Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vừng có tên gọi khác là Mè, chi ma, hồ ma, du tử miêu, cự thắng tử (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam). Cây vừng (Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam).

– Tên khoa học: Sesamum indicum DC. Thuộc họ vừng (Pedaliaceae). 

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Ma nhân là hạt phơi khô của cây Vừng Đen (Séamum indicum DC.), họ Vừng (Pedaliaceae).

– Hình thái cây vừng

Cây thảo mộc hàng năm, có nhiều lông. Lá mọc đối, đôi khi chia |3 thùy, các lá trên hẹp hơn, nguyên hoặc có răng, mọc cách. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, màu trắng hay | hơi hồng. Đài 5 thùy, hình sợi, có lông mềm. Tràng hình ống, 2 môi, môi dưới 3 thùy, môi trên 2 thùy. Nhị 4, hai cái dài, 2 cái ngắn. Bầu có lông mềm, vòi nhẵn, 4 ô, nhiều noãn. Quả nang dài, có lông, mở thành 4 mảnh. Hạt nhiều, nhỏ, dẹt.

Cây trồng khắp nước ta, để lấy hạt ăn và ép dầu.

Trong cây vừng chia ra: 

+ Hạt vừng Trung Quốc gọi: Bạch chi ma, bạch du ma, bạch hồ ma.

+ Hoa vừng: Hồ ma hoa, ô ma hoa. 

+ Lá vừng: Hồ ma diệp, hồ ma miêu, cự thắng miệu, mạn.

+ Bã vừng: Ma tể, ma du tể, ma khô bính, chi ma tân,

+ Dầu vừng: Ma du, hồ ma du, ô ma du, chi ma du, hương du, sinh du, thanh du.

Vị thuốc từ cây Vừng

Ma nhân – Vị thuốc từ cây Vừng

2. Các vị thuốc từ cây vừng

 Hạt vừng (Bạch chi ma)

– Tính vị: Ngọt bình. 

+ Gia hữu bản thảo: Đại hàn, không độc. 

+ Phẩm đựng tinh yếu: Vị ngọt, tính đại hàn không độc.

+ Y học nhập môn: Ngọt, lạnh.

– Công dụng chủ trị: Nhuận táo, trơn ruột, trị tỳ ước, đại tiện khô, trẻ con lở đầu.

+ Mạnh Tiên: Trị hư lao trơn tràng vị, hành khí phong, thông huyết mạch, trừ phong nổi trên đầu, nhuận cơ nhục. Sau bữa ăn ngậm 1 hợp suốt đời khỏe mạnh, khách nhiệt có thể làm nước uống, nghiền sống đắp lở đầu trẻ.

+ Bản kinh phùng nguyên: Nhuận phế trừ táo, dưới thông tỳ ước đại tiện khô

* Cách dùng lượng dùng: Sắc uống: 4g – 12g/ngày. Hoặc nghiền nhỏ.

Dùng ngoài: Giã đắp.

Phương chọn lọc: Trị nôn ngược: Dầu vừng 1 bát to, lấy rượu trong

1/2 thăng, sắc lấy 3 hợp, xem nóng lạnh vừa phải bỏ vừng lấy rượu uống. (Cận hiệu phương) 

Lá vừng (Hồ ma diệp)

Dược lý:

Lá hàm chứa chất keo, thêm vào trong nước có thể hình thành thuốc tương nhầy, người đau bụng đi tả và bệnh lỵ dùng làm chất liệu uống có tác dụng hoãn hòa kích thích. – 

+ Tính vị: Ngọt, lạnh, trơn. 

– Công dụng chủ trị: Trị phong hàn thấp tý, băng huyết, nôn máu, vùng âm hộ thấp ngứa..

+ Bản kinh: Chủ 5 tạng tà khí, phong hàn thấp tý, ích khí, bổ não tủy, bền gân cốt, uống lâu tại mắt thông minh. 

+ Dược tính luận: Mắc bệnh. băng huyết, máu ngưng lưu rót, lấy 1 thằng lá vừng giã ra hòa vào nước nóng vắt lấy nước nửa thăng uống.

+ Thiên kim – thực trị: Chủ trị nóng do thương thử.

+ Bản thảo độ kinh: Lợi đại tràng. 

+ Cương mục: Trừ phong giải độc, nhuận tràng. Lại trị tơ bay vào cổ họng hầu, nhai nhá.

* Cách dùng lượng dùng: Uống trong: Sắc nước hoặc giã vắt lấy nước. Dùng ngoài: Nghiền nhỏ xoa. 

– Phương chọn lọc: 

+ Trị nôn máu: Lá và dọc vừng non sắc nước, cho đường uống.(Hồ Nam dược vật chí)

+ Trị vùng âm hộ thấp ngứa: Lá vừng, hoa chiêu dương, chu sa, cùng nghiền nhỏ, xoa hoặc rắc khô. (Điền Nam dược vật chí) 

Hoa vừng (Hồ ma hoa)

– Công dụng chủ trị: Trị đầu trụi tóc, lở loét do rét.

+ Thiên kim – thực trị: – Mọc tóc nơi hói.

+ Tô Thí vật loại tương cảm chí: Trên mình mọc định thịt, sát vào.

+ Cương mục: Nhuận đại tràng. 

* Cách dùng lượng dùng: 

Uống trong: Sắc nước hoặc nghiền nhỏ. 

Dùng ngoài: Nghiền nhỏ đắp hoặc ngâm rượu bôi xoa.

– Phương chọn lọc: 

+ Mọc lông mày: Tháng 7 lấy hoa vừng về phơi trong râm mát, nghiền nhỏ, ngâm vào dầu vừng hai ngày xát 1 lần.(Thiên kim phương)

+ Trị lở loét do rét: Hoa bạch chi ma, hái vào thời tam phục, ngâm vào trong bình rượu nóng, chớ để hở hơi ra, đợi mùa đông gió lạnh lở loét phát ra, lấy ra bôi vào chỗ đau. Tuy đã đỏ sưng có cục cũng có thể tiêu tan. (Hạnh phúc tạp chí (4) : 12, 1934)

+ Thiên kim – thực trị: Hồ ma hoa tháng 7 hái thứ hoa mọc ở đỉnh ngọn bông hoa về phơi trong râm để dùng.

Bã vừng (Ma xỉ)

Đây là bã hạt vừng đã qua ép lấy dầu còn bã.

– Công dụng chủ trị: Trị mụn nhọt vỡ loét, cũng có thể bền chặt răng.

– Phương chọn lọc:

+ Trị mụn nhọt sau vỡ (Cương mục dẫn là mụn lở có trùng) lấy bã dầu sống gói vào miếng vải màu sạch đắp lên trên mụn nhọt trắng sē ra. (Thiên kim phương) 

+ Bền chặt răng đen tóc:

Hạn liên thảo 2 lạng; Bã vừng lạng; Kha tử 10 quả (cả hột cắt ra); Bồ kết không một 3 quả; Phân tằm 2 lạng; Thanh diêm 3,5 lạng; Xuyên thăng ma 3,5 lạng. 

 ……

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm