Bài thuốc Chu sa an thần hoàn – Xuất xứ Nội ngoại thương biện hoặc luận – Tác dụng Trấn Tâm an thần, tả hoả dưỡng âm
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị
Chu sa (thuỷ phi) (quân) 15g | Hoàng liên (tẩy rượu) (thần) 18g |
Quy thân (tá) 18g | Sinh địa (tá) 4.5g |
Chích cam thảo 16g |
Cách dùng: Tán bột, làm hoàn, mỗi lần uống 4-12g trước khi đi ngủ, với nước nóng hoặc kết hợp uống với thang thuốc theo tình hình bệnh lý
Tác dụng: Thanh nhiệt, dưỡng huyết, an thần.
Chủ trị: Trị Tâm hỏa vượng làm tổn thương đến tâm âm huyết, lâm sàng biểu hiện tinh thần bứt rứt, khó ngủ, đêm hay nằm mơ, đầu lưỡi đỏ, mạch Tế Sác.
Kiêng kỵ
- Chu sa, không nên uống lâu dài để tránh bị ngộ độc.
- Người âm hư hoặc Tỳ suy: không nên dùng.
2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng
Phân tích bài thuốc
Chu sa định Tâm an thần, dùng lượng lớn để tư âm dưỡng huyết, trị chứng Tâm Thận âm hư, tâm huyết bất túc mà tâm hoả cang thịnh.
Ứng dụng làm sàng
Trên lâm sàng bài này thường được dùng trị suy nhược thần kinh, hysteria, bệnh uất ức. Ngoài ra cũng dùng trị hội chứng mãn kinh, mồ hôi trộm.
Gia giảm:
+ Có đờm nhiệt làm cho đầy tức, thêm Qua lâu nhân để khu đờm, thanh nhiệt.
+ Khó ngủ nhiều, thêm Liên tử tâm, Toan táo nhân.
+ Tâm hỏa nặng, thêm Chi tử để thanh Tâm hỏa.
3. Nghiên cứu lâm sàng Chu sa an thần hoàn
+ Trị thần kinh suy nhược, khó ngủ, hay mơ, hồi hộp, hay quên, tinh thần hốt hoảng, có kết quả tốt (Trung quốc cơ bản trung thành dược – Nhân dân vệ sinh xuất bản).
+ Trị hành kinh thì phát cuồng, sau khi sinh xong bị nhiệt kéo dài không dứt, phiền nhiệt, lưng ra mồ hôi, ngực đau: Đổi thuốc hoàn thành thuốc thang sắc uống. Dùng lần nào cũng có kết quả (Tứ Xuyên trung y (9) 1986).
+ Trị mồ hôi trộm, về đêm khó chịu hơn: Mỗi lần uống 9g, ngày 3 lần. Dùng Chi tử lOg, sắc lấy nước uống thuốc. Sau khi uống 5 ngày, khỏi bệnh (Hà Nam trung y (1), 1983).
4. Trích dẫn y văn
> Diệp Trọng Kiên nói: “ Sách ‘Nội kinh’ viết: Thẩn khí ở tâm thì tinh thần đầy đủ’. Lại viết: Tâm là gốc của sự sống, là chỗ ở của thần’, vả lại Tâm là quân chủ, chủ không sáng suốt thì tinh khí loạn, thần mỏi mệt quá thì hồn phách tán, vì thế, ngủ không yên, tà khí xâm nhập, nhẹ thì kinh sợ, hồi hộp, nặng thì si ngốc, điên cuồng. Chu sa tinh thể lóng lánh, màu đỏ thông vào tạng Tâm, chất nặng hay trấn nhiếp, tính hàn hay thắng nhiệt, vị ngọt sinh tân dịch, vì vậy âm hoả tản mạn để dưỡng nguyên khí ở thượng tiêu, là vị thuốc an thần hay nhất. Tâm khổ vì nhiệt, phối với Hoàng liên đắng hàn để tả Tâm nhiệt, lại thêm Cam thảo vị ngọt làm tá để tả nữa. Tâm chủ huyết, dùng Đương quy vị ngọt, ôn, để đưa Tâm huyết về, lại thêm Địa hoàng tính hàn làm tá để bổ nữa. Tâm huyết đầy đủ thì Can được tàng mà hồn tự yên, tâm nhiệt giải thì Phế phục hồi chức năng mà phách dược ổn (Sán bổ danh y phương luận).
Bài này trước đây được gọi là ‘An thần hoàn’ nhưng hiện nay đều gọi là ‘Chu sa an thần hoàn’ (Thượng Hải phương tễ học)
5. Các bài Chu sa an thần hoàn
+ Sách ‘Tiểu nhi dược chứng trực quyết có bài ‘Chu sa an thần hoàn’ (Mạch môn, Phục linh, Sơn dược, Mã nha tiêu, Hàn thuỷ thạch, Cam thảo, Chu sa, Băng phiến).
+ Sách Y học phát minh’ cũng có bài ‘Chu sa an thần hoàn’ (Chu sa, Hoàng liên, Cam thảo. Có tác dụng thanh Tâm an thần. Trị Tâm hoả thịnh quá.
+ Sách ‘Vệ sinh bảo giám cũng có bài ‘Chu sa an thần hoàn’ (Chu sa, Hoàng liên, Cam thảo. Có tác dụng thanh Tâm an thần. Trị Tâm hoả thịnh quá).
+ Sách ‘Phụ khoa ngọc xích’ có bài ‘Chu sa an thần hoàn’(Chu sa, Đương quy, Hoàng liên, Cam thảo, Sinh khương trấp. sắc uống. Có tác dụng trừ phiền an thần. Trị phụ nữ có thai mà bị hư hoả thịnh, phiền muộn không yên, hồi hộp lo sợ).
L/y Hoàng Duy Tân
Xem thêm: