Trong “Thương hàn luận” Quế chi gia hậu phác hạnh tử thang chữa suyễn chứng (suyễn gia) do thái dương bệnh trúng phong ngộ hạ gây ra vi suyễn mà biểu chứng vẫn còn.
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc
Quế chi 3 lượng bỏ vỏ | Thược dược 3 lượng |
Cam thảo chích chích 2 lượng | Sinh khương 3 lượng |
Đại táo 20 trái xẻ | Hậu phác 2 lượng chích mật |
Hạnh nhân 50 trái |
Chú ý: trên lâm sàng liều lượng thuốc có thể thay đổi, nhưng hãy cố gắng giữ đúng tỷ lệ vị thuốc, và tỷ lệ giữa nước và thuốc khi sắc.
2. Công dụng của bài thuốc
Công dụng chủ trị: Phát tán phong hàn, giải biểu, điều hòa dinh vệ, bình suyễn
Cách sắc:
Dùng 7 thăng nước sắc lửa nhỏ còn 3 thăng, bỏ bã, uống ấm 1 thăng.
Sau khi uống đắp mền làm cho ra mồ hôi (vi hãn)
Kiêng kỵ:
- Biểu thực nhiệt không dùng
- Biểu thực hàn, không có mồ hôi không dùng
- Bệnh không ở biểu không dùng
- Người ra mồ hôi quá nhiều không dùng
- Người âm hư thấp nhiệt không dùng
3. Phân tích bài thuốc
Quế chi thang giải cơ khứ phong điều hòa dinh vệ; hậu phác, hạnh nhân giáng khí bình suyễn chủ trị thái dương trúng phong kiêm phế khí thượng nghịch gây suyễn chứng.
4. Ứng dụng lâm sàng
Trong “Thương hàn luận” Quế chi thang gia hậu phác hạnh tử thang chữa suyễn chứng (suyễn gia) do thái dương bệnh trúng phong ngộ hạ gây ra vi suyễn mà biểu chứng vẫn còn. Hoặc bị thái dương trúng phong mà ngộ dùng thuốc hạ. Hậu thế dùng phương này chữa Quế chi thang chứng có kèm tức ngực (hung mãn) vi suyễn, do trong phương có hậu phác có thể chữa ngực bụng đầy. Cận đại, lâm chứng dùng phương này chữa biểu hư chứng kèm phe thất tuyên túc với triệu chứng sốt ố hàn, hạn xuất, đầu đau, kèm tức đầy ngực ho suyễn, là dạng bệnh thường gặp trong viêm khí phế quản cấp, viêm phế quản the hen và đợt cấp của viêm phế quản mãn.
5. Trích lược y văn
– Sau khi hạ mà đại suyễn là khí bên trong quá hư rồi, cũng có thể là tà khí truyền lý chính khí muốn thoát. Sau khi hạ mà vi suyễn thì thì lại do lý khí thượng nghịch tà không thể truyền lý mà vẫn tại biểu, dùng Quế chi thang để giải ngoại gia hậu phác hạnh tử để giáng hạ nghịch khí. (Thành Vô Kỷ “Chú giải thương hàn luận – biện thái dương bệnh mạch chứng tịnh trị pháp đệ lục”)
– Suyễn là Ma hoàng thang chứng, trị suyễn là công lao của hạnh nhân. Ở đây sau khi vọng hạ biểu tuy không giải nhưng tấu lý cũng đã sa (lỏng lẻo) do đó không thích hợp với Ma hoàng thang mà lại thích hợp với Quế chi thang. Trong Quế chi thang có thược dược, nếu chỉ gia có hạnh nhân thì suyễn có thể giảm nhưng e rằng sẽ không khỏi bệnh, nay gia thêm hậu phác phối hợp sẽ làm suyễn theo hạn xuất mà giải. (Kha Vận Bá)
– Quế chi thang vốn là tễ giải cơ. Suyễn tức là tà đang chống đỡ (cự) tại biểu, biểu khí không thông mà suyễn nên dùng Ma hoàng thang chứ không phái Quế chi thang. Tuy triệu chứng Quế chi thang đầy đủ duy chỉ có suyễn là không giống nên có thể suy ra bình nhật người này vốn có triệu chứng suyễn cho nên gọi là suyễn gia. Bệnh có thể ngưng nhung dễ tái phát. Tuy thấy có triệu chứng của Quế chi thang chứng nhưng không thể chỉ chuyên dùng Quế chi thang mà nên gia hậu phác để chuyển vận khí từ tỳ, hạnh nhân đua khí theo phe đe lợi thông phế khí (Trần Tu Viên “Thương hàn luận thiên chú – Biện thái dương bệnh mạch chứng”)
– Thái dương là chủ khí các kinh dương, khi phong tà mạnh khí bị vây khốn thì sẽ phát sinh suyễn, dùng Quế Chi thang để tán phong, gia hậu phác hạnh tử để giáng khí (Thành Vô Kỷ “Chú giải thương hàn luận – Biện thái dương bệnh mạch chứng tịnh trị thượng”)
Xem thêm: