Vị thuốc Hồng lam hoa: Vốn tên là: Hồng lam hoa vì vị này hoa thì hồng mà lá màu lam, nên gọi vây. Còn gọi tắt là hồng hoa. Còn gọi: Đơn hoa, trích hoa, hoàng lam hoa, hồng hoa thái, kết hồng hoa, tán hồng hoa.
– Tên khoa học: .. Carthamus tinctorius Linn. Thuộc họ Cúc (Compostae).
Mục Lục
1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế
– Bộ phận dùng: Hồng hoa là hoa phơi khô của cây Hồng hoa
– Hình thái
Cây thảo cao 1 – 1,5m nhẵn. thân trắng có rãnh, lá không cuống, mép răng cưa nhọn. Đầu họp thành ngủ rộng có 3 – 5 đầu. Lá bắc màu trắng. Cụm hoa gồm những đầu họp lại thành ngù. Hoa màu đỏ cam đẹp. Lá bắc có gai, quả bế có 4 cạnh lồi nhỏ, dài 5 – 7mm rộng 3 – 5 mm có vài vảy ở đỉnh. Cây trồng ở nhiều vùng nước ta. Hoa dùng để nhuộm màu da cam, và làm thuốc.
– Thu hái: Thu hái vào đầu hè khi hoa đang nở. Khi các cánh hoa chuyển dần từ màu vàng sang đỏ thì bắt đầu thu hái.
– Cách chế: Sắc nước uống thì nuôi máu, nấu với rượu thì phá máu, lấy hoa và nhị phơi khô gọi là tán hồng hoa.
2. Vị thuốc Hồng lam hoa theo Đông y
– Tính vị: Cay, ấm.
– Quy kinh: Vào tâm, can.
– Công dụng: Nhân dân ta dùng hoạt huyết điều kinh, tan ngừng đau. Trị đau kinh, bế kinh, máu hôi không ra, bệnh mũ tim, tim nhói đau, vấp ngã đánh đập tổn thương, máu ứ gây đau.
– Theo Trung Quốc dược học đại từ điển
+ Tính chất: Cay, ấm, không độc.
+ Công dụng:
Có thể trừ máu ứ, sinh máu mới, dùng làm thuốc chữa bệnh kinh nguyệt đàn bà, cũng làm thuốc giải nóng cho ra mồ hôi, tác dụng cùng giống uất kim nhưng mạnh hơn.
+ Chủ trị
Sau đẻ say xẩm (huyết vậng) miệng câm, trong bụng máu xấu không hết, đau như cắn, thai chết trong bụng cùng rượu nấu uống. cũng chứa độc trùng.
* Lượng dùng: 4g – 12g/ngày.
* Kiêng kỵ: Phàm không ứ trệ cấm dùng.
3. Từng thời đại đã dùng để chữa
1) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác Lĩnh nam bản thảo có ghi:
Hồng hoa tính vị thật ôn tân (cay ấm)
Đời gọi “Đào lâm” tốt mười phân.
Chẳng những nhuộm điều cùng nhuộm thẫm
Vả hay mát nóng lại hồi xuân.
Nuôi máu: uống vừa công hiệu mạnh.
Thông sinh thì phải nó vi quân.
Ứ huyết cũng tiêu, phòng cũng chữa.
Bỏ vàng cho hết mới lương chân (thực tốt)
Dược phẩm vựng yếu thượng còn ghi:
Trị thai chết trong bụng là thuốc chủ yếu lúc chưa sinh. Chữa miệng câm huyết vậng thực thuốc tiên khi đã đẻ. Dùng nhiều thì phá huyết thông kinh, dùng ít thì vào tim nuôi máu, làm thuốc chủ yếu cho hành huyết hoạt huyết nhuận táo. Hợp dùng cùng đương qui thì sinh huyết, tá nhục quế thì tan ứ, bởi vì sức mỏng không thể một mình làm nên công vậy.
2) Đời Nguyên. Chu Đan Khê cũng nói: Dùng nhiều thì phá thứ máu | lưu động lại. dùng ít thì nuôi máu.
3) Đời Minh. Mậu Hy Ung nói:
Hồng hoa là thuốc chủ yếu để thông hành huyết, chủ chữa sau đẻ huyết vậng miệng câm. vì máu xấu không ra ngược lên xung vào tim, cho nên tinh thần mờ tối mà sâu sấm cùng miệng câm không nói, vào tim vào gan khiến máu xấu đi xuống thì say xẩm và miệng câm tự ngừng. Trong bụng đau như cắn là do máu xấu không hết. thai chết trong bụng, không hành huyết hoạt huyết thì nó không ra. ứ đi thi huyết hoạt cho nên có thể ngừng đau như cắn và ra thai chết vậy. Nói chủ trị trùng độc, trùng độc thì tổn thương phần huyết. thuốc này hành huyết, huyết hoạt thì độc có thể giải vậy.
4. Phối hợp ứng dụng
1) Trị bệnh nhiệt thai chết trong bụng:
Lấy nước mới múc sắc đặc hồng hoa rồi hòa nước tiểu trẻ em uống nóng, lập tức khỏi. Rau thai không ra. sau đẻ huyết vậng cũng dùng cách này, không bệnh nào không khỏi.
2) Hồng hoa cùng diện hồ sách, đương qui, sinh địa, ngưu tất, xích thược, ích mẫu, xuyên khung, hoặc viên hoặc sắc, trị bế kinh, bụng dưới đau cùng kết hòn ở bụng, cục u ổ bụng tốt.
3) Hồng hoa, bạc hà, nước lá sen già cho chút ít bột phèn chua rỏ giọt vào trong tai trị tại điếc.
4) Hồng hoa, băng phiến, chân châu cùng nghiền nhỏ, trị độc bệnh đậu mùa, đậu định, khiến người hút ra hết máu xấu rồi đắp ngay vào chỗ phá ra.
5) Trị 62 loại phong, kiêm trị trong bụng đau huyết khí:
Dùng hồng hoa 1 lạng (50g) chia 4 phần, lấy rượu 1 thằng sắc lấy 1 chung rưỡi cho uống, không khỏi lại uống. (Đô kinh bản thảo).
6) Trị các loại bệnh sưng: Hồng hoa giã ra nấu kỹ lấy nước uống, không quá 3 lần uống bèn khỏi. (Ngoại đài bí vếu phương)
7) Trị hầu tắc không thông: Hồng hoa giã nhừ vắt lấy nước uống, lấy khỏi làm mức, nếu mùa đông không có hoa lấy loại khô ngâm ướt giã nước sắc uống, rất linh nghiệm (Quảng lợi phương).
8) Trị sau đó huyết vâng, tâm buồn bực khí tuyệt:
Dùng hồng hoa 1 lạng nghiền nhỏ chia làm 2 lần uống, lấy rượu 2 bát sắc còn 1 bát uống, nếu miệng cắn chặt cậu ra đổ vào, hoặc cho thêm nước tiểu trẻ càng hay. . (Từ mẫu bí lục phương)
9) Trị tại bị cam ra mủ vàng, ra nước:
Dùng Hồng hoa 3,5 đ.cân; Phèn phi khô 5 đồng cân. Cùng nghiền nhỏ, lấy ống giấy cuốn cho bột thổi vào, không có hoa thì dùng cành lá. Một phương bỏ phèn.
(Thánh huệ phương)
5. Tư liệu tham khảo
Khấu Tôn Sáng nói:
Cay ấm thì huyết điều hòa, cho nên dùng ít thì có thể vào tâm nuôi huyết, dùng nhiều thì quá cay ấm thì máu tan chạy, cho nên dùng nhiều thì có thể phá huyết.
Nguồn: L/Y Hy Lãn
Xem thêm: