Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Mang tiêu còn gọi: Phác tiêu thạch (Ngô phổ biến thảo). Tiêu thạch phác (Biệt luc. Hải mạt (Thạch được nhĩ nhã). Phác tiêu (Cục phương). Diêm tiêu bị tiêu, thủy tiêu (Cương mục). Hải bì tiêu mao tiêu (Dược tài học) và một số tên khác.

– Tên khoa học:

Natrium sulfuricum Sal glauberis là muối natri sulfa thiên nhiên tinh chế mà thành.

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Mang tiêu là loại khoáng vật, thành phần chủ yếu là chất Natri sulfat.

– Cách chế Mang tiêu

 Mang tiêu tự nhiên ( Na2SO4 10H2O) lấy về, hòa tan với nước, lọc trong để loại tạp chất. Rồi cô đặc để kết tinh. Làm làm nhiều lần cho đến khi nước trong thì thôi, để nguội kết tinh gọi là Mang tiêu. 

Đem Mang tiêu bỏ vào nước cho đun sôi, nước bay hơi còn lại bột trắng. Hoặc bọc Mang tiêu vào giấy treo nơi thông gió, phân hóa thành bột trắng, thì gọi là Huyền minh phấn. Cũng gọi là Phong Mang tiêu.

 Các tên gọi khác cần phân biệt: 

1) Huyền minh phấn: Natrium sulfuricum exciccatum. Còn gọi là nguyên minh phấn hay phong hóa

tiêu là màng tiêu khử hết nước

2) Mang tiêu là chất luyện trước, kết tinh ở mặt trên hạt nhỏ như đầu kim.

3) Phác tiêu là chất tiêu thô kết dưới bình lần luyện đầu tiên.

4) Mã nha tiêu: Đem luyện nó kết ở mặt trên sinh cạnh góc như canh ngọc khuê, 6 cạnh lung linh óng ánh rất đẹp..

5) Phong hóa tiêu = mang tiêu trải qua gió hóa thành bột phấn trắng

6) Cam tiêu (kiềm tiêu) là phác tiêu 2 – 3 lần lấy La bặc tử luyện sắc bỏ vị mặn làm ngọt.

2. Tác dụng dược lý

– Muối natri sulfate và một số muối tẩy sulfate khác, do ion SO4

có phân tử lớn khó qua mang ruột, nằm lại trong ruột và hút nước ở các tổ chức tới ruột làm loãng phân trong ruột do đó làm đại tiện dễ dàng.

– Muối natri sulfate có tác dụng kích thích sự bài tiết của ruột và ức chế hiện tượng chống co bóp bình thường của ruột. Vì có như vậy mới giải thích được tác dụng tẩy của những dụng dịch loãng và liều nhỏ của các muối đó.

Vị thuốc Mang tiêu

Vị thuốc Mang tiêu

3. Vị thuốc Mang tiêu theo Đông y

– Tính vị:. Cay, đắng, mặn, lạnh 

– Về kinh: Vy, đại tràng. 

+ Bản thảo cầu chân: Vào tràng, vị, kiêm vào thận. 

+ Bản thảo toát yếu: Vào kinh thủ túc thái âm, dương minh. 

– Công dụng chủ trị:

Tả nhiệt, nhuận táo, mềm chất rắn, trị thực nhiệt tích trệ, bụng chướng tiện bí, đờm đình trệ, tích tụ, mắt đỏ sưng đau, hầu tắc, nhọt sưng.

+ Bản kinh: Trừ tà khí nóng lạnh, đuổi tích tụ sáu phủ, kết bền chặt tích lưu động.

+ Biệt lục: Chủ trong vụ ăn uống nhiệt kết, phá máu đọng bế tuyệt, đờm định tụ bị đầy, thay cũ đổi mới.

+ Dược tính luận: Có thể trị bụng chướng, đại tiểu tiện không thông, con gái kinh nguyệt không thông.

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Chủ thông tiết trang kết 5 tạng, trị bệnh nhiệt thời tiết, tiêu độc sưng cùng đau đầu, bài tiết mủ, nhuận. lông tóc, phàm vào thuốc uống thì trước cho vào chén, khuấy thuốc nóng đổ vào cùng uống..

+ Bản thảo khiên nghĩa:

Dùng nước sữa người điều 1/2 đ.cân, quét các loại phong nhiệt khí độc Công vào mắt mặt, cùng phát ra đầu mặt, tứ chi sưng đau.

+ Bản kinh phùng nguyên: Trị trẻ con xích du phong, lấy mang tiêu pha nước lấy bông thấm bội. . 

+ Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục: Tả nhiệt thông tiện, nhuận táo

mềm chất rắn, thanh hóa tiêu sưng; trị tràng vị nóng lạnh tích trệ, đại tiện táo kết không thông, mắt đỏ màng che, nhọt sưng v.v… 

* Cách dùng lượng dùng: 

+ Uống trong: Dung hòa vào thuốc sắc 4g – 12g/ngày, hoặc vào hoàn tán dùng.

+ Dùng ngoài: Nghiền nhỏ thổi hầu, hoặc hóa nước bồi đắp, rỏ mắt.

* Kiêng kỵ:

Người tỳ vị hư hàn và đàn bà có mang ky uống. 

1) Bản thảo kinh tập chú: Sợ mạch cú khương. 

2) Nho môn sự thân: Sợ tam lăng.  

3) Phẩm Dựng tinh yếu: Đàn bà có mang không thể uống. 

4) Bản thảo kinh sơ:

Huyết cố kết gân khô dẫn đến đại tràng táo kết, âm hư tinh thiếu dẫn đến đại nhiệt nóng trong xương, hỏa bốc lên trên dẫn đến đầu đau mắt tối, tại điếc họng đau, nôn máu máu cam, ho hắng đờm trào, mọi chứng cực hư tựa thực, nhất thiết chớ nên dùng.

4. Phương thuốc chọn lọc có Mang tiêu

1) Trị thương hàn ăn phải vật độc, bụng chướng khí gấp, đại tiểu tiện không thông:  Mang tiêu 1 lạng;  Đại hoàng 1 lạng; Thược dược 1 lạng; Đương qui (cắt sấy) 1/2 lạng; 3 Mộc hương 1/2 lạng.

5 vị trên giã thô, mỗi lần uống 5 gam, gừng 3 lát, nước 1,5 bát sắc còn 8 phần bỏ bã, lúc đói uống ấm. (‘Thánh Lễ tổng lục” Phác tiêu thang)

2) Trị bạo trưng trong bụng có vật như cục đá, đau như đâm vào, ngày đêm kêu gào: 

Bột đại hoàng 1/2 cân; Phác tiêu 3 lạng; Mật 1 cân, cùng hợp với thang trên sắc, có thể viên bằng hạt ngô. Uống 10 viên ngày 3 lần uống. (Bổ khuyết trừu hậu phương)

3) Trị vị nhiệt nôn mửa, lòng bàn tay bàn chân nóng:

Phác tiêu – Chi tử (sao đen) luợng bằng nhau nghiền nhỏ, nước sôi điều uống 1 – 2 thìa (“Kinh nghiệm quảng tập”Phác chi tán)

4) Trị đàn bà vốn có máu tích, lúc kinh nguyệt lại trong bụng ngầm đau:

Phác tiêu 2 lạng; Đương quy (sao qua) 2 lạng; Ý dĩ nhân 2 lạng; Đại hoàng (sao qua) 2 lạng; Đại giả 1 lạng; Ngưu tất (bỏ mầm) 1 lạng; Đào nhân (bỏ vỏ đầu nhọn sao qua hơi vàng) 1 lạng .. 

Thuốc trên giã nhỏ, luyện mật viên như hạt ngô đồng. Mỗi lần trước bữa ăn, dùng rượu ấm điều uống 10 viên (Thánh huệ phương “Phác tiêu hoàn) 

5) Trị trẻ con mắt đỏ: Hoàng liên 2 phân; Phác tiêu (khô) 1 phân. Hai vị trên dùng sữa đàn bà ngâm rỏ mắt. Rất tốt. (Ngoại đài). 

6) Trị mắt đỏ sưng đau: Phác tiêu đặt trên nồi đậu phủ hấp, lấy nước rơi xuống bát đựng phác tiêu rỏ mắt (Giản tiện đơn phương)

7) Trị hầu tý:  Phác tiêu 1 lạng ngậm họng nuốt nước dần dần (Cận hiệu phương) 

8) Trị mụn nhọt lở phát sinh, đại tiểu tiện bí sít không thông:

Phác tiêu (nghiền); Đại hoàng (sao); Hạnh nhân (nghiền); Đình lịch tử (sao qua) đều 2 lạng. Bốn vị trên, trước lấy 3 vị giã nhỏ trộn phác tiêu vào luyện mật làm viên như hạt ngô đồng. Mỗi lần sau bữa ăn sắc nước hoàng kỳ uống 20 viên, lấy thông lợi làm mức, chưa thông lợi lại uống. (“Thánh Lễ tổng lục” Phác tiêu hoàn) . 

9) Trị tà phong độc nhiệt, ủng trệ ở cơ nhục, vinh, vệ không tuyên đạt uẩn chứa thành sưng, huyết sáp xít, cơ da thớ thịt như dạng đơn, đau theo khí đi khắp nơi không có chỗ nhất định, tà độc công xung dạng đỏ nóng đau:

Mang tiêu 5 lạng nghiền riêng; Cáp phấn; Hàn thủy thạch đều 3 lạng; Hương bạch chỉ 1 lạng; Não tử 1 đồng cân (nghiền riêng). Cùng nghiền nhỏ trộn đều, mỗi lần dùng nước mới múc trộn vừa phải dùng lông gà đã luộc sát trùng sạch quét thuốc vào những vùng đơn, không để thuốc khô. (Dương thị gia tăng phương” Như băng tán) .

10) Trị độc nhiệt kết thành bệnh trĩ, sưng chướng nóng đau, nằm ngồi không yên:

Kinh giới 1 lạng; Bạc hà 1 lạng; Phác tiêu 1 lạng; Bạch phàn 2 lạng.

Giã vụn, mỗi lần dùng 1 lạng, nước 5 thăng sắc sôi vài lần hun vào múi trĩ, có thể đổ ra chậu trực tiếp rửa trĩ ấn vào.(“Dương thị gia tăng phương” Phác tiêu thang)

11) Trị trĩ lở loét:

Phác tiêu; Ngũ bội tử lượng bằng nhau, cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 lạng, nước 3 bát sắc sôi 3 bốn lần ngâm rửa. (‘Kê phong phổ tế phương” Phác tiêu tán).

5. Các nhà luận bàn về vị mang tiêu

1) Bản thảo mông thuyên:

Xét 7 loại tiêu (mang tiêu, anh tiêu, mã nha tiêu, tiêu thạch, phong hóa tiêu, huyền minh phấn) khí vị cùng giống, đều giỏi tiêu hóa trục đuổi, nhưng phác tiêu thị lực khấn nhanh, mang tiêu, anh tiêu, mã nha tiêu thì lực chậm; tiêu thạch, phong hóa tiêu, huyện minh phấn chậm mà lại chậm vậy. Dùng nó chữa bệnh khỏi thì thôi. Bản kinh nói có thể luyện uống bổ ích, há có lý ấy ư?

2) Cương mục:

Vị thuốc Phác tiêu lắng xuống loại tiêu thô vậy, chất nó nặng đục. Vị thuốc Mang tiêu, Nha tiêu kết ở trên là tiêu loại tinh vậy, chất trong sáng. Kiểm tiêu, phong hóa tiêu thì lại là mang tiêu nha tiêu bỏ khí vị mà ngọt hoãn khinh sảng vậy. Cho nên phác tiêu chỉ có thể dùng làm thuốc đồ thuốc đắp, nếu sắc uống tán bột uống phải dùng mang tiêu, nha tiêu tốt hơn.

Trương Trọng Cảnh thương hàn luận chỉ dùng mang tiêu không dùng phác tiêu chính là ý ấy.

Tiêu khí lạnh vị mặn, chạy vào máu mà nhuận xuống, tẩy rửa tam tiêu tràng vị chữa bệnh dương cường, đó là thu, hóa vậy. Đời nhà Đường tử tuyết, hồng tuyết, bích tuyết đều dùng tiêu này luyện thành cả. Thông trị mọi bệnh tích nhiệt có công hiệu, quý ở  dùng cho đúng vậy.

3) Y học chung trung tham tây lục:

Phác tiêu thủy có thể thắng hỏa, lạnh có thể thắng nhiệt, thuốc chủ yếu chữa tâm hỏa tích thịnh có thực nhiệt, chữa tâm nhiệt sinh đàm, tinh thần mê loạn, ngũ tâm trào nóng, phiền táo không ngủ, vả lại mặn có thể mềm chất rắn, tính lại khéo tiêu, cho nên có thể tiêu đại tiện táo kết, hóa các loại ứ trệ. Mặn vào phần huyết cho nên lại khéo tiêu máu ứ, trị có mang thai hỏng chưa ra. Dùng ngoài hòa nước điểm mắt, hoặc sắc hun rửa, có thể sáng mắt tiêu màng, làm khỏi mắt bệnh sưng đỏ.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm