Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Kim anh tử vốn gọi kim anh, hạt nó vàng nên gọi hoàng anh, (kim là vàng vì vậy hạt nó gọi kim anh tử). Tên cố trong sách cổ: Thích lệ tử (Khai bảo). Sơn thạch lựu, Sơn kê đầu tử (Cương mục).

– Tên khoa học: Rosa laevigata Michx Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).

1. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

– Bộ phận dùng: Kim anh tử (Fructus rosae laevigatae) là quá già, hay đế hoa chín phơi hay sấy khô, hoặc loại bỏ hết quả thực (ta vẫn gọi lầm là hạt) rồi mới chơi hay sấy khô của cây kim anh.

– Hình thái cây kim anh 

Cây nhỡ leo, phân cành nhiều, các có một ít gai cong, đôi khi lạm chởm những lông vàng nhạt, thưa. Lá nhẵn, dai, có 3 (ít khi 5) lá chét; cuống lá có rãnh ở mặt trên, đội khi có một ít gai nhỏ, các lá chét hình bầu dục mũi mác, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt hơn, có răng, lá chét tận cùng lớn và có cuống dài hơn, có răng nhọn ở mép và ở đầu lá. Gân chính ở mặt dưới thường có gai nhỏ, lá kèm bé, hình mũi mác hẹp, có răng tuyến ở mép, sớm rụng. .

Hoa mọc đơn độc, lớn, có mùi thơm, cuống dày, có lông lởm chởm. Đài dó ống mang nhiều lông vàng, cứng; thùy có lông ở mép và mặt trong. Cánh hoa màu trắng, hình tim ngược. Nhị rất nhiều không bằng nhau, có chỉ nhị nhăn, bao phấn hình bầu dục hay tròn. Lá noãn nhiều rời nằm trong đế hoa lõm; vòi nhụy rời có lông dạng len. Quả giả lớn, thuôn, hình trứng hay gần hình cầu, khi chín màu vàng da cam hay đỏ nhạt, phủ lông thưa, cứng, mang một vòng đài tồn tai.

Có quả vào tháng 11. Cây mọc hoang dại ở các miền thượng du, nhân dân Cao Bằng trồng lấy quả nấu cao làm thuốc bố, hoặc trồng làm hàng rào. Quả ăn được

– Thu hái: Vào mùa thu, tháng 10 – 11, khi quả chín tới (có màu đỏ). Hái về, loại bỏ tạp chất, phơi khô, loại bỏ gai cứng, nạo hết hạt bên trong là dùng được

2. Tác dụng dược lý

+ Giảm xơ mỡ động mạch: thực nghiệm gây xơ mỡ mạch máu thỏ bằng chế độ ăn nhiều cholesterol. Sau đó điều trị bằng Kim anh tử trong 2 – 3 tuần. Tất cả các trường hợp đều có giảm cholesterol và beta-lipoprotein có ý nghĩa so với lô chứng. 

+ Kháng khuẩn: nước sắc Kim anh tử có tác dụng ức chế mạnh in vitro đối với tụ cầu vàng ( Staphylococcus aureus) và E.Coli. Nước sắc Kim anh tử cũng có tác dụng ức chế virus cúm. 

Vị thuốc Kim anh tử

Vị thuốc Kim anh tử

3. Vị thuốc Kim anh tử theo Đông y

+ Tây y coi là nguồn vitamin C nên dùng để chiết xuất vitamin C.

+ Thuốc pha cả cùi và hạt chữa bệnh thần kinh với triệu chứng lo âu, bất định, trằn trọc, 15 – 30 giọt một ngày. 

– Đông y Việt Nam:

+ Tính vị: Vị chua chát tính bình, 

+ Quy kinh: Vào kinh tỳ phế thận

+ Tác dụng: Bền chặt tinh, mạnh ruột, chữa di tinh, đái són, tiểu nhiều, phụ nữ ra khí hư nhiều, tỳ hư ỉa lỏng.

*Liều uống: 6 – 12g một ngày. Lá kim anh gia cùng chút muối đắp mụn nhọt sưng đau.

* Kiêng kỵ: Người không có tà nhiệt thực hỏa không dùng.

– Theo sách Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục:

+ Bộ phận dùng: Quả thực, lá, rễ, hoa.

+ Tính vị: Quả thực: Chua, bình. Lá: Cay, bình. Rễ: Chua, sáp, bình.

+ Công dụng: Quả thực: Bổ thận, bền chặt tinh. Lá: Giải độc tiêu sưng.

Rễ: Hoạt huyết tan ứ, bỏ phong trừ thấp, giải độc, thu liễm, sát trùng.

– Theo Trung Quốc dược học đại từ điển

+ Thu hái: Tháng 9 – 10, lấy vào thời gian rất nóng.

+ Cách chế:

Khi dùng kim anh tử làm thuốc, bỏ hột, rửa sạch lông trắng (nếu không thì lông trắng trong hạt bắn vào phổi gây ho) cùng thuốc khác cùng sắc, hoặc nấu cao, hoặc tán bột, làm viên dùng.

+ Công dụng: Cố sáp tinh, trị di hoạt tinh, bền chặt ruột, ngừng tả lỵ. Dùng làm | thuốc thu liễm, lại chữa viêm niêm mạc ruột. 

+ Tác dụng: Sau khi vào dạ dày hơi có tác dụng giúp VỤ dịch không đủ, để xúc tiến công năng tiêu hóa, vào ruột có thể khiến niêm mạc vách ruột Co thắt lại, bài tiết giảm bớt, khi đến trong máu hơi có thể lành vi huyết quản co thắt, sự vận động của bạch huyết cầu cũng hơi bị đè nén giảm xuống, cho nên có công hiệu ngừng ty lui nóng.

+ Chủ trị: Tỳ tiết hạ ly, ngừng tiểu tiện lợi, sáp tinh khí, uống lâu khiến người quen chịu rét nhẹ mình.

4. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Đời Minh. Mậu Hỷ Ung bản thảo kinh sơ bàn về kim anh tử rằng:

Kim anh tử vị chua sáp, khí bình ấm không độc, khí bạc vị hậu, vào kinh túc thái dương thủ dương minh, kiêm vào kinh túc thiếu âm. Thập Tễ nói: Sáp có thể trừ thoát, tỳ hư hoạt tiết không cấm được, không có vị sáp không thể giữ được.

Bàng quang hư hàn thì tiểu tiện không cấm. Thận cùng bàng quang là biểu lý thận hư thì tinh hoạt, nên luôn theo tiểu tiện mà ra, thuốc này khí ấm vị chua, sáp, vào 3 kinh mà thu liễm khí hư thoát, cho nên chủ trị mọi chứng vậy. Tinh giữ được thì tinh khí ngày sinh ra mà dương khí đầy đủ, cốt tủy đầy, chịu đưỢC rét và nhẹ mình là vì vậy..

2) Đời Thanh. Hoàng Cung Tú bản thảo cầu chân bàn về kim anh tử rằng:

Kim anh tử sống tươi thì chua sáp, chín thì ngọt sáp, dùng thì nên thu hái lúc gần chín sẽ được cái quí của vị thuốc là hơi chua ngọt sáp. Với ý nghĩa chua có thể thu giữ âm, sáp có thể ngừng thoát, ngọt có thể bố trung, cho nên nó khéo chữa bệnh mộng, di, băng, đới, đái dầm, vả lại có khả năng lên hồn định phách, bổ tinh ích khí, mạnh gân khỏe xương. Tuy là thuốc tốt thu sáp, song vô cớ làm sao mà uống thì sẽ khiến các toại đạo kinh lạc trở trệ, không những không có ích mà lại tổn hại thêm.

Đem kim anh tử vào cối đá giã nhừ rồi cho đường vào đảo đều, mỗi lần uống 1,5 – 2,5 đồng cân. 

* Lượng dùng: 1,5 – 3 đồng cân. 

* Kiêng kỵ: Phàm người có thực nhiệt tà hóa không nên dùng.

5. Các vị thuốc khác từ cây Kim anh

– RỄ KIM ANH VỀ PHÍA ĐÔNG 

+ Tính chất: Chua, sáp, bình, không độc.

+ Chủ trị:

Thốn bạch trùng (con sán) lấy rễ kim anh 2 lạng, một nhúm con gạo, nước 2 lít sắc còn 1/4, uống lúc đói, một lúc đi ỉa ra, thật thần hiệu. Vỏ rễ sao dùng, để ngừng tải ra máu, chữa bằng trung đới hạ (băng huyết, khí hư). Lý Thời Trần bảo: Dùng rễ sao thì ngừng ly, sắc với dấm uống hóa xương hóc.

– HOA KIM ANH

Ngừng ly lúc nóng lúc lạnh, giết sán, hòa bột sắt nghiền đều, rồi nhổ tóc trắng đi, đồ vào lỗ chân tóc sẽ sinh tóc đen, có thể dùng nhuộm râu,

– LÁ KIM ANH (Lá non) 

+ ít muối giã nhừ đắp vào chỗ ung thũng, để hở đầu cho nó tiết hơi ra. Lại chữa đâm chém ra máu. Ngày 5/5 hái về cùng lá dầu, lá cam lượng bằng nhau, phơi trong mát, nghiền nhỏ đắp vào thì

máu ngừng ra, miệng vết thương ngậm lại, đời xưa quân đội rất cần nên mới gọi “quân trung nhất niệm kim” nghĩa là một bó vàng trong quân.

6. Phối hợp ứng dụng

1) Thủy lục nhị tiên đan 

Chữa di mộng tinh, khí hư bạch đới.

Cùi kim anh, Khiếm thực. Hai vị bằng nhau, tán nhỏ, viên bằng hạt ngô, ngày uống 10 – 20 viên. 

 2) Chữa lỵ lâu ngày. 

Hoa kim anh; Quả kim anh (bỏ hạt) ;Lá kim anh; Anh túc xác. Lượng bằng nhau tán nhỏ viên bằng hạt ngô, ngày uống 7 viên, nước vỏ quít chiêu thuốc uống.

3) Cách làm “kim anh cao”

Dùng cài kim anh nấu cao, vị nó hóa sáp thành ngọt mà công bổ ích có nhiều, phàm người can tỳ thận ba kinh âm hư, mà thấy di tinh la sệt, cùng mọi bệnh gầy yếu đều có thể uống được.

4) Bố huyết ích tinh

Kim anh tử (bỏ gai và hột sấy khô) 4 lạng. Súc sa nhân (nghiền nhỏ) 2 lạng luyện mật làm viên như hạt ngô, mỗi lần uống 50 viên, rượu ấm điều uống lúc đói. (Kỳ hiệu lương phương) 

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ