Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Bạch tật lê còn gọi là: Gai ma vương, thích tật lê, tật lê, quý kiến sầu. – Tên khoa học: Tribulus Terrestris L. Thuộc họ Tật lê. (Zogophyllaceae).

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng: Bạch tật lê (Fructus Tribuli) là quả chín phơi hay sấy khô của cây tật lê. Thích tật lê là tật lê có gai, còn bạch tật lê là thích tật lê sắc trắng mà bỏ gai đi.

Thu hái : Vào  tháng 8 – 9, cắt cành có quả chín đem về, phơi khô. Dùng gậy đập cho rụng  quả,  lấy những quả già. 

Sơ chế: Thường dùng sống hay sao qua cho cháy gai rồi sàng bỏ gai.

2. Tác dụng dược lý

1. Giảm đau 

Cao chiết lạnh cây Bạch tật lê  với cồn 50° có tác dụng gây co mi mắt của mèo in vivo; co hồi tràng cô lập của chuột lang. Trong thử nghiệm với phương pháp gây đau do nhiệt  Cao Bạch tật lê  có tác dụng giảm đau rõ rệt.

2. Giảm lipid máu

Viên nén Albana của Ấn Độ chữa bệnh tim, thành phần trong có Bạch tật lê. Thử nghiệm cho chuột cống trắng trong 30 ngày thấy thuốc làm giảm lipid máu. Thuốc gây ức chế rõ rệt sinh tổng hợp cholesterol ở gan và tăng thải trừ acid mật trong phân. 

3. Hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang

Đông y Ấn Độ phối hợp Bạch tật lê, trong thử nghiệm trên lâm sàng đem lại hiệu quả điều trị tốt trên 30 bệnh nhân có sỏi bàng quang.

Vị thuốc bạch tật lê

Vị thuốc bạch tật lê

3. Vị thuốc Bạch tật lê theo Đông y

Tính vị quy kinh: Đắng, bình vào kinh phế, can.

Tác dụng: Sơ can giải uất, thanh nhiệt, giải độc.

Ứng dụng lâm sàng:

– Chữa ngực sườn đầy tức, sữa không xuống; nhức đầu chóng mặt; chữa cao huyết áp.

– Chữa viêm màng tiếp hợp cấp; giải dị ứng; ngứa.

Liều lượng: 8g-12g/ngày (nếu sao để tính ấm).

Kiêng kỵ: Người huyết hư khí nếu không dùng được.

4. Từng thời đại đã dùng để chữa

 1) Trung Quốc dùng:

Bổ thận, chữa eo lưng đau, tiết tinh, hư tổn nhọc mệt..

Tố Tụng nói: Cổ phương thường dùng loại có gai, chữa phong sáng mắt rất tốt, phương thuốc tiên chỉ dùng 1 vị thích tật lê, không cần hỏi loại đen hay trắng, chỉ cần nó rắn chắc là được, rồi giã bỏ gai đi mà dùng.

– Lý Thời Trân nói: Đời xưa bố thận trừ phong đều dùng thích tật. lê, đời sau bổ thận phần nhiều dùng sa oản tật lê, hoặc nhào thành cao hòa vào thuốc, hoặc sao vàng bỏ gai làm bánh, có thể dùng ăn cứu đói, vì tính chất của nó ngọt ấm không độc.

2) Cụ Hải Thượng Lãn Ông nói:

Chữa ngứa, chữa mắt, tiêu màng mộng ở mắt, với câu ca:

Bạch tật lê gọi “quý kiến sầu”

Chữa ngứa, chữa mắt đứng công đầu. .

Sao cháy hết gai cho nhẵn nhụi. Tiêu tan màng mộng ở nông sâu.

3) Theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”.

Thì nhân dân ta hay dùng chữa đau mắt nhức vùng mắt, chảy nước mắt. Bổ thận, chữa đau lưng, tinh dịch không bền, gầy yếu, chảy máu cam, lọ, súc miệng chữa loét miệng.

4) Theo tài liệu cổ

Tật lê vị đắng tính ôn vào 2 kinh can và phế, có tác dụng bình can tan phong, thắng thấp, hành huyết. Dùng chữa đầu nhức mắt đỏ, nhiều nước mắt, phong ngứa, tích tụ, tắc sữa.

5. Phối hợp ứng dụng Bạch tật lê

1) Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng. Dùng: Tật lê 12g Đương quy 12g Sắc kỹ chia 2 lần uống trong ngày.

2) Chữa đau mắt. Cho tật lê vào chai nước đun sôi, lấy nước đó xông hơi lên mắt (được bột thì tốt hơn).

3) Thuyền hoa vô tỷ tán 

Thuyền thoái (bỏ chân) 1 lạng; Khương hoạt 5 đ.cân; Thạch quyết minh (đun nước muối 1 lúc) 5 đ.cân; Xuyên khung 5 đ.cân; Bạch linh 5 đ.cân; Phòng phong 5 đ.cân; Bạch tật lê (sao bỏ gai) 4 lạng; Xích thược 5 đ.cân; Xương truật (sao) 5 đ.cân; Chích thảo 1,5 lạng; Đương quy 1,5 đ.cân

Cùng nghiền nhỏ, sau bữa cơm nước gạo điều uống 3 đồng cân (ước 10 – 15 gam) (Kiêng sống lạnh dầu mỡ, sào rán).

Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm