Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Hoàng kỳ. Tên gọi Kỳ là kỳ lão; là người sống trên 60 tuổi trở lên. Vật phẩm này màu vàng (hoàng là vàng) làm thuốc bổ dài lâu (kỳ là dài lâu) nên có tên vậy. 

– Tên thường dùng: Hoàng kỳ, sinh hoàng kỳ, trích hoàng kỳ, mật hoàng kỳ, đại hữu kỳ, miên hoàng kỳ. 

– Tên gọi đời cổ trong sách cổ.

Đới sâm (Bản kinh) đới thầm, thục chư, bách bản, ngải thảo, độc thầm (Biệt lục); vương tôn (Dược tính); dương nhục (Nhật hoa); hoàng kỳ, miên kỳ, đới phấn (Cương mục); đố phụ, cam bản ma, bách dược miên (Hòa hán dược khảo).

– Tên khoa học: (Theo Trung Quốc dược học đại từ điển) 

1. Bộ phận dùng, thu hái, bào chế

– Bộ phận dùng: Hoàng kỳ (Radix Astragali) là rễ phơi hay sấy khô của cây hoàng kỳ trên. Thuộc họ Đậu (Fabaceae).

– Chủng loại: Có nhiều chủng loại hoàng kỳ đều thuộc họ đậu (Fabaceae) với tên gọi khác nhau, như: Thượng hữu kỳ, tây thượng kỳ, kỳ diện. Lại do mọc địa phương nào gọi tên địa phương đó như: Bạch thủy hoàng kỳ, xích thủy hoàng kỳ, mộc hoàng kỳ, thố hoàng kỳ, nham hoàng kỳ.

Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam có nêu 2 loại hoàng kỳ cũng cùng họ đậu là: (Astragalus membranaccus (Fish) Bunge) hay cây hoàng kỳ Mông Cổ: (Astragalus · mongholicus Bunge). Nên theo tên KH: Astragalus membranaccus.

– Hình thái

Hoàng kỳ thuộc họ Đậu, Trung Quốc sản xuất dùng rễ hoàng kỳ, Nhật Bản sản xuất ra dùng rễ củ của nham hoàng kỳ, lá tựa lá hòe mà hơi nhọn nhỏ, lại giống lá tật lê mà hơi rộng lớn, sắc xanh trắng, nở hoa vàng tía, lớn như hoa hòe, kết quả nhỏ nhọn có góc dài 3 – 4cm, rễ dài 20 – 30cm, loại chắc đây là tốt, mầm non có thể làm rau ăn, hạt cất đến tháng 10 lại trồng như cách trồng rau. Hình thù hoàng kỳ bên ngoài màu nâu nhạt, có gân nhô lên dạng hình xoắn ốc, bên trong màu vàng trắng, bẻ mềm như bông không giòn gãy, phá vỡ thì thành dạng tơ sợi, vị nó hơi ngọt, kiêm có mùi thơm. Đời phần nhiều lấy rễ mục túc để làm giả hoàng kỳ, mà gọi là thể hoàng kỳ, không biết rằng rễ mục túc cứng mà dễ gãy, sắc thịt vàng, vị cũng đắng, hoàng kỳ mềm mà kéo dài, thịt trắng vị ngọt, đó là khác nhau vậy. (Cứ bẻ gẫy đôi là không phải hoàng kỳ là rễ mục túc).

Lại xét bản thảo độ phổ dẫn đồ vẽ thảo mộc nói: nở hoa vàng nhạt ấy gọi là mộc hoàng kỳ, tên khoa học là: Astragalus reflexistipulus Mig trồng từ Nhật Bản vùng An Nghệ, Cương mục ghi là một kỳ ngắn mà vân gỗ ngang. 

Loại nở hoa tía sản xuất từ Thuần Châu Phú Sĩ gọi là Phú Sĩ hoàng kỳ – tên khoa học là: Astragalus adsurgens Paull Thân dọc như dây leo, rễ cũng trắng, 2 loại này đều thuộc phẩm vật kém.

2. Tác dụng dược lý 

Sau khi vào dạ dày có thể giúp lực tiêu hóa cho vị, có thể cùng vị toan hóa hợp, đến tiểu tràng bị hút vào trong máu, xúc tiến dịch máu tiến hành cho nên có thể trị lở loét, bài bài tiết mủ, chấn hưng tinh thần, nâng cao thể lực. 

– Trên thí nghiệm với chuột bạch. Hoàng kỳ có tác dụng làm cho kỳ động tình của của chuột bạch thông thường là 1 ngày kéo daì thành 10 ngày.

– Thí nghiệm trên chó thấy. Hoàng kỳ có tác dụng lợi tiểu so với chó không tiêm dung dịch hoàng kỳ tăng  gấp 2 lần. Chó bị viêm – do nhiễm độc asen thì hoàng kỳ không có tác dụng lợi tiểu,

Dùng thuốc hoàng kỳ tiêm dưới da cho thỏ thì không thấy ảnh hưởng gì tới đường huyết. Có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng lỵ shiga (trong ống nghiệm). 

– Trên hệ thống tuần hoàn:

Có tác dụng tăng sự co bóp của tim bình thường. Tim trúng độc, hay do mệt mỏi mà suy kiệt thì tác dụng càng rõ. Hoàng kỳ còn có tác dụng làm dãn mạch ngoại vi, dẫn đến làm cho máu tới nhiều hơn, dinh dưỡng tốt hơn, cũng do dãn mạch ngoại vi huyết áp hạ thấp; do mạch tim mạch thận dãn nở nên cũng ảnh hưởng làm thông tiểu tiện. 

Đã thí nghiệm thấy hoàng kỳ có tác dụng làm tăng sức đề kháng của mao mạch, chữa bệnh mao mạch dễ bị vỡ (dòn) do bị chiếu X quang quá độ.

Đã thí nghiệm rượu 70° hoàng kỳ chế thuốc tiêm tĩnh mạch chó đã gây mê thì thấy huyết áp hạ thấp lâu dài.

Vị thuốc Hoàng kỳ

Vị thuốc Hoàng kỳ

3. Vị thuốc Hoàng kỳ theo Đông y

– Tính vị: Ngọt, ấm 

– Quy kinh: Vào kinh tỳ, phế.

– Công dụng và liều dùng

a) Theo Tây y người ta dùng hoàng kỳ chữa lở loét mãn tính, suy nhược lâu ngày, huyết áp cao, mạch máu nhỏ dễ đứt vỡ, viêm thận mãn với albumin niệu cao, cơ thể suy nhược hay ra nhiều mồ hôi.

b) Theo đông y thì: Tính chất: Ngọt, hơi ấm, không độc. Công dụng: Ích khí, bền chặt phần vệ, trị lở loét, sinh cơ, dùng làm thuốc hòa hoãn cường tráng, cũng làm thuốc lợi tiểu, bài tiết mủ, ngừng đau. Lại làm thuốc trị lở loét mụn nhọt, làm thuốc chủ yếu chữa đậu áp không mọc tốt.

– Chủ trị:

Ung thư (mụn nhọt) lâu vỡ nát, bài tiết mủ ngừng đau, bệnh đại phong lãi[mfn]Đại phong lãi: Đại phong tức lệ phong, bệnh đại phong xương khớp nặng, râu mày rụng. Lãi là bệnh ngứa lông tóc rụng (bệnh phong hủi). Lê phong là tục gọi đại ma phong cột sống mũi mãi nát mà sắc hỏng, da dẻ vỡ nát[/mfn] năm chứng trĩ, thử lâu[mfn]Thử lâu cũng là tên gọi hạch (loa lịch) gốc của thử lâu ở trong tạng mà ngọn thì ở cổ nách như dạng mạch lươn ở cổ[/mfn] bổ hư, trăm bệnh trẻ con (Bản kinh).

Đàn bà bị phong tà khí ở tạng con, đuổi máu xấu ở 5 tạng, bổ hư tổn cho con trai năm chứng lao gầy héo, ngừng khát, bụng đau, tiết tả, lợi ích khí, lợi khí âm (Biệt lục).

* Lượng dùng: 5g – 10 gam. 

* Kiêng kỵ:

Phàm không phải khí hư, mà biểu lộ đều có thực tà thì cấm dùng. Ghét qui giáp, bạch tiên bì, sợ phòng phong, phục linh làm sứ.

4. Trương Trọng Cảnh phát minh

Qua ông Cảnh thực nghiệm cho rằng: Hoàng kỳ có thể trị cái nước ở phần cơ biểu, cho nên có thể trị mồ hôi ra vàng (hoàng hãn) mồ hôi trộm, bì thủy (nước ở vùng cơ da) lại trị thâm mình mảy nặng cùng tê ngứa bất nhân. Xét chứng như sau:

1) Thang kỳ thược quế chi khổ tửu: Mình mẩy sưng, phát nóng, mồ hôi ra mà khát, lại nói mồ hôi ra thấm áo, sắc vàng đúng như nước thuốc.

2) Chứng Thang phòng ký hoàng kỳ rằng: Mình nặng, mồ hôi ra sợ gió 

(2 phương trên hoàng kỳ đều dùng 5 lạng (160 gam). 

3) Chứng của Thang phòng ký phục linh rằng: Tứ chi sưng, thủy khí ở trong da dẻ.

4) Chứng của Thang hoàng kỳ quế chi ngũ vật là: Mình mẩy bất nhân (cơ da không biết đau ngứa). 

Trên đây 2 phượng hoàng kỳ đều hai lạng (từ 65 – 100g).

5) Thang quế chi gia hoàng kỳ chứng rằng: Thân thường nặng nề, mồ hôi trộm ra.

Lại nói rằng: Từ eo lưng trở lên tất có mồ hôi ra. Cho hạ (đi đại tiểu tiện) thì không mồ hôi, eo lưng, hông đau như có vật ở trong da.

(Trên đây 1 phương hoàng kỳ 2 lang (64g).

6) Chứng của Thang hoàng kỳ kiến trung không đủ vậy: Trên đầy 1 phương hoàng kỳ 1 lạng rưỡi (48 gam).

Qua mọi phương trên hoàng kỳ chủ trị cái nước ở cơ biểu vậy: cho nên có thể trị hoàng hãn, đạo hãn, bì thủy, lại có thể trị mình máy sưng hoặc bất nhân là sưng cùng bất nhân cũng đều là tà ở cơ biểu vậy.

5. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác trong dược phẩm đựng yếu hạ có bàn về hoàng kỳ rằng:

Hoàng kỳ vị ngọt hơi ấm không độc, khí hậu hơn vị, có thể lên có thể xuống, thuộc dương vật. Vào kinh thủ dương minh thư thái âm kinh. (Ghét miết giáp, bạch tiên bì, sợ phòng phong). 

– Chủ dùng:

Sống thì trị mụn nhọt, nướng thì bổ hư tổn, 5 chứng lao 7 chứng thương, khí hao, huyết hư, ích nguyên dương tả âm hỏa, ấm phần thịt, đầy da dẻ cơ bắp, chặt chân lông thớ thịt, bền chặt mồ hôi trộm, tự ra mồ hôi, có thể bài tiết mủ, thúc độc, ngừng đau, lớn thịt sinh cơ, bên ngoài đi khắp da lông, bên trong bổ tỳ vị. Công chuyên làm thực phần biểu, tính sợ phòng phong, nếu được thì công càng lớn.

Một thuyết rằng: Trị thượng tiêu hư suyễn, khí ngắn, bởi vì tả phế hỏa vậy. Cùng tả lỵ lâu, tràng phong. bằng đới, bệnh kinh nguyệt, trước khi có thai, sau khi đẻ, mọi bệnh trẻ con. Đại bố tam tiêu, đuổi máu xấu, bệnh phong lãi, năm chứng trĩ, chứng thử lâu, phế có nhọt đã vỡ, phần biểu hư có tà, mồ hôi không ra uống vào thì có mồ hôi. Cho nên nói rằng có mồ hôi thì có thể ngừng, không mồ hôi thì có thể phát ra vậy.

Kiêm ngừng khát, sinh tân dịch; sinh ra máu, tả hỏa âm, lui hư hỏa dùng làm thuốc thánh. 

Hợp dùng: Cùng bạch truật cùng dùng thì bổ trung tiêu, cùng nhân sâm cùng dùng thì bổ khí, cùng đương quy cùng dùng thì bổ huyết.

Cấm dùng:

Người dương thịnh âm hư cùng thượng tiêu rất nóng, hạ tiêu hư lạnh, cùng khí can không hòa, bệnh nhân phần nhiều giận dữ, cùng với mạch phế hồng đại (to) hỏa nổi ở phế mà họ, âm hỏa xung ngược lên mà nôn ra máu đều nên cấm dùng.

Cách chế:

Loại mềm sắc non là tốt. Dùng Sống thì thúc ra ngoài biểu, bài tiết mủ, nướng mật thì điều bổ hư tổn, dưới hư thì sao nước muối.

Xét hoàng kỳ bấm chịu cái khí xung của trời để sống, ngọt là vị chính của thổ cho nên có thể giải độc, thuộc dương nên có thể giải phần biểu, cho nên có thể vận chuyển độc cho ra ngoài biếu. Ngọt có thể ích máu, tỳ chủ về cơ nhục cho nên chủ yếu đánh bại sương đãng (lở loét) bài tiết mủ, ngừng đau, thực là thuốc chủ yếu để bổ phần biểu. Nếu phần biểu tà đương thịnh ấy cũng nên kiêng dùng. 

2) Đời Đường. Ngõa Quyền dược tính bản thảo bàn về hoàng kỳ rằng: Chủ trị hư suyễn, suy thận, tại điếc, chữa khi nóng khi lạnh, trị nhọt phát ở lưng (phát bối) bố bên trong.

3) Đời Tống. Nhật Hoa chư gia bản thảo bàn về hoàng kỳ rằng: Hoàng kỳ giúp khí mạnh gân cốt, lớn thịt bổ máu, phá trưng tích, hạch, cục thịt thừa, bướu, tràng phong băng huyết, khí hư, ly trắng đỏ, các bệnh trước sau khi đó, kinh nguyệt không đều, đờm ho đầu phong, nhiệt độc mắt đó. 

4) Đời Kim. Trương Nguyên Tố chân châu nam bàn về hoàng kỳ rằng: Trị hư lao tự ra mồ hôi, bổ khí phế tả hỏa tâm phế, thực da lông, ích khí cho vị, trừ cơ nóng cùng mọi kinh đau. 

5) Đời Nguyên. Vương Hiếu Cổ thang dịch bản thảo bàn về hoàng kỳ rằng:

Chủ trị bệnh sốt rét thái âm, dương duy gây bệnh khổ vì nóng lạnh, đốc mạch gây bệnh khí ngược lên, bên trong đòi đi gấp (lý cấp). Lại nói rằng: Hoàng kỳ trị mồ hôi trộm, đồng thời trị tự ra mồ hôi, cùng đau ngoài da, là thuốc ở phần biểu ngoài da. Trị khạc ra máu, nhu nhuận tỳ vị, là thuốc trị trung châu, trị cảm sốt mạch xích không đến, bố nguyên khí tạng thận, đó là thuốc chữa bên trong. 

6) Đời Nguyên. Lý Đông Viên dụng dược pháp tượng bàn về hoàng kỳ rằng:

Hoàng kỳ bổ tam tiêu, thực khí vệ, cùng quế cùng công, chí khác quế là ngọt bình không cay nóng là khác nhau mà thôi. Bởi vì quế thì thông huyết mạch, có thể phá huyết và thực cái khí ở phần vệ, kỳ thì ích khí vậy.

7) Đời Minh. Trần Gia Mô bản thảo mông thuyên bàn về hoàng kỳ rằng:

Sâm kỳ đều là bổ ích hư tổn, nhưng nhân sâm là bổ nguyên khí điều trung tiêu, hoàng kỳ thì kiêm bổ vệ khí thực phần biểu, nếu cho cùng thuốc mà dùng nên phân biệt chủ và phụ. Phàm nội thương tỳ vị, phát nóng sợ lạnh, trễ nải, thích nằm, nôn mửa, tiết tả, cùng chướng đầu bị tắc, hình gầy sức thiếu, mạch vị (nhỏ) thần ngắn thì sâm làm quân, kỳ làm thần. Nếu biểu hư mà tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, dẫn đến Vong dương, mọi vỡ lở phần nhiều hao máu mủ, trẻ con đầu sởi chưa mọc đều, các loại bệnh độc âm không dấu. chữa nên thực phân vệ giúp doanh, nên lấy kỳ làm quân, sâm làm thần.

Vị thuốc Hoàng kỳ

Hoàng kỳ bắc loại tốt

6. Phối hợp ứng dụng

1) Hoàng kỳ ở trong thang bổ trung ích khí ngọt ấm có thể trừ được nóng dữ, làm thuốc chủ yếu trị mỏi mệt phát nóng.

2) Hoàng kỳ cùng sinh thục địa hoàng, hoàng bá, hoàng cầm, hoàng liên, đương qui thêm toan táo nhân sao chín nghiền làm phép chính chữa âm hư mồ hôi trộm.

Phương này bỏ tam hoàng (liên, bá, cầm) thêm nhân sâm, ngũ vị tử, toan táo nhân trị phần biểu hư tự ra mồ hôi. 

3) Hoàng kỳ cùng quế chi, bạch thược, phòng phong, chích cam thảo, có thể thực phần biểu trị biểu hư sợ gió, thượng phong tự ra mồ hôi.

4) Hoàng kỳ cùng mao sơn truật, sinh địa hoàng lượng bằng nhau, ngưu tất, hoàng bá giảm nửa, làm viên trị thấp độc liêm sương lâu năm, trăm thứ thuốc không công hiệu.

5) Trị giáp thư sương[mfn]Giáp thư sang tức chỗ lở loét (sang) do cắt móng chân tổn thương thịt chỗ đó hoặc móng dài quá xuyên vào thịt khó đi dày dép dẫn đến cạnh móng sưng đỏ phá vỡ nát chảy nước vàng. Cách chữa xem trang 836 TQYHĐTĐ[/mfn] sưng loét rữa, mọc ở bên móng ngón chân, thịt đỏ lộ ra dùng hoàng kỳ 64 gam, lan nhự[mfn]Lan như là thảo lan nhự, biệt danh của bạch lan nhự. Chép tại Cương mục[/mfn] 96 gam, rượu ngon ngâm 1 đêm, mỡ lợn 5 hơn (0,5 lít) lửa nhỏ sắc đun lấy 0,3 lí đắp trên vết loét, ngày thay 3 lần, thịt đó bèn tiêu.

(Ngoại đài bí yếu phương)

6) Hoàng kỳ cùng bạch chỉ, bạch cập, cam thảo, kim ngân hoa, gai bồ kết bài tiết mủ, ngừng đau.

7) Hoàng kỳ cùng nhân sâm, cam thảo trị bệnh lên đậu thời khí, chứng dương hư không nhiệt.

8) Trị tiểu tiện không thông: Dùng miên hoàng kỳ 6,4 gam, nước 2 chén sắc còn 1 chén, uống ấm, trẻ con giảm nửa. 

9) Trị bệnh vàng của tửu đản (vàng da do rượu) dưới tâm ảo cùng đau, cẳng chân đầy, tiểu tiện vàng, uống rượu phát ban đỏ đen vàng, do đương say bị gió, dội nước gây nên dùng: 

Hoàng kỳ 64 gam, mộc lan 32 gam nghiền nhỏ, rượu điều uống 1 thìa cà phê, ngày 3 lần. (Trửu hậu phương)

10) Trị khí hư đái đục trắng: Dùng: Hoàng kỳ sao muối 16 gam; Phục linh 32 gam nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3,2g nước sôi điều uống. (Kinh nghiệm lương phương)

11) Trị khát bố hư, con trai con gái mọi hư không đủ. phiền muộn, run rẩy, tiêu khát, sắc mặt vàng úa, không thể uống ăn, hoặc trước khát mà sau phát ra sương tiết (lở loét mụn vảy) hoặc trước mụn nhọt mà sau phát khát, đồng thời nên thường uống thuốc này, bình bổ khí huyết, yên hòa tạng phủ, suốt đời có thể miễn khỏi bệnh mụn nhọt 

Dùng: Hoàng kỳ tốt 192 gam, một nửa để sống đem sấy, một nửa lấy nước muối tẩm ướt để trên nồi cơm 3 lần hấp, sấy khô. Bột cam thảo 32 gam, một nửa dùng sống một nửa nướng vàng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 6,4 gam. Nước trắng điều uống, sáng sớm và 12 giờ trưa đều 1 lần uống. Cũng có thể sắc uống, gọi là Thang hoàng kỷ lục nhất.

(Ngoại khoa tinh yếu phương) 

12) Trị người già buồn bực bế tắc:

Dùng miên hoàng kỳ, Trần bì bỏ cùi trắng đều 16 gam nghiền nhỏ, mỗi lần uống dùng 96 gam. Dùng hạt đại ma 1/10 lít nghiền nhừ ra, lấy nước lọc nước tương đó, sắc đến lúc sữa nổi lên, cho vào 1 thìa bạch mật lại đun cho sôi, lấy nước này lúc đói điều thuốc trên uống, nặng không quá 2 lần uống. Thuốc này không lạnh không nóng, thường uống không có mối lo bế tắc, Công hiệu như thần. – (Hòa tễ cục phương)

13) Trị tràng phong[mfn]Tràng phong là do phong theo kinh mạch mà vào, trú ở tràng vị, hoặc bên ngoài bị tà phong mộc xâm lấn, trong lẫn vào tràng vị (có thuyết nói do tràng vị có thấp nhiệt uất tích) sinh ra chứng hiện ra luôn đa ra máu, phần nhiều ở trước phân, tùy cảm tùy phát, máu trong mà sắc tươi bắn lung tung khi đại tiện. (Xem cách chữa trang 3.600 TQYHĐTĐ[/mfn] tả ra máu. Hoàng kỳ và hoàng liên lượng bằng nhau nghiền nhỏ, miến hoàn viên bằng hạt đậu xanh to, mỗi lần uống 30 viên, nước cơm điều thuốc.

(Tôn dụng hóa bí bảo phương)

14) Trị đái ra máu ra cát, sắt đau không thể nhịn được: 

Hoàng kỳ nhân sâm lượng bằng nhau nghiền nhỏ, lấy một củ rau lá bú to cắt như ngón tay to, mật 64 gam ngâm nướng khiến cạn mật, không để cháy rồi chấm bột trên ăn, không kể lúc nào, lấy nước muối điều uống. (Vĩnh loại ngâm phương)

15) Trị nôn máu không ngừng: Hoàng kỳ 80 gam, bèo ván cánh tía 16 gam nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3,2 gam nước gừng mật điều uống. (Thánh Lễ tổng lục phương)

16) Trị ho hắng ra mủ máu, họng khô, đó là do trong hư có nóng không thể uống thuốc mát, lấy hoàng kỳ tốt 128 gam, cam thảo 32g nghiền nhỏ, mỗi lần uống 6,4 gam, hòa nước uống. (Tích diện thương phương)

17) Trị phế ung nôn được: 

Hoàng kỳ 2 lạng nghiền nhỏ (64 gam) mỗi lần uống 6,4 gam nước 1 chén sắc còn 6 phần 10, uống ấm, ngày 3 – 4 lần. (Thánh huệ phương)

18) Trị thai động không yên, bụng đau ra nước vàng: Hoàng kỳ; Xuyên khung cùng đều 32 gam, gạo nếp 1/10 lít, nước 1 lít sắc còn nửa lít chia ra uống. (Phụ nhân lương phương)

19) Trị mồ hôi ra vùng âm hộ ướt ngứa: Miên hoàng kỳ sao rượu nghiền nhỏ, lấy tim lợn nóng chấm ăn là hay.  (Tế cấp phương)

20) Trị nhọt âm tính ngứa, cố kết ở trong:

Dùng hoàng kỳ nhân sâm đều 32 gam nghiền nhỏ, cho vào long não thực 3,2 gam dùng nước ngó sen tươi hòa viên như hạt đậu xanh, mỗi lần uống 20 viên, nước ấm điều uống. Ngày ngày uống. (Bản sự phương) 

Phương tễ trứ danh 

a) Ngọc bình phong tán.

Trị tự ra mồ hôi không ngừng, khí hư biểu yếu, dễ cảm phong hàn. (Khiết có phương)

Hoàng kỳ nướng 32g Phòng phong 32g Bạch truật sao 96g Cùng nghiền nhỏ uống. 

b) Thang bảo nguyên.

Trị trẻ con mạn kinh chứng đậu, hiểm ác không nổi nốt đậu lên cùng với tạp bệnh hư hàn (Đông Viên phương)

Hoàng kỳ 9,6g; Nhân sâm 6,4g; Chích thảo 3,2g; Sinh khương 1 lát; Nhục quế (xuân hè 2 – 3 phân (0,64 – 1g), thu đông 6 – 7 phân (2g – 2,3g) sắc uống.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm