Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Vông nem (Hải đồng bì)

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Vông nem còn gọi: Hải đồng bì (Khai báo bản thảo). Đinh đồng bì, cổ đồng bì, định bì (Dược tài tư liệu vựng biên). Thích đồng bì (Trung được tài thủ san). Thích thông, tiếp cốt dược (Quí Châu thảo dược). Thích đồng (Nam phương thảo mộc trạng).

Một số tên khác là: Sơn phù dung, thê khô, không động thụ, kế đồng mộc, hải đồng.

– Tên khoa học: Erythrina variegata L. var orientalis (L) Merr. Thuộc họ Cánh bướm • (Papilionaceae)

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Lá của cây vông nem

– Thu hái: Thường thu vào khoảng tháng 4-5, khi tiết trời khô ráo. Chọn lá bánh tẻ, còn lành lặn.

– Bào chế: Lá lấy về cắt bỏ cuống, rửa sạch. Có thể dùng tươi hay phơi khô. Nếu dùng khô thì đem phơi nắng thật nhanh, rồi hong khô trong râm.

2. Tác dụng dược lý của Vông nem

Thuốc ngâm nước hải đồng bì (1 ; 3) trong ống nghiệm đối với trichophyton violaceum (cận sắc phát tiên lan); porrigo lupinosa virus schoenleini (hứa lan thị hoàng tiên lan); sporular trichophyton ferrugineum (thiết tủ sắc tiểu nha bào tiên lan); inquinal epidermophyton (phúc cổ câu biểu bì tiên lan); mọi loại fungus (chân lan) ngoài ra đều có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau. Cũng có người bảo rằng hải đồng bì (erythring Sp) ở ngoài cơ thể đối với khuẩn cầu chùm nho sắc hoàng kim (staphylococcus aureus) cũng có tác dụng ức chế.

Vị thuốc vông nem

Vị thuốc vông nem

3. Vị thuốc Vông nem theo Đông y

– Tính vị: Đắng cay. bình, không độc.

– Vào kinh: Can, tỳ, vy.

– Công dụng chủ trị: Trừ phong thấp, thông kinh lạc, sát trùng, trị phong thấp tắc đau, bệnh lý. đau răng, ghẻ ngứa.

+ Hải dược bản thảo: Chủ eo lưng chân bất toại, tỷ ngoan cố chân đùi nhức đau, hoắc loạn tả lỵ ra chất trắng đỏ, ly ra máu, ghẻ ngứa.

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Trị huyết mạch ma tý nhức đau, cùng sắc nước rửa mắt đỏ,

+ Khai báo bản thảo: Chủ hoắc loạn trúng ác, ly lâu trắng đỏ, trừ cam sâu răng, ghẻ ngứa. Răng đau có sâu, vừa nấu uống cùng ngâm.

+ Cương mục: Có thể hành kinh lạc, dẫn đến chỗ có bệnh, lại vào phần huyết cùng khử phong sát trùng.

+ Lĩnh nam thái dược lục: Sinh cơ, ngừng đau, tan máu ứ, chữa ho, ngừng sau đẻ máu ứ gây đau.

+ Nam Ninh thị dược vật chí: Tiêu sưng, tan ứ, ngừng đau. Chữa ho hắng, ngưng sau đẻ máu ứ gây đau.

+ Quí Châu thảo dược: Giải nhiệt trừ ứ, giải độc sinh cơ, trị ung vú, xương gãy.

* Liều lượng: 6g-30g/ngày.

Dùng ngoài: Sắc nước rửa hoặc giã nhỏ xoa đắp.

* Kiêng kỵ: Người huyết hư không nên uống, đau eo lưng không do phong ít hỏa bốc cấm dùng.

4. Phương thuốc chọn lọc

1) Trị phong thấp 2 chân sưng đầy nặng đau, trăm khớp co rút đau: 

Hải đồng bì 1 lạng; Vảy linh dương giác 2 lạng; Ý dĩ nhân 2 lạng; Phòng phong 1 lạng; Khương hoạt 1 lạng; Quế ống (bỏ vỏ) 1 lạng; Xích phục linh 1 lạng; Thục địa 1 lạng; Binh lang 1 lạng.

Cùng tán nhỏ mỗi lần uống 3 đồng cân. Nước 1 bát, gừng tươi 5 Lát sắc còn 7 phân, bỏ bã uống ấm.

2) Tri eo lưng đầu gối đau không thể nhịn:

Hải đồng bì 2 lạng; Ngưu tất 1 lạng; Khung cùng 1 lạng; Khương hoạt 1 lạng; Địa cốt bì 1 lạng; Ngũ gia bì 1 lạng; Cam thảo 1/2 lạng; Ý dĩ nhân 2 lạng; Sinh địa hoàng 10 lạng.

8 vị rửa sạch phơi khô nghiền nhỏ, sinh đa lấy dao cắt vụn, đông 27 ngày, hạ 17 ngày, đợi ngấu kỹ, lúc đói rượu ấm điều uống 1 chén, mỗi ngày Sớm chưa chiều đều 1 lần. (Tục truyền tín phương) 

3) Trị chân có không thể ruỗi:

Hải đồng bì 1 lạng; Đương quy 1 lạng; Mẫu đơn bì 1 lạng; Thục địa khô 1 lạng; Ngưu tất 1 lạng; Sơn thù du 1/2 lạng; Bổ Cốt chi 1/2 lạng. Cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân, cho hành trắng 2 thốn, sắc còn 5 phân, bỏ bã uống ẩm. (“Tiểu nhi vệ sinh tống vi luận phương” Hải đồng bì tán)

4) Trị bệnh đại phong:

Tri mâu; Bối mẫu; Ô mai nhục; Hải đồng bì; Cẩu tích (bỏ lông).

Lượng bằng nhau nghiền nhỏ viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần lúc đói đi nằm uống 30 viên ban đêm lúc đi ngủ lấy 30 viên uống tiếp, đồng thời dùng dương để căn giã vắt lấy nước tự nhiên hạ. Rất kiêng rượu cùng nhập phòng và các vật phát sinh phong cấm ăn. chỉ ăn cháo nhạt 100 ngày. Da thịt đều tự nhiên phục hồi. (Bách nhất tuyển phương Thần tiên thoái phong đan) 

5) Trị trúng ác hoắc loạn: Sắc nước hải đồng bì uống. (Thánh Lễ tổng lục).

6) Trị trùng phong răng đau:  Hải đồng bì sắc nước ngậm (Thánh huệ phương)

7) Trị phong ngứa có trùng: Hải đồng bì, sà sàng tử lượng bằng nhau nghiền nhỏ, hòa dấm mỡ lợn xoa bôi. (Như nghi phương).

8) Trị dập gây tổn thương, tránh ngoại phong, ngừng đau đớn:

Hải đồng bì 1 lạng; Phòng phong 2 lạng; Đậu đen (sao chín) 1 lạng; Phụ tử (chế bỏ vỏ rốn) 1 lạng.

Các vị trên đều tán nhỏ, mỗi lần rượu ấm điều uống 2 đồng cân, ngày 3 – 4 lần. (“Thánh huệ phương”Hải đồng bì tán) 

9) Trị thời tiết bị độc mắt đỏ: Vỏ vông nem 1 lạng cắt vụn, rửa nước muối, sao qua, nấu nước sôi đợi ấm rửa mắt.. (Bản thảo dựng ngôn)

10) Trị mới bị ung vú: Thích thông 5 đồng cân, đường đỏ 1 lạng sắc uống. (Quý Châu thảo dược)

5. Các nhà bàn luận về vị Vông nem

+ Bản thảo cầu chân: 

Hải đồng bì có thể vào phần thuyết kinh can, trừ phong, trừ thấp, cùng thông hành kinh lạc, dẫn đến chỗ có bệnh. Người dùng chữa bệnh phong từ ngoài đến thì có thể, còn phong từ trong sinh ra chưa thể dùng càn, nên tùy chứng mà chữa mới được.

+ Quảng Châu thực vật chí nói: Thích đồng người Ấn Độ có dùng (vỏ cây) để lui nóng cùng trị bệnh về mật.

Nguồn: L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm