Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Mộc thông [Ứng dụng và bàn luận]

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Mộc thông còn có tên gọi khác là  Thông thảo, Phụ chi (Bản kinh).Đinh phụ (Quảng nhã). Đinh ông (Ngô Phổ bản thảo). Vương ông, Vạn niên (Dược tính luận). Biển đằng (Bản thảo kinh tập chú). Yến phúc, Mã phúc (Tân tu bản thảo), Hoạt huyết đằng (Nam dược – Trung thảo dược học).

Tên khoa học : Akebia trifoliata (Thunb) Koidz.. Họ Mộc hương (Aristolochiaceae).

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng:  thân leo của cây Mộc thông. Thân vàng nhạt, mặt trong vàng nhiều, xốp có tía là tốt.

Thu hái : Thu hoạch vào tháng 7-8. Lấy những cành già, cạo sạch vỏ xanh bên ngoài, cắt thành từng khúc, phơi khô.

Bào chế :

Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải: Đem Mộc thông ngâm nước cho nước thấm vào lỗ thông, mang thái lát, phơi âm can  không nên phơi nắng vì phơi nắng sẽ biến ra sắc trắng tro.

Bảo quản: Tránh ẩm mốc, nên dùng nhanh, trữ lâu sợ biến ra sắc đen.

2. Tác dụng dược lý của Mộc thông

a) Tác dụng lợi tiểu:

Thỏ nhà trong tình hung khống chế lượng nước vào, mỗi ngày rót cho uống còn thuốc lúc dùng trưng bỏ cổn thêm nước vừa phải) 0,5g/kg uống liền 5 ngày có tác dụng lợi tiểu rõ rệt phi thường. Đốt thành tro thì không có tác cùng lợi tiểu, nói rõ lợi tiểu chủ yếu không phải là do sploit mà là thành phần hữu hiệu khác. Thỏ nhà cho miệng uống hoặc tiêm tĩnh mạch thuốc sắc cũng xuất hiện tác dụng lợi tiểu.

b) Tác dụng kháng khuẩn. .

Căn cứ kết quả thí nghiệm, sơ bộ ngoài cơ thể, nước ngầm nội thông, hoặc thuốc sắc, đối với nhiều loại khuẩn gây bệnh có tác dụng ức chế với trình độ không giống nhau: Cùng loại thực vật: Ak bia longeracemosa Matsum (sản xuất tại Đài Loan và Nhật Bản) tong đó chiết ra được saponin (tạo đại đối với chuột lớn, chuột con đều có tác dụng lợi tiểu. Đối với chuột to thực nghiệm “viêm khớp đốt cũng có một vài tác dụng ức chế.

Nó có thể kéo dài Hexobar pital natrium sinh ra thời gian ngủ của chuột con, có tác dụng trấn tống nhất định. Nồng độ thấp đối với ống ruột đã tách rời cơ thể đi với thỏ nhà và buồng tim (đã tách khỏi cơ thể thỏ), không có tác dụng rõ ràng, nồng độ cao thì khiến ông ruột co bóp, buồng tim bị ức chế.

Đối với ống máu tai thỏ đã tách rời cơ thể có tác dụng co bóp. Miệng ống thì độc tính rất ít, tiêm thuốc thì có tính độc nhất định.

vị thuốc mộc thông
Vị thuốc mộc thông

3. Vị thuốc Mộc thông theo Đông y

– Tính vị: Đắng, mát. 

– Về kinh: Tâm, tiểu tràng, bàng quang.

(Có sách nói vào cả phế, thận, tâm bào lạc).

– Công dụng chủ trị:

Tả hỏa, thông hành nước, thông lợi huyết mạch. Trị tiểu tiện đỏ sáp, đái rắt, đái đục, thủy thũng, trong ngực phiền nóng, hầu tắc họng đau, khắp mình có rút đau. Đàn bà kinh bế, nước sữa không thông.

+ Bản kinh: Chủ trừ trùng ác, trừ tỳ vị nóng lạnh, thông lợi khớp đốt huyết mạch 9 khiếu, khiến người không quên.

+ Ngô phổ bản thảo: Ngừng tự ra mồ hôi. 

+ Biệt lục: Chữa tỳ đản thường muốn ngủ, tâm phiền oẹ, ra âm thanh, chữa tai điếc tan nhọt sưng mọi kết đắng không tiêu, cùng vết đâm chém, lở ác, mạch lươn, ngã dập gẫy, polyp mũi, trụ thai, trừ 3 thứ trùng..

+ Dược tính luận: Chủ trị 5 chứng lâm, lợi tiểu tiện, mở quan cách. Trị người ngủ nhiều, chủ trị phù thũng phù nước, trừ phiền nóng.

+ Thực hiệu bản thảo: Nấu nước uống, thông huyết khí đàn bà, lại trừ khí nóng lạnh không thông, tiêu mạch lươn, vết đâm chém dập gẫy, nấu nước, ngâm rượu uống. Mài ra cũng được, kíp thì ngậm rồi nuốt.

+ Bản thảo thập di: Lợi đại tiểu tiện, khiến người tâm khoan khoái, hạ khí xuống.

+ Hải dược bản thảo: Chủ trì mọi yếu liệt, lở loét, họng hầu đau và tắc hầu, đồng thời sắc uống, mài cũng được, kíp thì ngậm.

+ Thực tính bản thảo: Chủ trị phong nhiệt bệnh lâm, tiểu tiện luôn, đau gấp, bụng dưới hư đầu, nên sắc nước đồng thời cùng hành ăn có công hiệu.

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Yên tâm trừ phiền, ngừng phát lui nóng. Thay quên, sáng tại mắt, trị mui tắc, thông tiết tràng, cho đại tiện ra nước, phá tích tụ máu cục, bài tiết mủ, trị lở loét vảy, ngừng đau, thúc đẻ, ra bào thai. Chữa con gái huyết bế kinh nguyệt không điều, bệnh thời khi trời làm, đầu đau, mắt hoa đen, gầy yếu kết đọng ở vú, cùng ra sữa,

+ An Huy dược tài: Trị cước khí phù thũng.

– Cách dùng lượng dùng: Uống trong:

Sắc uống 1- 2 đồng cân. Hoặc làm viên, làm thuốc bột.

* Kiêng kị: Người trong không thấp nhiệt, người tân dịch thiếu, khí yếu, tinh hoạt, đái luôn, cùng đàn bà có mang ky dùng.

+ Bản thảo kinh sơ: Phàm tinh hoạt không cấm được, tự di tinh, cùng người dương hư khí yếu, trong không thấp nhiệt ấu cấm dùng, có mang kiêng dùng

+ Đắc phối bản thảo: Khí thận hư, khí tâm yếu, mổ hội không thông suốt, miệng lưỡi táo, đều cấm dùng.

4. Phương chọn lọc

a) Trị trẻ con tâm nhiệt (tiếu tràng có hỏa, đái đỏ xít đau, mặt đỏ cuồng táo, miệng loét lưỡi lở. răng cắn miệng khát):

Sinh địa hoàng Cam thảo sống Mộc thông. Lượng bằng nhau. Cùng nghiên nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân, nước 1 bát cho lá tre đun còn 1/2. uống ấm sau bữa ăn. (“Tiểu nhi dược chứng trực quyết” Xích đạo tán)

b) Trị đái ra máu: Mộc thông, Ngưu tất, Sinh địa hoàng, Thiên môn đông, Mạch môn đồng, Ngũ vị tử, Hoàng bá, Cam thảo. Cùng sắc uống. (Bản thảo kinh sơ)

c) Trị thủy khí, tiểu sáp xít, mình mấy thũng sưng do hư:

Ô cữu bi 2 lạng, Mộc thông 1 lạng giã, Binh lang 1 lạng. Cùng tán nhỏ, uống mỗi lần 2 đồng cân cùng nước cháo, không kể lúc nào. (Thánh huệ phương) 

d) Trị nước trào lên, ruột reo bung to:

Mộc thông 3 lạng; Vỏ trắng rễ dâu (sao) 1,5 lạng; Thạch vi (bỏ lông) 1,5 lạng; Xích linh (bỏ vỏ đen) 1,5 lạng; Phòng kỷ 1,5 lạng; Trạch tả 1,5 lạng

Bảy vị trên giã thô, mỗi lần uống 3 gam nước 1 chén rưỡi sắc còn 1 chén, bỏ bã trước bữa ăn uống ấm, thấy mỏi như người đi bộ 5 dặm đường lại uống. (“Thánh tế tổng lục” Thông thảo ẩm).

e) Trị hầu tắc, tâm ngực khí buồn bực, họng hầu trở tắc không thông

Mộc thông 2 lạng; Xích phục linh 2 lạng; Vảy linh dương giác 1,5 lạng; Xuyên thăng ma 1,5 lạng; Rễ mã lan 1 lạng; Đại hoàng (sao) 1,5 lạng; Mang tiêu 2 lạng; Tiền hồ 2 lạng; Vỏ trắng rễ dâu 2 lạng.

Các thuốc trên giã thô tán nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân, dùng nước một bát sắc còn 6/10, bỏ bã, uống ấm không kể lúc nào. (“Thánh huệ phương” Mộc thông tán)

g) Trị đàn bà kinh bế cùng nguyệt kinh không điều: Mộc thông; Ngưu tất; Sinh địa hoàng; Diên hồ sách. Cùng sắc uống. (Bản thảo kinh sơ)

h) Trị sau đẻ nước sữa không ra:

Mộc thông 1 lạng; Chung nhũ 1 lạng; Lâu lô 2 lạng; Qua lâu căn 1 lạng; Cam thảo 1 lạng .

Cùng giã nhỏ vừa mỗi lần uống 3 – 5 gam. Nước 1 chén rưỡi, lúa thử 1 nắm cùng sắc, bỏ bã uống ấm, không kể lúc nào. (“Thánh Lễ tổng lục” Mộc thông thang)

i) Trị bàng quang thấp nhiệt bí đái:

Mộc thông; Phục linh; Trạch tả; Đăng tâm; Xa tiền; Chư linh. Sắc uống.

k) Trị đâm chém gãy chân, Mộc thông nấu nước đặc hòa rượu uống, cũng trị mạch lươn (thử lâu) không tiêu.

5. Các nhà bàn luận

a) Lý Hãn: Bản thảo thập tễ 1 nói:

Thông có thể trừ trệ, loại thông thảo, phòng kỷ vậy. Phòng kỷ rất đắng lạnh có thể tả cái trệ thấp nhiệt ở trong máu, lại thông đại tiện. Thông thảo ngọt nhạt, lợi tiểu Tiện chuyên tả khí trệ vậy. Phế bị tà nóng, tân dịch là gốc của khí hóa tuyệt, thì nước lạnh đứt dòng, bàng quang bị thấp nhiệt, lủng bố co bóp, tiểu tiện không thông nên lấy nó mà trị. Chứng của nó là: trong ngực phiền nóng miệng ráo lưỡi khô, họng khô, khát nhiều đòi uống tiểu tiện nhỏ giọt, hoặc bế tắc không thông, chân nhức bàn chân sưng nóng đều nên dùng thông thảo mà chữa. Phàm khí vi cùng nhau như loại phục linh, trạch tả đăng thảo, trư linh, hổ phách, cù mạch, xa tiền tử, đều có thể dùng thẩm thấp lợi tiểu để tiết cái khí trệ vậy.

Mộc thông tiết cái hỏa của tiểu tràng, lợi tiểu tiện, cùng hổ phách cùng công, không có thuốc khác có thể ví được.

b) Cương mục:

Mộc thông trên có thể thông tâm thanh phế, trị đầu đau, lợi 9 khiếu, dưới có thể tiết thấp nhiệt lợi tiểu tiện, thông đại tràng trị khắp mình co rút đau. Bản kinh cùng Biệt lục đều không nói tới cái công lợi tiểu tiện trị đái rắt (lâm). Lũ người Ngõa Quyền, Nhật Hoa Tử mới phát sướng ra. Bởi lẽ có thể tiết cái hỏa của tâm cùng tiểu tràng thì phế không bị chịu tà, có thể thông đường nước, nguồn nước đã thanh thì tân dịch tự hóa mà cái thấp cùng nhiệt của mọi kinh đều do tiểu tiện tiết đi, cho nên cổ phương “Đạo xích tán” dùng đấy. Dương Nhân Trai “Trực chỉ phương” nói: người khắp mình ngực bụng có nhiệt ẩn ngầm, đau đớn co rút, chân lạnh đều là phục nhiệt làm tổn thương máu, máu thuộc tâm, nên dùng mộc thông để thông lỗ khiếu tâm thì kinh lạc lưu hành vậy.

c) Lôi công bào chế dược tính giải:

Mộc thông lợi tiện, chuyên tả tiểu tràng, nên chữa năm chứng lâm. Mọi chứng kinh quý. Tuy thuộc kinh tâm, mà tâm và tiểu tràng cùng là biểu lộ cho nên cùng trị vậy. Tỳ đản thích ngủ, đó là bệnh của tỳ vậy, đều do thấp gây ra vậy, lợi tiểu tràng mà thấp không đi ư? Ôn dịch đến do cảm phải cái khí bất chính của trời đất, nay quan chịu chứa (tức tiểu tràng) thông hành mà tà không thể động, nên cũng chữa được vậy. . 

d) Bản thảo tân biên:

Mộc thông đuổi thủy khí lợi tiểu tiện, cũng là thuốc làm tá sứ, không thể không dùng mà lại không thể nguyên khí của người vậy. Hoặc nghi ngờ bảo rằng: Mộc thông lợi thủy bỏ khí trệ, cũng là vật phẩm có ích mà lại bảo dùng nhiều thì tiết cái nguyên khí của con người ư? Là sao vậy? Mộc thông lợi thủy thì Công khác gì trư linh, nhưng hiếm vị đắng lạnh tổn hại vị, không phải như vị nhạt tả không hại vậy. Khí vị đã bị tổn thương, nguyên khí ắt hao, cho nên dùng làm tá sứ thì Công không quá, ví dùng nhiều làm quân thì quá đuối trừ, nguyên khí tất theo nước mà chạy sao

e) Bản thảo bị yếu:

Chu Nhị Doãn nói: Hoả ở trên thì miệng ráo, mắt đỏ, mũi khô, ở giữa cơ thể thì tâm phiền, hẹnửa. phù thũng, ở dưới thì đái dắt, bí. chân sưng, tất phải nhờ vật phẩm ngọt bình (mộc thông) tả cái hóa của mọi kinh, hỏa hư thì tiểu tiện tự lợi, tiểu tiện lợi thì tà hóa mọi kinh đều theo tiểu tiện mà sáng xuống vậy. Quân hỏa nên cùng mộc thông, tướng hỏa nên cùng trạch tả, lợi thủy tuy cùng nhưng dùng thì khác biệt.

Nguồn: L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm