Tiêu đề gốc: Đông y dựa vào những vật ngoài tự nhiên
<Hoàng đế Nội kinh> viết: “Chư bệnh thủy dịch, trừng triệt thanh lãnh, giai thuộc vụ hàn”.
Thầy tôi nói, những người hay bị chảy nước mũi, nước dãi trong, hay bị bạch đới, tiểu tiện trong dài, chỉ thấy sắc xanh trắng đều do dương khí trong cơ thể không phấn chấn, không thể khí hóa. Chứng hiện ở trên dưới đều do dương khí của tạng phủ không đủ, lúc đó nên tùy chúng mà trị.
Thầy hỏi chúng tôi, vì sao nước trong xanh đều thuộc hàn? Sau đó để tất cả chúng tôi quan sát ngoài tự nhiên mà ngộ ra được đạo lí. Bất giác chúng tôi nghĩ đến câu thơ trong <Đằng vương các tự của Vương Bột:
Thời duy cửu nguyệt tự thuộc tam thu
Lạc thủy tẫn nhi hàn đàm thanh
Yến quang ngang nhi mộ sơn tử.
Câu thơ mô tả đại ý thời tiết càng thanh thu thì cả hồ nước đều trong xanh lạnh lẽo. Từ hình tượng đầm nước ấy chúng ta nghĩ đến khi tiết thu liễm đông tàng khi trời vào thu đông. <Hoàng đế Nội kinh> cho rằng xuân ôn, hạ nhiệt, thu liễm, đông tàng, tất cả tứ khí trong một năm biến hóa có mối tương liên mật thiết với dưỡng sinh và bệnh tật.
Tại sao càng vào những ngày thu, mặt nước càng trở nên trong sạch? Vì khi ấy cả đất trời đang tiến vào trạng thái hàn lương thu tàng. Vì sao những ngày mùa hạ nước thường đục và có sắc đỏ? Bởi mùa hạ cả đất trời đều bước vào trạng thái ôn nhiệt khai phát. Thế nên thầy tôi mới nói, quan sát những hiện tượng tự nhiên tất sẽ lĩnh ngộ được đạo lí trong y học. Từ trong tự nhiên nhìn ngày hè nước sông vàng đục, chúng ta liên tưởng đến tình trạng chảy nước mũi vàng có mủ, thổ ra đờm vàng, đều do Phế có phục nhiệt, cơ thể thuộc trạng thái ôn nhiệt như ngày hè. Dùng thuốc thanh khí hóa đàm hoặc thuận khí giáng hóa, đưa cơ thể vào trạng thái thu đông thanh lãnh, đàm trọc tự khử, cơ thể tất an.
Ngược lại, khi chảy ra nước mũi trong, thổ ra chất nước trong chứng tỏ hung phế hàn lãnh, thân thể đang ở trạng thái thu đông dùng Lý trung thang hoặc Quế chi thang để ôn trung trở về trạng thái Xuân hạ ôn ấm, hàn đàm tự tiêu, thân thể ắt khỏe lên.
Vừa hay, giai đoạn này thời tiết đang tiến vào thu, rất nhiều trẻ em dương khí không đủ, cảm phải khí hàn lương mà chảy nước miệng chảy dãi. Có một bé gái chưa đầy 10 tuổi, bình thường hay bị chảy nước mũi trong, miệng chảy dãi, chảy nước mũi trong. Mẹ của bé nói cô bé không thích ăn những thứ thuốc có vị đắng, liệu có thể có loại thuốc nào đó dễ uống hay không?
Thầy tôi nói tất nhiên yêu cầu đó có thể thỏa mãn, rồi bảo chúng ta đem những viên thuốc bọc ngoài 1 lớp đường. Sau đó thầy kê phương, gồm:
Quế chi, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo, Chích cam thảo, Sơn được, Khiếm thực, Ý dĩ sao, Bạch liên tử, Mật ong.
Tất cả vị thuốc trên làm thành viên bọc đường, phân thành lượng uống trong ba ngày. Bệnh nhi sau khi uống thuốc, nước mũi, nước dãi chảy ít đi, người nhà còn phản ánh, bé gái rất thích uống thuốc, ăn uống lại tốt lên, hy vọng bác sĩ có thể làm thêm thuốc cho bé.
Chúng ta cẩn thận xem lại, quả nhiên trong phương thuốc của thầy kê để trị chứng hàn ẩm, lại có các vị khai vị nạp thực, tăng cường khả năng ăn uống, có thể nâng cao sức đề kháng của bé.
Thấy lại hỏi chúng tôi, tại sao chữa trị cho đứa bé này cần kiện Tỳ vị, tại sao khi thân thể có hàn đàm lại dùng Quế chi thang? Thì ra, trẻ em Can thường hữu dư, Tỳ thường bất túc, bình thường dễ thụ phong hàn, bé gái này lại thêm nội thương thực trệ. Hoàng đế Nội kinh cho rằng bốn mùa Tỳ vượng không thụ tà, tạng Tỳ một khi thất cường. công năng nhu dưỡng không thực hiện đủ, sinh ra chứng chán ăn, sức đề kháng cơ thể giảm. Vì thế không cần quan tâm trị nội cảm hay ngoại thương, đều phải nhanh chóng kiện Tỳ. Đó chính là lý do trong phương thầy tôi kê có Tỳ tam dược (Sơn dược, Khiếm thực, Ý dĩ sao).
Vậy tại sao trị thượng tiêu có hàn âm lại sử dụng Quế chi thang? Quế chi thang không phải để giải cơ, hòa dinh vệ, trị thượng phong cảm mạo hay sao? Nếu nói như vậy chứng tỏ kẻ đó chưa bước vào cánh cửa Đông y. Quế chi thang trong Thương hàn luận chính là quân phương chi đạo. Thương hàn luận không chỉ trị bệnh cảm mạo mà còn có thể trị được bệnh nội thương trong có hàn tích, thông qua lục kinh bài cái hàn tích ra ngoài.
Chúng ta nhìn Quế chi thang, cổ nhân dùng ở ngoại chứng để giải cơ hòa doanh vệ, dùng trong nội chứng để hóa khí hòa âm dương. Ngoại thương phong hàn, nó có thể điều hòa doanh về, đuôi tà xuất biểu. Nội trường hàn ẩm, tích lâu ngày không hóa, nó có thể trợ dương hóa khí, biến hàn ẩm tân dịch thành sương, khiến thượng tiêu khai phát, tuyên phát được khí của ngũ cốc, làm ấm cơ phu, sung mãn thân thể, nhuận dưỡng bì mao. Đứng trên phương diện đó mà xét Quế chi thang chính là phương thuốc dưỡng nhan.
Mà cơ thể con người, “thượng tiêu như vụ” trong khi mũi bị chảy nước, miệng bị chảy dãi, thì tân dịch không còn ở dạng sương nữa rồi. Mọi người thử nghĩ xem, khi nào thì sương lại biến thành giọt? Không sai, chính là buổi tối, sau khi trải qua một đêm dài, vào lúc sáng sớm đến bên bờ đê mà nhìn, toàn bộ cỏ dưới đất, sương đều đọng thành hạt, long lanh trong suốt như những hạt pha lê. Giống như khi còn bé hay lúc về già con người hay chảy nước miếng – thứ nước ấy cũng trắng trong như thế này. Hiểu được đạo lí đó thì mọi người sẽ hiểu được nguyên nhân chảy nước mũi, nước miếng trong.
Đáp án là âm thành hình. Buổi tối âm hàn quá nhiều ngưng trệ lại thành sương mù. Sang đến mùa đông, khí lạnh càng nhiều, mới biến thành tuyết rơi. Tình trạng chảy nước mũi, nước miếng cũng giống như sương tuyết, từng giọt từng giọt rơi xuống. Muốn sướng không đọng, tuyết không rơi thì phải làm thế nào?
Cũng ta chỉ cần khiến đất trời hồi xuân, băng tuyết tan chảy chẳng phải được rồi sao? Khiến cho thời tiết ấm áp, trở thành xuân noãn hoa khai thủy châu khí hóa. Quan sát trong tự nhiên, hóa ra khi mặt trời mọc lên không quá 1 giờ những giọt sương đọng trên cỏ đều bốc hơi vào trong không trung. Sương chỉ thuộc về ban đêm, không thuộc về ban ngày, bởi ban ngày có mặt trời, có thể khí hóa được sương.
Tông chỉ trị bệnh của chúng ta chính là biến trạng thái của bệnh nhân từ ngày đông đêm tối “âm thành hình” trở thành mùa hạ, ngày sáng dương khí hóa”. Phương hướng điều trị là tăng cường công năng của tạng Tâm.
Vì vậy có thể nói, hiểu được lý lẽ ngày đêm, tứ thời biến hóa, cảm thụ hàn lương ôn nhiệt thì có thể tìm ra được căn nguyên bệnh tật, rồi dùng lý đó để chọn pháp, từ đó mà nhận ra lý luận. Đạo lí dưỡng sinh cũng đều nằm trong đó cả.
Nguồn: Nhậm Chi Đường
Xem thêm: