Thông giáng vị trang, trợ dương nhập âm mà trị mất ngủ
<Hoàng Đế Nội kinh> có viết: “Vị không hòa, khiến cho nằm bất an”. Lai viết: “Bệnh mà không thể nằm ngủ được, cái gì dẫn đến điều này? Kỳ Bá đáp: Về khí không thể nhập âm, thường lưu ở phần dương. Lưu ở dương thì dương khi đầy Dương khí đầy thì Dương Kiều thịnh, không thể nhập âm thì âm khí suy, cho nên mắt không nhắm được”.
Thầy tôi nói, bữa tối nên ăn ít, vì cơ thể người đến tối chức năng tiêu hóa giảm đi, không nên khiến cho vị trường tăng thêm gánh nặng, tạng phủ cũng nên nghỉ ngơi. Nếu như buổi tối ăn no quá, hoặc bệnh nhân Vị không tốt, rất dễ mất ngủ, kể cho bệnh nhân thuốc trấn an thần cũng không yên được, bắt buộc phải chữa cho Tràng Vị của họ tốt lên, họ sẽ thấy dễ chịu.
Có một bệnh nhân nữ, 36 tuổi, đại tiện khó khăn, mỗi 3 – 5 ngày đi một lần, ăn hơi no một chút, vị tràng lại đau. Thầy tôi hỏi cô ấy, đêm ngủ thế nào? Cô ấy nói, nằm trên giường quay bên nọ lật bên kia mãi cũng không ngủ được. Thấy tôi lại dùng hình tượng để ví von, cô giống như cá nằm trong nồi vậy, đối mặt để rán, lật đi lật lại, cuối cùng cơ thể bị rán khô. Cô ấy gật đầu nói, đúng thế, ngủ không ngon lâu ngày thì người gầy, không béo lên.
Thầy tôi nói, dương không nhập được vào âm, dương khí bốc lên, âm khí khuy hư. Cơ thể con người nửa người trên thuộc dương, nửa người dưới thuộc về âm, khi ngủ thì Tâm thần cần phải thu lại về phía dưới, nhưng con đường thu lại ở phía dưới này tắc rồi, cho nên không có cách nào nằm yên, Con đường lớn nhất liên lạc thông suốt trên dưới chính là âm dương Vị Tràng kinh, nhiệt khí ở phần thân trên cơ thể đầu có thể thông qua con đường Vị Tràng này mà nạp xuống phía dưới, nếu như tắc ở chỗ Vị Tràng này, trên dưới không thông, phía trên nóng lên, phía dưới lạnh đi, phân bị đọng lại ở đấy, bệnh gì cũng đến. Cho nên để chữa nhân cần phải phủ.
Sau đó thầy kê phương này, 3 thang: Hỏa Ma Nhân, Kê thi Đằng, Bạch truật, Đương quy, Châu Tử Sâm, Mộc Hương, Hoàng Liên, Sinh Địa, Quế Chi, Hoàng Cầm.
Sau khi bệnh nhân uống thuốc đến khám lại, rất vui mừng nó: sau khi uống thuốc của thầy tôi đi đại tiện rất tốt, lúc trước ngủ cứ lật đi lật lại, giờ nằm yên rồi, có thể ngủ rồi, thật là tốt!
Thầy tôi lại xem mạch của cô ấy rồi nói, khí của Tràng Vi đi xuống rồi , cho nên Tâm của cô không còn phiền táo như trước, dương nhập vào âm, giờ cô ngủ tốt rồi. Thấy tôi yêu cầu mọi người đi về xem lại, tại sao với rất nhiều người già và trung niên đại tiện táo thường xuyên không thể công phá mạnh, cần phải dùng nhuận thống? Vì sao lại trọng dụng Bạch Truật, Đương Quy đối với các loại đại tiện táo đều có tác dụng tốt, thuốc cũng bình hòa? Tại sao trị mất ngủ Tâm phiền lại phải hỏi về Vị của bệnh nhân, phải chú trọng đến thông giáng Vị Trường?
Mọi người về đọc tài liệu và suy nghĩ thì phát hiện, rất nhiều người già trung niên có đại tiện táo thường xuyên, không phải do nhiệt hỏa táo kết mà do Tỳ hư huyết nhược, lực thúc đẩy yếu, lúc này trọng dụng Bạch Truật, Đương Quy các thuốc có nhiều chất béo, không những dưỡng khí huyết kiện Tỳ, cũng có thể nhuận thông đường ruột, chính là dùng một được hai tác dụng. Hơn nữa, hai vị này một vị là thánh dược bổ Tỳ khí, một vị là thánh dược bổ huyết, như này khí huyết Trường Vị đều được bổ sung đầy đủ, đại tiện tích lại vì thế không công phá mà tự ra.
Chúng ta lại xem hai bánh xe “Đồ hình về tuần hoàn của âm dương khí huyết tạng phủ trong cơ thể” trong <Y gian đạo>, sẽ hiểu vì sao Vị không hòa thì bệnh nhân nằm không yên tâm sẽ phiền, khi ngủ trên giường thì lật đi lật lại. Hóa ra vì dưới Tâm chính là Vị, Tâm khí cần phải tuần hành con đường Vị Trường để xuống phía dưới giao với Tiểu Trường, như thế khí của táo nhiệt trong Tâm mới có thể thể thuận lợi mà đi xuống. Nếu như con đường này tắc lại, khí dương Táo ở Hạ Tiêu không giáng được, thì không có cách nào ngủ được, mà ngủ cũng không sâu. Cho nên chúng ta xem trong phương của thầy, không có bất kỳ vị thuốc nào chuyên chữa mất ngủ, ngược lại trực tiếp chữa vào Vị Tràng, Trường Vị thông giáng, thì ngủ khắc yên, Dương nhập vào âm, giấc ngủ sẽ tốt.
Nguồn: Nhậm Chi Đường
Xem thêm: