Vận dụng quy luật tương sinh trên lâm sàng
(Trích Khiêm Trai y học giảng cảo – Tần Bá Vi )
Ngũ hành tương sinh là một hiện tượng sinh lý bình thường. Quy luật này được vận dụng trên lâm sàng để điều trị, phần lớn do tạng mẹ hư làm cho tạng con hư có khi ngược lại cũng có khi chỉ đơn thuần tạng con bị bệnh.
Cho nên điều chủ yếu của phép điều trị theo quy luật tương sinh là phải nắm vững quan hệ mẫu tử, nguyên tắc cơ bản của nó là “Hư tắc bổ kỳ mẫu” (con hư phải bổ mẹ).
Hầu hết mẹ hư dẫn đến con hư, trước tiên là có triệu chứng của tạng mẹ hư ; con đoạt khí của mẹ trước tiên là biểu hiện chứng trạng của tạng con. Nếu đơn thuần tạng con hư thì chỉ có biểu hiện bệnh lý của con. Phương pháp điều trị của ba loại bệnh trên tương tự giống nhau, tất nhiên khi điều trị cần phải phân biệt cái nào là chủ yêu, cái nào là thứ yếu.
Mục Lục
1. Thủy bất sinh mộc
Túc thận hư không có khả năng dưỡng can. Biểu hiện lâm sàng là thận âm hư, thường thấy các triệu chứng ) tai, đau thắt lưng, di tinh, gối mỏi, can hư do huyết không đầy đủ thường có các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, gân xương mềm yếu, âm hư sinh nội nhiệt, huyết hư cũng sinh nội nhiệt dẫn đến tình trạng hư dương thượng xung, về sau có thể xuất hiện chứng trạng như mặt đỏ, triều nhiệt ngũ tâm phiền nhiệt, váng đầu, cổ cứng, chân tay co rút, mạch tế nhược hoặc tế sác, hoặc tế huyền, chất lưỡi đỏ. Triệu chứng của thận âm khuy tổn không có khả năng nuôi dưỡng can mộc trên lâm sàng thường thấy chứng huyễn vựng co can phong Trương Cảnh Nhạc đã từng nói “Huyễn Vựng nhất cố kỳ bát cửu” (chứng huyễn vựng tám chín phần do hư gây nên), ông dùng bài “Tả quy ẩm” để chữa “Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Kỷ tử, Bạch linh, cam thảo). Diệp Thiên Sỹ cũng đã nói : “Huyễn Vựng, Phiền lao tức phát, thử thủy hao bất năng dưỡng mộc, quyết dương hóa phong cổ động”. Thường dùng phép tu âm tiềm dương để điều trị. Trừ nội thương tạp chứng ra, ôn bệnh truyền nhập hạ tiêu ; khi chân âm hao tổn thường xuất hiện huyễn vựng “ôn bệnh tạp biện” Thường gia giảm phục mạch thang (sinh địa : Bạch thược, mạch môn, A giao, Ma nhân, Cam thảo) để điều trị.
Phép tắc sử dụng : Tư thủy, nhuận mộc pháp tư thận dưỡng can pháp ; ất quý đồng nguyên pháp.
Thuốc thường dùng : Tư thận âm ; sinh, thực địa, miết giáp, thiên môn đông, nữ trinh tử.
Dưỡng can huyết : Qui thân, Hà thủ ô, Sa uyển tử, A giao, Hắc chi mai vùng đen)
Tức phong tiềm dương : Quy bản, nga truật, sinh mẫu lệ. Thạch quyết minh, Chân châu mẫu, Thiên ma Cúc hoa, Câu đằng.
2. Mộc bất sinh hỏa
Tức can hư không có khả năng ôn dưỡng tâm tạng, biểu hiện là huyết hư và sinh khí không mạnh tâm huyết tâm dương, tâm thần suy nhược : Người gầy, sợ hãi, hồi hộp, đánh trống ngực, hay quên, mất ngủ ; Mạch tế nhược hoặc kết đại, hoặc mạch thốn không rõ.
Can tàng huyết, Can giữ chức năng tương hóa là nơi phát sinh khí, tâm chủ sinh huyết là quân hỏa, hỏa minh thì tinh thần trong sáng đó là quan hệ tương sinh chủ yếu của mộc và hỏa. Căn cứ vào chứng trạng tâm hư do mộc không sinh được hỏa cần phải bổ can để dưỡng tâm, thường thiện về ôn dưỡng. Dùng bài “Dưỡng tâm thang” (Nhân sâm, Hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo, Đương quy, bạch thược, quế nhục, ngũ vị tử, phục linh, viễn chí, trần bì), dùng huyết dược để bồi bổ cơ thể, dùng khí dược để làm tăng tác dụng của huyết dược. Trong đó nhục quế để ôn can và tráng tâm dương là chủ dược.
Dùng quy luật mộc sinh hỏa để trị tâm hư phải chú ý đến tình trạng hư nhược của can. Nếu tâm dương hư nhược không thuộc vào qui luật tương sinh nên trị trực tiếp vào tạng tâm.
Dùng bài “Phục mạch thang” (Nhân sâm, quế chi, a giao, sinh địa, mạch môn, cam thảo, ma nhân, khương, táo). – Phép điều trị : Bổ can dưỡng tâm, ôn dưỡng tâm can nêu trên.
– Thuốc thường dùng : Dưỡng can huyết, như đã
– Dưỡng tâm huyết : Sinh địa, mạch môn, a giao, táo nhân, long nhãn, ổn tâm dương ; nhân sâm, nhục quế, tủ thạch anh, ngũ vị tử.
3. Hỏa bất sinh thổ
Tức âm hỏa hoặc mệnh môn hỏa suy yếu không có khả năng ôn tỳ. Theo ngũ hành thì hỏa thuộc tâm, nhưng vận dụng quy luật này trên lâm sàng thường nói đến hỏa thuộc mệnh môn tức là thận dương ; Tỳ là âm thổ, ở thấp nên phải dùng dương dược vì dương hư tất vận hóa sẽ kém. Mệnh môn hỏa suy, biểu hiện sợ lạnh, chân tay lạnh ; Tỳ dương hư làm cho ăn uống khó tiêu, đầy bụng ỉa chảy, hoặc thủy thấp tích tụ làm cho tiểu tiện không thông gây nên phù thũng. Bởi vì thận dương và tỳ dương có quan hệ mật thiết với nhau : Tỳ dương được thận dương ôn dưỡng cho nên khi có triệu chứng Tỳ thận dương hư ngoài việc bổ thận dương làm chủ, còn phải kiện tư c Thí dụ như dùng bài : “Chân vũ thang” (Phụ tử, bạch truật, phục linh, bạch thược, sinh khương) trị thủy khí dùng bạch truật, bạch linh, sinh khương để ôn trung Những phép đó đều có quan hệ với tạng tâm, tốt nhất phép bổ trung có ý nghĩa bổ hỏa để sinh thổ. Giả như không đề cập đến vấn đề này chỉ thấy tướng hỏa không sinh được thổ trong quan hệ tỳ thận theo qui luật ngũ hành, thì khó có thể giải thích được.
Các phép xử phương : Ích hỏa bổ thổ pháp, ôn thận kiện tỳ pháp : ổn bổ tỳ thận pháp, thông dương kiện trung pháp.
Thuốc thường dùng : ôn thận dương : thục phụ phiến, nhục quế, ba kích, hồ lô ba, tiên mao, ích trí nhân, bổ cốt chỉ, lộc nhung.
Ôn tâm dương : đã nêu ở trên.
Ôn tỳ dương : bạch truật, càn khương, sa nhân, thảo quả.
4. Thổ bất sinh kim
Tỳ vị hư nhược không thể nuôi dưỡng được phế kim. Công năng của tỳ và vị tuy không giống nhau, nhưng có cùng chung một tác dụng. Triệu chứng của tỳ vị hư thường thấy trên lâm sàng. Tỳ vị hư nhược gây nên ăn – uống tiêu hóa kém, đại tiện nhão. Phế hư tất thổ ngắn, ho khan, ho ra đờm, có khi trong đờm có lẫn ít máu, đó ” là triệu chứng thường thấy ở giai đoạn cuối của phế lao.
Nếu bổ phế khí lúc này dễ sinh đầy bụng, dưỡng phế âm sẽ gây nên đầy bụng ỉa chảy. Nên phải trọng tỳ vị chỉ dùng các thuốc cam ôn là biện pháp tốt nhất.
Dùng : Sâm linh bạch truật tán (Nhân sâm, bạch linh, sơn dược, biển đậu, dĩ nhân, cam thảo, trần bì, liên nhục, sa nhân, cát cánh) Sơn dược, biển đậu, dĩ nhân v.v… vừa bổ tỳ vừa bổ phế.
Chứng hư của hai tạng Phế và Tỳ được đề cập tới, thường nói nhiều đến nguyên nhân do khí bất túc, do trung khí, suy nhược và gây nên. Biểu hiện là cử động yếu, tiếng nói nhỏ, ra mồ hôi nhiều do biểu hư : Thổ bất sinh kim thì khác hơn, Lý Đông Viên thường dùng điều trung ích khí thang (Hoàng kỳ, nhân sâm, bạch truật, cam thảo, đương qui, bạch thược, ngũ vị tử, trần bì, thăng ma, Bài hổ). Tức bổ Trung ích khí thang gia Bạch thược, ngũ vị tử bổ phế khí tỳ pháp.
– Pháp điều trị : Bồi thổ sinh kim, bổ dưỡng phế
– Thuốc thường dùng : Bổ tỳ vị trung khí : Đảng sâm, bạch truật, hoài sơn, biển đậu, chích thảo. Táo đỏ ; Bổ phế khí : Nhân sâm, Hoàng kỳ, Ngũ vị tử, Đông trùng hạ thảo.
Dưỡng phế âm : Bắc sa sâm, Mạch môn, Bách hợp, Thạch giải. Ngọc trúc.
5. Kim bất sinh thủy
Tức phế hư không có khả năng vận chuyển tân dịch để nuôi dưỡng thận.
Biểu hiện lâm sàng là phế thận âm hư. Kèm theo nội nhiệt như : đoản hơi, ho khan, miệng khát, tiểu tiện ngắn, đỏ lưng gối mềm yếu v.v… thường dùng Bách hợp cổ kim thang (Bách hợp, sinh thục địa, Mạch môn, Huyền sâm, Đương quy, Bạch thược, Bởi mẫu, Cát cánh, Cam thảo, Bổ phế tư thận. Có khi thận âm khuy tổn hư hỏa thượng viêm, do phế nhiệt, tân dịch khô táo đó là hiện tượng kim c bất sinh thủy. Ở đây gốc bệnh ở phía dưới, ngọn ở phía trên đương nhiên là phải tự thận làm chủ. Dùng phương ở bát tiên Trường thọ hoàn (Sinh địa, Sơn dược, Đơn bì, Phục linh, Trạch tả, Mạch môn, Ngũ vị) tức lục vị địa hoàng hoàn gia mạch môn, ngũ vị bổ phế. Chính vì ảnh hưởng tương hỗ của phế thận, khi điều trị phải chiếu cố đến tương hỗ, còn gọi là xim thủy tương sinh. Trong “thời bệnh luận” trị phế thận lưỡng hư dùng : Nhân sâm, Mạch môn, Ngũ vị để bổ phế ; Tri mẫu, Huyền sâm thanh phế vừa có thể tư thận, dùng Cam thảo để trợ hóa chư dược. “Kim năng sinh thủy, thủy năng nhuận kim rất tốt”.
Trên lâm sàng thường dùng thuốc lợi tiểu tiện để khai phế vì phế và bàng quang có quan hệ sinh lý với nhau, phế chủ khí bắt nguồn ở trên ; bàng quang chủ B thủy ở hạ tiểu ; Phế khí tuyên thông thì tam tiêu thông 3 ở điều, Thủy đạo tự lợi, khác với ý nghĩa tương sinh không thể dùng lý luận kim sinh thủy để giải thích được.
– Pháp điều trị : Bổ phế tư thận pháp, tư dưỡng phế thận pháp, kim thủy tương sinh pháp.
– Thuốc thường dùng : Dưỡng phế âm như trên. Tư thận âm như trên.