huyền châu phương) 

+ Thiên lý mai hoa hoàn Đi đường xa chuẩn bị dùng:

Tỳ bà diệp; Bột sắn dây khô; Bách dược tiễn, Ô mai nhục; Hoa mơ tháng chạp; Cam thảo. 

Lượng bằng nhau nghiền nhỏ, cứ môi lạng sáp ong thêm 2 đồng cân mật trắng rồi hòa thuốc bột trên vào hoàn viên như đầu ngón tay trỏ, mùa hè đi đường dài ngậm 1 viên, tân dịch sinh ra, mát lạnh thơm tho bụng, thần diệu nói không hết. (Y học chỉ nam phương) 

+ Long não cốt

Trị đậu mọc chưa thấu, tâm cuồng thấy quỉ, đậu hãm không mọc ở trong người. 

Dùng hoa mơ không kể nhiều ít, phơi khô nghiền nhỏ, thêm chút ít băng phiến, cùng nghiền nhỏ, lấy máu tim lợn trộn đều làm viên, người cuồng đởm ấy lấy nước đăng tâm dẫn, người nốt đậu tía hãm sắc nước từ thảo điều thuốc, thêm rượu vài chén nhỏ uống.

+ Mai đào đan

Trị đậu đã ra mà chưa ra, không dấy lên, không phát ra, ẩn ở trong da. Đồng thời trị chứng sởi chứng ban. Dùng: Hoa mơ 1 lạng; Đào nhân 2 đ.cân; Thần sa 2 đ.cân; Cam thảo 2 đ.cân; Ty qua 1/2 lạng.

Nghiền nhỏ, mỗi lần uống nửa đồng cân, dùng nước Sâm tô thang” điều uống.

+ Chữa đậu bị hãm đen.

Không cần hỏi, cứ thấy có nốt hãm đen răng cắn chặt, rét run cầm cập, dùng:

Hoa mơ 6 đ.cân; Xuyên Sơn giáp 1 lạng; Tiêu linh tỳ 1 lạng; Xạ hương 1 đ.cân

Tán nhỏ, mỗi lần uống từ nửa động cân đến 1 đồng cân. Nếu răng cắn chặt thêm rằng người 2 – 3 ly dùng Nội thác tán” điều uống.

7. Y gia bàn luận 

a) Lý Thời Trân nói:

Hoa mai nở mùa đông, mà quả chín mùa hè, được toàn vẹn khí mùa xuân vị rất chua, tính có thể thu liễm, ăn vào sinh tân dịch, có thể ngâm đường làm loại quả ăn, lấy nước chế nước mơ.

b) Đại Minh nói: Quả mơ ăn nhiều tổn răng hại gân, ăn mòn tỳ vị, khiến người phát sinh cách mô có đờm nhiệt, hại răng, nhá thịt quả hồ đào thì giải. Người từng uống hoàng tinh thì kiêng ăn.

c) Sách “Vật loại tương cảm chí” nói: Quả mơ nếu cùng bột quả thiểu (1) cùng ăn thì không chua, vả lại không có mối lo mềm răng.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ