Vận dụng cụ thể học thuyết ngũ hành trên lâm sàng
(Trích Khiêm Trai y học giảng cảo – Tần Bá Vi )
- Xem thêm: Học thuyết ngũ hành cơ bản và nâng cao
Học thuyết ngũ hành là một trong những học thuyết cơ bản của y học cổ truyền, chúng tôi chỉ đề cập đến quan hệ tương sinh, tương khắc và vận dụng qui luật này để giải thích các hiện tượng cũng như phép điều trị và cách dùng thuốc trên lâm sàng.
Quy luật tương sinh, tương khắc trong học thuyết ngũ hành nói lên sự quan hệ tương hỗ của các sự vật trong thiên nhiên. Trên lâm sàng vận dụng học thuyết ngũ hành chủ yếu là để giải thích mối quan hệ tương hỗ của các tạng trong cơ thể và những biến hóa phức tạp về sinh lý bệnh lý của các tạng, dựa vào những hiện tượng bình thường và bất thường để chẩn đoán và đề ra phương pháp điều trị. Vì thế việc vận dụng học thuyết ngũ hành trên lâm sàng trước tiên phải chú ý đến 2 vấn đề :
- Phải lấy nội tạng làm cơ sở, nếu tách rời thực tế hoạt động của nội tạng với việc bàn luận về học thuyết ngũ hành sẽ lạc hướng.
- Phải căn cứ vào sự phát triển của nguyên nhân bệnh và bệnh tình mà đề ra pháp điều trị. Biện chứng luận trị theo học thuyết ngũ hành.
Thực tế là y học cổ truyền đã gắn các hành với các tạng như : (Tâm – hỏa, Can – mộc, Tỳ – thổ, Thận – thủy, Phế – kim)
Vì vậy mà khi vận dụng học thuyết này vào lâm sàng, chúng ta không nên tách rời chỉ bàn đến ngũ hành mà không đề cập đến tạng phủ. Nguyên nhân phát bệnh của nội tạng khác nhau, diễn biến bệnh khác nhau nếu tách rời bản chất và sự biến hóa bệnh tật của nội tạng là trái với qui luật sinh khắc của ngũ hành. Các tạng trong cơ thể có bản năng điều chỉnh khác nhau, biểu hiện thành những qui luật tương y tương tồn, tương phân, tương thành, duy trì những hoạt động bình thường. Ngược lại nếu sinh mà không sinh, được khắc mà không khắc. Hoặc tương sinh bất cập, tương khắc thái quá sẽ làm cho các hiện tượng sinh lý bị rối loạn đều gây nên bệnh. Dưới đây là những phương pháp cơ bản để điều trị (vận dụng theo qui luật tương sinh tương khắc của học thuyết ngũ hành).
- Bổ mẹ (Tương sinh bất cập) : Như thận hư làm cho can hư gọi là thủy bất sinh mộc thì phải tự thận làchů.
Hoặc giả can hư làm cho thận hư gọi là con đoạt khí của mẹ (Tử bệnh cập mẫu) thì phải bổ can đồng thời cũng phải bổ thận. Đây là trường hợp hư chứng phải dựa vào quan hệ mẫu tử để điều trị gọi là : “Hư tắc bổ kỳ mẫu”.
- Tả con – Thực chứng của quan hệ mẫu tử. Nhu can hỏa vượng có thăng không có giáng. Phải dùng phương pháp tả tâm hỏa gọi là “Thực tất tả kỳ tử”.
- Ức cường (dùng với tương khắc thái quá) : Như can khí hoành nghịch gọi là mộc khắc thổ thì dùng bình can, sơ can làm chủ, cũng có khi mộc không khắc được thổ bị thổ phản vả lại gọi là tương vũ như tỳ vị ủng trệ ảnh hưởng đến điều đạt của can khí. Cần phải vận tỳ hòa vị làm chủ.
- Phù nhược (dùng cho tương khắc bất cập). Như can hư uất trệ ảnh hưởng đến sự kiện vận của tỳ vị gọi là Mộc bất sơ thổ thì phải điều trị can là chính và kèm theo kiện tỳ để làm cho cơ năng của 2 tạng tăng lên.
Quan hệ sinh khắc là hai vấn đề, vận dụng qui luật này để điều trị cần phải xem xét cả hai mặt, vừa phải phân biệt được mặt nào là chủ yếu. Giả như tương sinh là quan hệ mẫu tử chỉ chú trọng đến mẹ. Ít chú ý đến con, hoặc trong quan hệ tương khắc chỉ chú trọng đến tạng được khắc không chú ý đến tạng bị khắc đều là không toàn diện. Thí dụ như : Thủy bất sinh mộc, dùng tư thận dưỡng can : Mộc hoành khắc thổ dùng sơ can kiện tỳ và bình can hòa vị : Trong tứ dưỡng can thận nếu như thủy bất sinh mộc tất phải tư dưỡng thận làm chủ : Trong trường hợp con bị bệnh làm cho mẹ bị bệnh tất dưỡng can làm chủ đồng thời với cơ can kiện tỳ, bình can hòa vị. Nếu do mộc hoành khắc khổ thì phải sơ can hình can làm chủ, thổ phản vũ mộc thì phải kiện tỳ hòa vị làm chủ.
Ngoài ra, nắm vững bệnh tình trên lâm sàng, cũng có thể vận dụng qui luật ngũ hành tương sinh để điều trị cần phải ngăn chặn sự phát triển của bệnh tật đồng thời phải phục hồi chức năng của tạng bị bệnh. Thí dụ như :Thấy chứng thực của can có xu hướng khắc tỳ thổ trước tiên phải kiện tỳ vị để tỳ vị không bị tổn thương.
Trường hợp can hư lâu không phục hồi được chức năng nhưng thận chưa bị hư thì có thể kết hợp tư thận để tăng cường sự hồi phục của can. Đó là lợi dụng quan hệ sinh khắc để phòng trị, tất nhiên phải căn cứ tình huống cụ thể mà quyết định, giải quyết trực tiếp đối với tạng bị hư chứ không phải tất cả chỉ là điều hòa sinh khắc.
Trên đây là những vấn đề đại cương và những phương pháp cơ bản của việc vận dụng qui luật ngũ hành tương sinh, tương khắc trên lâm sàng việc vận dụng cụ thể sẽ được trình bày ở các phần tiếp theo.