Chứng hay quên theo Đông y là một loại biểu hiện của trí nhớ giảm sút, hay quên những việc đã qua, nghiêm trọng hơn thì quên ngay những việc vừa làm, thoáng chốc đã quên hết.
Mục Lục
1. Chứng mất trí nhớ theo y học hiện đại
1.1 Khái niệm chứng hay quên
Chứng hay quên là một tên gọi khác của bệnh đãng trí, đây là sự bình thường của lão hóa. Khi con người bỗng dưng không thể nhớ lại những việc trong quá khứ ở một mức độ đáng kể.
Hay quên là cũng dấu hiệu đầu tiên và hay gặp nhất trong các bệnh thoái hóa thần kinh. Bệnh diễn biến âm thầm và nặng lên theo tuổi tác.
1.2 Nguyên nhân gây chứng hay quên
– Chứng hay quên sinh lý phần lớn gặp ở những người cao tuổi, não bộ hoạt động kém. Hoặc ở người trẻ khi gặp các vấn đề về tinh thần như stress, lo âu, căng thẳng,
– Chứng hay quên do bệnh lý phần nhiều gặp ở những người có bệnh lý động kinh, Alzheimer, đột quỵ, U não, thiếu oxy lên não; Nghiện các chất kích thích như ma túy; Hoặc do tác dụng phụ của thuốc.
1.3 Triệu chứng chứng hay quên
Những dấu hiệu ban đầu của bệnh hay quên là quên đồ đạc, quên lịch làm việc… Ở giai đoạn nặng hơn, có thể gây ra các biểu hiện sau:
- Rối loạn về hành vi: đi lang thang, lạc đường, khó thực hiện các động tác phối hợp.
- Khó khăn về ngôn ngữ như: Khó tìm ngôn ngữ biểu đạt, nói lặp, kể chuyện không có trình tự hoặc hay nhắc lại chuyện đã nói.
- Đi lại khó khăn.
- Ngoài ra, có những thay đổi về trí nhớ, nhân cách cũng như hành vi.
1.4 Các phương pháp điều trị chứng hay quên
Các phương pháp điều trị chứng Hay quên
- Theo Tây y bệnh hay quên do lão hóa tuổi già không cần điều trị. Người bệnh có thể tập bài tập dục trí não, sống thoải mái, bớt lo lắng suy nghĩ. Hạn chế sử dụng chất kích thích sẽ giúp cải thiện trí nhớ.
- Đối với các nguyên nhân do bệnh lý như Alzheimer, chứng sa sút trí nhớ thì người bệnh cần điều trị sớm theo hướng dẫn của thầy thuốc.
- Ngoài ra, người bệnh còn cần có lối sống lành mạnh, kiểm soát tốt các bệnh chuyển hóa để ngăn ngừa các bệnh về đột quỵ não.
2. Chứng mất trí nhớ theo Y học cổ truyền
1. Khái niệm chứng mất trí nhớ
Chứng mất trí nhớ hay hay quên theo Đông y là một loại biểu hiện của trí nhớ giảm sút, hay quên những việc đã qua, nghiêm trọng hơn thì quên ngay những việc vừa làm, thoáng chốc đã quên hết.
Các sách Nói Kinh, Thương hàn luận gọi là “Thiện vong”. Các sách Tố vấn -, Linh khu – Bản thân lại có tên là “Hỉ vong”. Chư bệnh nguyên hậu luận gọi là “Đa vong”. Các thầy thuốc đời sau gọi là “Kiện vọng”.
Trong bài này chủ yếu là nói về chứng hay quên do lão hóa
2. Chứng hậu thường gặp
Chứng Hay quên có quan hệ với mật thiết với 3 tạng Tâm Tỳ Thận. Tâm tàng thân chủ thần minh, Thận tàng tinh thông lên não, Tỳ chú ý. Cho nên chứng hậu xoay quanh 3 tạng này là chủ yếu.
– Hay quên do Tâm Thận bất giao:
Trương thị y thông viết: “Chứng hay quên đều trách cứ ở Tâm Thận bất giao”. Thận âm không lên giúp đỡ Tâm, thủy không chế hỏa thì Tâm dương găng một phía, Tâm hóa nung nấu ở trên hại đến Thận âm ở dưới. Thận hư trí tuệ hư tổn thì hay quên.
Có chứng thường xuyên quên, hư phiên mất ngủ, hồi hộp, đầu choáng ù tai , lưng gối mỏi yếu, di mộng tinh, triều nhiệt,đạo hãn, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác.
Pháp trị: Giao thông Tâm Thận
Nếu Tâm Thận âm hư: Tư âm giáng hỏa, dưỡng Tâm an thần, dùng Bổ Tâm đan, Lục vị địa hoàng hoàn
Nếu Tâm hỏa quá thịnh, thận âm hư hao: Thanh Tâm tả hỏa, tư bổ Thận âm, dùng Hoàng liên A giao thang.
– Hay quên do Thận tinh khuy hư:
Tâm chủ tương lai, Thận tàng dĩ vãng. Thận có vai trò cực kỳ quan trọng đến trí nhớ của con người. Thận tàng tinh, chủ xương sinh tủy, thông với não. Thận tinh bất túc, tủy hải sẽ rỗng không, não bộ vì thế mà suy giảm.
Lâm sàng biểu hiện Hay quên, tinh thần mệt mỏi, tóc bạc sớm, răng rụng hoặc lung lay, xương mềm yếu, lưng gối đau, mạch Hư.
Pháp trị: Liên tinh bổ tủy, Phương trị: Hà xa đại tạo hoàn.
– Hay quên do Tâm Tỳ đều hư:
Tỳ hư thì không hóa sinh chất tinh vi để hóa huyết. Tâm huyết hư thiếu, từ đó mà hình thành chứng Tâm Tỳ đều hư. Tâm Tỳ bất túc, thì thần không yên mà gây chứng hay quên.
Lâm sàng có chứng hồi hộp hay quên, ít ngủ hay mê, sắc mặt trắng nhợt, tinh thần hay sợ, ăn kém, đầy bụng, đại tiện nhão rêu lưỡi trắng, chất nhợt, mạch tế nhược.
Pháp trị: Bổ ích Tâm Tỳ, Phương trị Quy Tỳ thang.
Chứng hay quên chỉ là một chứng trạng, do rất nhiều chứng hậu gây ra. Vì vậy trên lâm sàng cần chẩn đoán cho kỹ.
* Sách chẩn đoán phân biệt chứng hậu có bàn thêm hai thể nữa của chứng hay quên là
+ Hay quên do đàm trọc quấy rối Tâm: Có chứng hay quên, thích nằm, gực khó chịu, trong họng có tiếng khò khè, đầu choáng mắt hoa, hồi hộp mất ngủ, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch huyền hoạt:
Pháp trị: Ninh Tâm, Phương trị: Đạo đàm thang, Phục linh thang.
+ Hay quên do ứ huyết xông lên Tâm: Có chứng hay quên đột ngột, lưỡi có điểm ứ huyết, khát mà không muốn uống, bụng đầy đau cự án, mặt môi móng tay chân tím tái, đại tiện phân đen, mạch kết Đại.
Pháp trị: Hoạt huyết hóa ứ, công trục xúc huyết, Phương trị: Huyết phủ trục ứ thang, Để đương thang.
3. Xoa bóp bấm huyệt châm cứu
+ Giải khê + Cao Hoang (Bq.43) + Dịch Môn (Ttu.2) + Nội Quan (Tb.6) + Thần Môn (Tm.7) trị tim hồi hộp, hay quên, mất ngủ (Thần Cứu Kinh Luân).
( “Cao Hoang Du không chứng gì không chữa, chủ trị gầy yếu, hư tổn, mộng tinh, khí nghịch gây ra ho, cuồng hoặc hay quên” (Giáp Ất Kinh).
+ Thần môn + Đại Lăng + Ngư Tế trị thấp tim buồn sợ, thêm Nội Quan trị mất ngủ bứt rứt trong tim, hay quên.
+ Tâm du + Thần Môn (Tm.7) + Thiếu Hải (Tm.3) trị hay quên (Châm Cứu Đại Thành).
4. Trích dẫn y văn
– Mùa Đông thích phạm vào cơ nhục, dương khí bị kiệt tuyệt làm người ta hay quên (Tố vấn – Tứ thời thích nghịch tòng luận).
– Nếu phong tà lấn vào khí huyết khiến âm dương bất hòa, từng lúc xa rời nhau. Lúc Hư, lúc Thực, khí huyết rối loạn, đến nỗi Tâm thần hư tổn mà gây hay quên (Chi bệnh nguyên hậu luận – Đa vọng hậu).
– Nghĩ như nơi ở của thần con người là ở Tâm, Tâm dựa vào Thận mà não là phủ của nguyên thân, là bể của tinh tủy, chỗ dựa của ghi nhớ, như tiên sinh Hy Kim nói: “Đối với người bên ngoài mà ghi nhận được tất phải lưu lại các hình ảnh ở trong não. Đứa trẻ hay quên là vì não chưa đầy đủ, người cao tuổi hay quên là vì não dần dần vơi đi” (Loại chứng trị tài – Kiện vong)
Có tham khảo tài liệu của Lương Y Nguyễn Thiên Quyến
Xem thêm: