Hiện tượng tắc mũi và dương khí trong cơ thể
<<Thuận trai di thư >> viết: “Phàm nhân sinh bệnh xứ, giai vi nhân vi hỏa Tổng nhân dương khí bất đáo, dương khí sở đáo chi xứ, đoạn vô sinh bệnh chi lý”
Phàm gây bệnh cho cơ thể con người đều do âm do hòa gây ra. Đều do dương khí không đến được nơi nó vốn phải đến, từ đó mà sinh bệnh.
Có một bệnh nhân nam 39 tuổi, bị viêm mũi dị ứng đã lâu, bình thường rất sợ gió lạnh, buổi sáng ngủ dậy cứ hắt xì hơi liên tục, tắc mũi, đầu óc choáng váng, đêm nằm bất an.
Anh ta hỏi như vậy là bị làm sao?
Thầy tôi trả lời, đây là nơi dương khí hội tụ, Dương khí của anh không đủ, không thăng phát được lên đầu, vì vậy rất dễ cảm nhiễm phong hàn.
Anh ta lại hỏi, vậy bình thường tôi rất hay bị choáng váng đầu óc, mệt mỏi không muốn hoạt động, trí nhớ dạo này cũng bị giảm sút. Mọi chuyện nguyên cớ là sao?
Thầy tôi cười mà nói, đó vẫn do dương khí của anh không đủ mà nên. Điều này giống như khi nhà anh bị cúp điện, hoặc điện áp bị thấp không đủ dùng, các thiết bị điện như nồi cơm điện, tivi, máy giặt, máy tính đều không sử dụng được. Lúc này điều cần làm không phải đem các thiết bị điện ấy đi sửa, mà phải làm sao để điện lên. Dương khí trong cơ thể một khi không thăng phát lên được thì mọi cơ quan hoạt động đều suy kém. Nơi nào không có dương khí chiếu đến nơi đó liền không dễ chịu. Cũng giống như trên mặt đất, chỗ nào không có ánh mặt trời chiếu đến, nơi đó sẽ vô cùng ẩm thấp, vi khuẩn bệnh độc sinh sôi phát triển.
Sau đó thấy tôi kể cho anh ta phương thuốc gồm:
Ma hoàng, Phụ tử, Tế tân, Tân di hoa Thương nhĩ tử, Toan táo nhân. Tất cả 3 thang. Bệnh nhân sau uống thuốc được mấy ngày thì tới tái khám lại, rất vui mùng mà nói: bác sĩ, uống thuốc của ông vào bệnh viêm mũi của tôi tốt lên nhiều rồi, đầu không bị choáng váng nữa, buổi tối đi ngủ cảm thấy tốt hơn trước, sáng dậy hắt xì hơi ít đi, người cũng không còn sợ gió lạnh nữa.
Thấy tôi cười nói, chính khí ở bên trong, tà khí không thể xâm phạm. Dương khi thực hiện chức năng bảo vệ bên ngoài của cơ thể. Dương khí đủ, đạt được lên đến đầu, đạt ra biểu, thì tinh thần thanh tinh, không sợ gió lạnh nữa.
Sau đó thấy nói chúng tôi về nhà suy nghĩ về hai chữ “dương khí này, quan sát trong tự nhiên mà lĩnh ngộ. Trong thế gian này, thế nào là “Xuân sinh hạ trưởng thu liễm đông tàng”? Vì sao <Hoàng đế nội kinh> lại viết: “Dương sinh âm trường, dương sát âm tàng”? Vì sao Trương Cảnh Nhạc lại nói: “Trong trời đất này quý nhất là mặt trời chiếu sáng, trong cơ thể người quý nhất là một tia dương khí????
Nguồn: Nhậm Chi Đường
Xem thêm:
- Thông giáng vị tràng, trợ dương nhập âm mà trị mất ngủ
- Bệnh án viêm mũi dị ứng chảy nước mũi trong
- Sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân (nội thương phát nhiệt)