Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Ngải cứu còn gọi: Ngải diệp (Bản thảo kinh tập chú). Băng đài (Nhĩ nhã). Ngải cao (Nhĩ nhã, Quách phác chú). Y thảo (Biệt lục). Hoàng thảo (Cương mục). Gia ngải (Y lâm toát yếu). Điềm ngải (Bản thảo cầu nguyên).

– Tên khoa học: Artemisia vulgaris L. Thuộc họ Cúc (Compositae)

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

 Bộ phận làm thuốc: thân trên mặt đất của cây ngải cứu

Thu hái: Có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là vào giờ ngọ ngày 5/5 âm lịch hàng năm.

Bào chế: Ngải cứu hái về, loại bỏ tạp chất. Rửa sạch, phơi âm can. 

+ Ngải nhung: Lấy lá ngải, giã mềm nguyễn thành nhung, bỏ cuống lá xơ đi. 

+ Ngải thán: lấy lá ngải sạch đặt trong chảo, to lửa, sao đến lúc sắc đen 7/10, dùng dấm phun vào, đảo đều có rây sắt rây lại, cái nào sao chưa kỹ sao lại, lấy ra để nguội, phòng cháy lại, sau 3 ngày cất để dùng.

Bảo quản: Tránh ẩm mốc

2. Tác dụng dược lý của vị Ngải cứu

1) Tác dụng kháng khuẩn:

Dùng lá ngải điếu ngải hoặc ngái nhung lấy khói hun, có thể dùng đế tiêu độc ở trong nhà; cùng xương truật, hoặc cùng xương bồ với hùng hoàng. Hoặc cùng xương truật, hùng hoàng bạch chỉ mọi hỗn hợp để hun khói, đối với Staphylococcus aureus, beta hemolytic streptococcus, bacillus coli khuẩn trụ biến hình, khuấn trụ bạch hầu (Bacillus diphtheriae), khuẩn trụ thương hàn và phó thương hàn (bacillus typhosus et bacillus paratyphus), khuẩn trụ khô thảo (Bacillus subtilis), khuẩn trụ mů xanh (Bacillus pyogenes) khuẩn trụ sinh kiềm (Bacillus alcaligenes) cùng khuẩn trụ lao (Mycobacterium tuberculosis) kiểu người H, RV đều có tác dụng giết hoặc ức chế khuẩn.

Dùng ngải của ta hun khói, đối với nhiều loại “chân lan” (fungus) cũng có tác dụng ức chế. Mỗi ngải hun khói còn có thể giảm bớt vi khuẩn trên mặt vết thương bỏng lửa. Chuột cống bị lao sau khi dùng ngải cứu chữa, tật bệnh tiến triển tương đối chậm, bệnh biến chuyển nhẹ, nhất là bệnh biến thời kỳ sau càng rõ rệt. Ngoài ra còn có thể tăng cường phản ứng cắn nuốt của tế bào nội bì dạng lưới. .

Thuốc sắc nước “giã ngải” (là ngải ta) ở trong ống nghiệm đối với khuẩn cầu bồ đào sắc hoàng kim (Staphylococcus aureus); khuẩn liên cầu dung huyết a(a – hemolytic streptococcus); khuẩn trụ bạch hầu (bacillus diphtheriae); khuẩn trụ bệnh lý họ Sonnei (Shigella sonnei); khuẩn trụ thương hàn và phó thương hàn (bacillus typhosus et Bacillus paratyphus) hoắc loạn phẩy khuẩn (vibrio comma) v.v… đều có tác dụng ức chế với trình độ không giống nhau. .

Tiểu gia ngải là giã ngải biến chủng (Artemisia vulgaris L bar indica Maxim) thuốc sắc cùng thuốc ngâm ở trong ống nghiệm, đối với nhiều loại “chân lan” (fungus) gây bệnh cũng có tác dụng ức chế nhất định.

2) Tác dụng khác:

Thuốc ngâm giã ngải đối với chi khí quản chuột cống có tác dụng thư dãn dang ra. Thuốc sắc có thể làm hưng phấn tử cung đã tách rời Cơ thể của thỏ nhà sản sinh ra co bóp kiểu cứng thẳng, ngâm cao chế thô đối với tử cung ly thể chuột cống cũng có tác dụng hưng phấn rõ ràng.

Dịch ngâm nước tiểu giã ngải đối với ruột thỏ đã tách rời cơ thể, tim ếch đã tách rời cơ thể, trong khi dùng lượng lớn đều có tác dụng ức chế. Lúc rót vào ống máu tại thỏ hầu như không ảnh hưởng, cho vào Xoang bụng chuột con hoặc tiêm tĩnh mạch có thể giáng thấp tính thẩm thấu của ống máu lông nhỏ (phép của Lockett).

Dịch ngâm nước lá ngải cho thỏ rót uống có tác dụng xúc tiến dịch máu ngưng cố lại và giải nhiệt. Trung Quốc đã chiết xuất từ cây ngải Artemisia taurica được chất Tauremizin đối với tim ếch đã tách rời cơ thể, tim mèo đã tách cơ thể và còn tại vị đều có thể tăng cường lực co bóp, đối tim mèo đồng thời có thể giảm chậm tâm xuất khiến lượng máu chảy ở động mạch mũ tăng thêm, có tác dụng như thận thượng tuyến tố (adrenalin). Chuột lớn cho uống trong rõ ràng có tác dụng lợi niệu, tính độc vừa, có thể dùng cho lâm sàng.

Vị thuốc Ngải cứu

3. Vị thuốc Ngải cứu theo Đông y

– Tính vị: Đắng cay, ấm. 

+ Biệt lục: Vị đắng, hơi ấm, không độc. 

+ Đường bản thảo: Dùng sống lạnh, chín nóng. 

+ Cương mục: Đắng mà cay, sống ấm, chín nóng. ..

– Về kinh: Tỳ, can, thận. 

+ Bản thảo tân biên: Vào 3 kinh tỳ, thận, phế. 

+ Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh tâm, thận. 

– Công dụng chủ trị: Lý khí huyết, đuổi hàn thấp, ấm kinh, ngừng máu, an thai. Trị tâm bụng lạnh đau, tiết tả, chuyến gân, lọ lâu, nôn máu, máu cam, ỉa máu, kinh nguyệt không điều, bằng lậu, khí hư, thai động không nên ung nhọt lở loét, ngứa ghẻ. . .

+ Biệt lục: Chủ cứu 100 bệnh, có thể làm thuốc sắc ngừng đi ly, nôn máu, vùng hạ bộ lở loét, đàn bà lậu huyết,  lợi âm khí sinh cơ nhục, tránh phong hàn, khiến người có con.

+ Đào Hoằng Cảnh:  Giã lá để cứu trăm bệnh, cũng ngừng máu tổn thương, nước lại giết giun đũa, rượu đắng sắc lá chữa ngứa.

+ Dược tính luận:

Ngừng băng huyết, an thai ngừng bụng đau, ngừng ly đỏ trắng cùng 5 tạng bị trĩ ra máu, ứa máu, uống lâu ngừng lọ lạnh. Lấy lá giã nước uống trừ khí xấu tâm bụng.

+ Đường bản thảo: Chủ ỉa ra máu, máu cam, lộ ra máu mủ, sắc nước cùng hoàn tán dùng. .

+ Thực hiệu bản thảo: Trị vết đâm chém, băng huyết, miệng nôn trôn tháo, ngừng thai lậu.

+ Nhật Hoa tử bản thảo. Ngừng hoắc loạn chuyển gân, trị đau tâm, mũi đỏ kiêm ra khí hư. 

+ Chân châu nang: Ấm vị: 

+ Lý tàm nham bản thảo: Trị họng hầu bế tắc nóng đau, ăn uống có trở ngại, giã nước ngậm nuốt..

+ Vượng Hiếu Cổ:  Trị mạch đới gây bệnh, bụng chướng đầy, eo lưng lạnh như ngồi trong nước.

+ Cương mục: Ôn trung đuổi lạnh, trừ thấp. 

* Lượng dùng: Sắc uống 4-8g/ngày. Hoàn tán hoặc giã nước.

* Cấm dùng (đối với lá ngải).  Âm hư huyết nóng cẩn thận khi dùng. Huyết nóng gây bệnh cấm dùng. Vốn có bệnh mất máu cấm dùng.

4. Phương thuốc chọn lọc

1) Trị thốt nhiên tâm đau: 

Bạch ngải thành thục 3 cân, nước 3 thăng nấu còn 1 tháng, bỏ bã uống. Nếu là trúng khách khí thì nôn ra vật giun, trùng nào đó. (Bố khuyết trừu hậu phương) 

2) Trị tỳ vị lạnh đau: Bột ngải cứu sắc uống 10 gam. (Vệ sinh giản dị phương) .

3) Trị viêm ruột, cảm nhiễm đường niệu cấp, viêm bàng quang:

Lá ngải 2 đ.cân. Lá liễu 2 đ.cân. Xa tiền 1 lạng 6 – Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, sớm tối đều uống 1 lần. (Giang Tô từ châu đơn phương nghiệm phương tân y liệu pháp tuyến biên).

4) Trị khí lý bụng đau, ngủ nằm không yên: 

Lá ngải (sao), Trần quất bì (ngâm nước bỏ cùi trắng sấy lượng bằng nhau. Hai vị cùng tán nhỏ, nấu Cơm giã nhừ hoàn viên như hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên lúc đói. (“Thánh Lễ tổng lục” Hương ngải hoàn).

5) Trị thấp lạnh đi lỵ ra máu mủ, bụng đau, đàn bà ta ra máu: 

Lá ngải khô 4 lạng (sao sớm tồn tính); Bào chương 1 lạng. Cùng nghiền nhỏ, dấm nấu miến hoàn viên, to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30 viên, nước gạo nóng điều uống.. . (Thế đắc hiệu phương” Ngải khương thang)

6) Trị thốt nhiên nôn ra máu 1-2 ngụm, hoặc tâm ra máu, hoặc băng ở trong:

Thục ngải hơn 3 quả trứng gà, nước 5 thăng nấu lấy 2 thăng uống. (Thiên kim phương) 

Chú dẫn:

Bài này lượng thuốc bằng 3 quả trứng gà mà lượng nước dùng tới 5 thăng quá lỏng nên đổi là: Thực ngải 1,5 lạng. (Hy Lãn).

7) Trị mũi ra máu không ngừng:

Tro lá ngải thổi vào, cũng có thể lấy lá ngải sắc uống. (Thánh huệ phương) 

8) Trị sau phân ra máu:

Lá ngải, gừng tươi, sắc nước đặc uống 3 hợp. (Thiên kim phương)  

9) Trị đàn bà băng huyết, dài ngày không ngừng: Thục ngải như quả trứng gà, a giao (sao nghiền nhỏ) 1/2 lạng, Cán khương 1 động cân, nước 5 bát, trước đun ngải và gừng còn 2,5 bát, a giao cho vào dung hóa chia 3 lần uống vào lúc đói, một ngày uống hết. (Dưỡng sinh tất dụng phương )

10) Trị tử cung ra máu kiểu công năng, sau đẻ ra máu: Than lá ngải 1 lạng; Bồ hoàng 5 đ.cân; Bồ công anh 5 đ.cân. Ngày 1 thang sắc chia 2 lần uống. (Nội mông cổ “Trung thảo dược tân g liệu pháp tư liệu tuyển biên)

11) Trị đàn bà ra khí hư, đái dắt buốt rỏ giọt: 

Lá ngải (giã như bông, bỏ cành cộng nấu với rượu 1 tuần) 6 lạng. Đều ngâm nước gạo, phơi khô sao); Đương quy thân (sao rượu) 2 lạng; Sa nhân 1 lạng. Cùng nghiên nhỏ, mỗi sớm uống 3 đồng cân (10 – 15 gam) nước sôi điều uống. (Bản thảo dựng ngôn).

12) Trị có mang thốt nhiên thai động không yên, hoặc đau eo lưng. hoặc thai chuyển nhói tim, hoặc ra máu không ngừng: Lá ngải 1 quả trứng gà to, rượu 4 thăng nấu lấy 2 thằng chia 2 lần uống.. (Trừu hậu phương) 

Ghi chú:

Bài này lượng thuốc quá ít, nên đổi là: Lá ngải 2 lạng. Khi còn 2 thăng chia 4 lần uống trong ngày.

13) Trị sau đẻ bụng đau muốn chết, do cảm lạnh dấu bệnh:

Ngải cũ 2 cân, sấy khô, giã đắp trên rốn, lấy bao vải, hay băng băng lại, lấy đấu gỗ hơ nóng chườm, đợi đến khi trong mồm có mùi ngải ra thì đau tự ngừng. (Dương thành kinh nghiệm phương)

14) Trị mồ hôi trộm không ngừng:

Thục ngải 2 đ,cân; Bạch phục thần 3 đ.cân; Ô mai 3 quả; Nước một chung. Sắc còn 8 phân, đi nằm uống ấm. (Cương mục).

15) Trị mụn nhọt không liền miệng, miệng vết đau nặng trệ:

Dùng ngải bắc sắc nước uống rửa sau, a giao hun khói vào chỗ vết thương. (Nhận trai trực chỉ phương)

16) Trị đầu phong mặt lở loét, ngứa gãi chảy nước vàng

Ngải 2 lạng, dấm 1 thăng, nồi đất sắc lấy nước, mỗi lần dùng giấy mỏng thấm nước dán vào, ngày 2- 3 lần. (Hứa quốc chinh “Ngự dược biện phương”).

17) Trị thấp chẩn:

Tro lá ngải, khô phàn, hoàng bá lượng bằng nhau, cùng nghiên nhỏ, dùng dầu thơm hòa như cao dán bên ngoài. (Nội Mông cổ “Trung thảo dược tân y liệu pháp tư liệu tuyển biên).

5. Lâm sàng báo cáo

1) Chữa viêm gan mãn tính:

Dùng lá ngải chế thành dịch tiêm, mỗi ml tương đương với thuốc Sống 0,5g, mỗi ngày tiêm bắp 4ml, tổng liệu trình 1 – 2 tháng. Trong thời gian điều trị cho uống thuốc bảo vệ gan. Chữa 123 giường trong đó viêm gan kiểu kéo dài 39 giường, kỳ gần chữa khỏi 21 giường, Công hiệu rõ rệt 19 giường, chuyển tốt, giường, gan xơ cứng hóa 15 giường, công hiệu rõ rệt 3 giường, chuyển tốt 4 giường, vô hiệu 8 giường, tổng có hiệu suất 92%. 2) Chữa chứng suyễn thở lao phổi

Dùng 10% dịch lá ngải, mỗi lần 30ml, ngày uống 3 lần, trước bữa ăn nửa giờ uống. Lâm sàng quan sát 37 giường, đều đồng thời bên trong uống Isoniazid (INH), ba giường là bệnh nhân kiêm phát bệnh tạng tim gốc từ phối, lúc lực tim suy kiệt có thêm dùng strophanthin để chữa.

Nói chung uống dịch lá ngải từ 1- 1,5 tháng, 31 giường trải qua cách chữa như trên, khí ngắn cùng ho hắng giảm nhẹ, tiếng kêu suyễn tan mất, lượng đờm rõ rệt giảm ít, vùng phổi tiếng rên khô, ướt giảm ít hoặc tiêu mất. Ngoài ra 6 giường công hiệu chữa tương đối kém hoặc vô hiệu. Kinh nghiệm chứng minh dùng chữa vùng phối không xơ hóa tăng sinh nghiêm trọng, hoặc tồntại phế khí thũng hiệu quả tương đối tốt.  3) Chữa viêm khí quản mãn tính:

Lấy ngải khô 1 cân hoặc ngải tươi 2 cân, rửa sạch, cắt vụn, cho vào 4000ml nước ngâm từ 4 – 6  giờ, nấu sắc lọc qua, ước được dịch  lọc 3000ml, thêm vừa phải thuốc điều vị cho dễ uống và thuốc chống thôi, ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 –  60ml. Hoặc chế thành thuốc tiêm, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần tiêm bắp 2 – 4ml/ Chữa 154 giường, kỳ gần khống chế 6 giường, Công hiệu rõ 21 giường, chuyến tốt 81 giường, vô hiệu 46 giường.

Hoặc dùng phép chưng cất lấy tinh dầu lá ngải chế thành viên kẹo hoặc viên bọc đường uống dùng. Mỗi ngày lượng dùng 0,1-0,3ml, chia 3 – 4 lần uống, 10 ngày liệu trình..

Chữa 138 giường. Một liệu trình tổng hiệu suất 81,88%, kỳ gần không chế tăng công hiệu rõ ràng 46,37%. Lại có mỗi ngày dùng lá ngải 2 lạng (vật phẩm khô) đường đỏ 5 đồng cần thêm nước sắc thành 100ml, chia 3 – 4 lần uống một tuần là một liệu trình, chữa 484 giường có hiệu suất 76,1%.

2) Chữa lỵ khuẩn cấp tính:

Thuốc sắc lá ngải 20%, ngày uống 4 lần, mỗi lần 40ml. Quan sát 21 giường đều được chữa khỏi, bình quân trú viện 5,5 ngày. Trong quá trình chữa trị bổ sung vitamin B – C – giường bệnh cá biệt có truyền dịch.

3) Chữa sốt rét cách nhật:

Lấy lá ngải khô 0,5 – 1 lạng, cắt vụn dùng lửa vừa sắc trên dưới 4 giờ, lọc qua, trước lúc đấy cơn – giờ uống, uống liền 2 ngày. Quả Chữa 53 giường, chứng là khống chế có hiệu suất :  trong máu nguyên trùng sốt rét tỷ suất chuyển âm tính 56,2%. Dịch thuốc nên chế đâu dùng đấy, mỗi ngày dùng 1 lạng thì công hiệu tương đối được tốt.

6. Các nhà bàn luận về vị Ngải cứu

1) Bản thảo đồ kinh:

Đời lần đầu có người chỉ uống Tiêng ngải, hoặc dùng nấu với Mộc qua làm viên hoặc nấu nước bụng đói uống rất bổ cho người gầy yếu. Song cũng có độc. Độc phát ra thì khí nóng xung bốc lên, cuồng táo không thể cấm ngăn, đến nỗi công vào mắt có vết loét ra máu, thực không thể uống càn vậy.

2) Chu Chấn Hanh:

Ngải sống lạnh chín ấm, nước vắt ngải sống ra uống có thể ngừng ra máu. Bản thảo chỉ nói ấm không nói nóng. Tính nó cho làm điều ngải cứu thì khí đi xuống, cho vào làm thuốc uống thì khí đi lên.

3) Cương mục: 

Lá ngải, sống thì hơi đắng quá cay, chín thì hơi cay quá đắng, sống thì ấm, chín thì nóng, thuần dương vậy. Có thể lấy chân hỏa thái dương, có thể hồi nguyên dương sắp tắt: Uống vào thì chạy vào 3 kinh âm mà đuổi các loại hàn thấp, chuyển cái khí nghiêm lệnh giết chóc (túc sát) thành dung hòa; cứu thì thấu mọi kinh mà trị trăm loại bệnh tà, làm con người bệnh nặng (trầm kha) thành khỏe mạnh, công nó cũng lớn vậy. Tô Cung nói để sống lạnh Tố Tụng nói có độc, một đằng nói có thể ngừng mọi máu, một đằng nói khí nóng xung lên, bèn bảo là tính lạnh có độc. Lầm vậy. Bởi lẽ không biết huyết theo khí mà hành, khí hành thì huyết tan, nhiệt là do uống lâu dẫn đến hóa xung lên gây cớ vậy. Ôi thuốc để trị bệnh, trúng bệnh thì thôi. Như người vốn có hư hàn lạnh cố kết, đàn bà là người thấp uất trệ lậu, lấy ngải cùng Qui giúp mọi thuốc mà trị bệnh thì sao không được, mà lại làm càn cầu tự, uống ngải không khỏi giúp thêm cay nóng, tính thuốc uống lâu hay thiên lệch, dẫn đến hóa táo, đó là lỗi ai vậy? Ở ngải có lỗi gì? Ngải phụ hoàn trị mọi chứng bụng dưới, tâm bụng điều mọi bệnh phụ nữ, tương đối có công lớn; thang giao ngải trị hư ly cùng có mang, hoặc sau đẻ ra máu càng giỏi có công lạ. Người già đan điền khí nếu rốn bụng sợ lạnh dùng thục ngải cho vào bao vải đeo buộc ngay rốn bụng hay không thể nói hết. Hàn thấp cước khí cũng nên dùng ngải bó vào nơi bị đau.. .

7. Quả ngải cứu

” – Trung Quốc gọi: “. . Ngải thực, ngải tử. Là quả của cây ngải: Artemisia argọi le sol et pant thuộc họ Cúc.

– Thu hái:Tháng 9 tháng 10, sau khi quả chín hái.

– Tính vị

1) Nhật Hoa tử bản thảo: Ấm, không độc. 

2) Cương mục:  Đắng cay, nóng, không độc. 

– Công dụng chủ trị: 

+ Dược tính luận: Chủ sáng mắt 

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Mạnh dương, giúp tạng thủy, (lợi) eo lưng đầu gối cùng ấm tử cùng.

– Cách dùng lượng dùng: Uống trong:

Nghiền nhỏ làm viên: 0,5 – 1,5 động cân.

– Phương: Trị các loại khí lạnh: Quả ngải cùng can khương nghiền nhỏ, viên mật bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30 viên. (Mạnh Tiên phương)

Nguồn: L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm