Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vận dụng quy luật tương khắc trên lâm sàng

by BBT Yhctvn

Vận dụng quy luật tương khắc trên lâm sàng

(Trích Khiêm Trai y học giảng cảo  – Tần Bá Vi )

Tương khắc và tương sinh là hiện tượng sinh lý. Tương khắc được nói đến trong bệnh chứng, bao hàm ý nghĩa tương khắc thái quá, tương khắc bất cập và hiện tượng phản khắc (tương phản). Xuất hiện những triệu chứng hư thực phức tạp. Tóm lại phải phân biệt mạnh yếu khác nhau, tương khắc thuộc mạnh biểu hiện cơ năng hoạt động mạnh : Bị khắc thuộc nhược, biểu hiện cơ năng suy thoái. Vì vậy mà khi điều trị đồng thời phải vừa ức cường vừa phù nhược, chế cường thịnh để cho nhược được hồi phục. Mặt khác khi cường thịnh nhưng chưa phát sinh tương khắc. Tất yếu phải lợi dụng qui luật này, trước phải tăng cường cho tạng bị khắc để đề phòng phát triển của bệnh tật.

Sự phát triển biến hóa của bệnh tật không phải theo một quy luật nhất định, ví dụ như bệnh cổ trướng trong quá trình phát triển bệnh những triệu chứng xuất hiện đều do mộc hoành khắc thổ hoặc mộc không khắc được thổ nên thổ phản vũ lại mộc, việc điều trị không thể tách rời các tạng can, tỳ, trường, vị, vì vậy phép điều trị phải có sự thay đổi rất nhiều. Khi vận dụng tương khắc trên lâm sàng không nên cố định ở phương pháp nào mà cần phải có sự biến hóa thích hợp.

1. Mộc hoành khắc thổ, mộc bất sơ thổ, thổ phản vũ mộc

1.1 Mộc hoành khắc thổ tức là can vượng tỳ nhược

Can vượng phần nhiều là nói đến can khí quá mạnh biểu hiện đau đầu, ngực sườn đầy tức, đau mạn sườn, bụng dưới trướng đầy, tỳ nhược bao gồm vị khí trở trệ, ăn uống kém đầy và đau bụng. Can vượng phần lớn chỉ vào can khí hoành nghịch về điều trị cần phải lấy sơ can lý khí làm chủ kết hợp với kiện tỳ hòa vị dùng bài sài hồ 80 can tán (Sài hồ, Bạch thược, Xuyên khung, Chỉ xác, Hương phụ, trần bì cam thảo, Sinh khương). Hoặc bài điều khí thang (Hương phụ, Thanh bì, Ô dược, Mộc hương, Hoắc hương, Sa nhân, Cam thảo). Hoặc bài Trầm hương giáng phù khí thang (Trầm hương, Hương phụ, Diên hổ sách, Kim linh tử, Sa nhân, Cam thảo). Chứng hậu mộc khắc thổ phần nhiều biểu hiện triệu chứng của can khí phạm vị, cũng vì thế mà ảnh hưởng đến đại trường khí thống trong vị thống thường do vui buồn quá mức mà gây nên, thường dùng thống tả yếu phương (Bạch thược, Trần bì, Bạch truật, Phòng phong) mục đích là tả can hòa vị, sơ tràng trung khí trệ. Vì vậy chứng trạng ấy thấy trên lâm sàng, thường gọi là chứng can vị bất hòa.

1.2 Mộc bất sơ thổ 

Vận dụng quy luật tương khắc trên lâm sàng

Vận dụng quy luật tương khắc trên lâm sàng

Do can khí uất kết gây nên, chức năng điều đạt của can khí bị rối loạn ảnh hưởng đến công năng của tỳ vị biểu hiện là tinh thần uất ức, ngực sườn đầy tức, ăn uống khó tiêu, đầy bụng, đại tiện bí hoặc đi lỏng. Điều trị cần phải thử can kiện tỳ dùng bài : Tiêu giao tán (Đương quy, Bạch thược, Sài hồ, Bạch an truật, Bạch linh, Cam thảo. Ổi khương) nên gia chỉ xác, trần bì để hòa vị. Điều trị can khí và can uất đều dùng lý khí làm chủ dùng các thuốc như Sài hồ nhưng do cơ thể bệnh sinh khác nhau nên việc lập phương tế cũng khác nhau.

1.3 Thổ phản vũ mộc

Hiện tượng phản khắc giữa can và tỳ vị thường thấy. Do can mộc không khắc được tỳ thổ, tỳ thổ phản vũ lại. Nhưng nói chung thổ phản vũ mộc phần nhiều do mộc uất bất năng sơ thổ gây nên. Nguyên nhân do sinh hóa của hậu thiên suy kém, can huyết bất túc, sinh ra can hoa nội uất. Nên dùng bài hóa can tiễn (Bạch thược, Thanh bì, Đơn bì, Sơn chi, Bối mẫu, Trạch tả). Nếu do tỳ vị gây nên thì thường thấy thấp nhiệt bị tích trệ vì tỳ vị có quan hệ mật thiết với đại tràng nên dùng Đạo khí thang (Hoàng liên, Hoàng cầm, Đương quy, Bạch thược, Chỉ xác, Binh lang, Mộc hương, Đại hoàng) gia giảm.

— Pháp điều trị : ức mộc phù thổ pháp. Bình can hòa vị pháp. Điều lý can tỳ pháp. Lý khi trường trung pháp.

— Thuốc thường dùng : Sơ can khí ; Thanh bì, Chế hương phụ, Kim linh tử, Sài hồ, Uất kim, Hòe hoa, Tô tử lệ hạch.,

Điều tỳ vị trung khí : Chỉ xác, Trần bì, sa nhân, khấu nhân Phật thủ.

Hóa thấp nhiệt tích trệ : Hoàng liên, Bán hạ, Mộc hương, Chỉ thực, Đại phục bì.

2. Thổ vượng khắc thủy

Tức vị thực làm tổn thương thận âm thường thấy vị có thực nhiệt. Trên lâm sàng thì cho là tà nhiệt thương âm. Ít khi dùng đến học thuyết sinh khắc để giải thích. Thổ bất khắc thủy : Thổ không khắc thủy là tỳ hư mà thủy thấp phiếm giật gây nên thủy thũng trướng mãn. Trương Cảnh Nhạc nói “Thủy là chí âm gốc ở tại thận, thủy duy úy thổ, bị ức chế tại tỳ” nên phải ôn vận tỳ dương. Dùng bài thực tỳ ẩm (Bạch truật, Phục linh, Can khương, Sinh khương, Hồng táo, Cam thảo, Đậu khấu. Đại phục bì, Hậu phác, Mộc hương, Phụ tử Mộc qua) làm chủ.

— Thủy phản khắc thổ. Bệnh thận ảnh hưởng, đến công năng của tạng tỳ thường thấy chứng thủy thũng “Nội kinh nói ”Thận gia vị chi quan dã, quan môn bất lợi có tụ thủy nhi tòng kỳ loại dã”. Nghĩa là : “Thận là cửa ngõ của vị cửa không thông thì nước sẽ tích tụ lại ở các tạng đó”. Dùng kim quí thận khí hoàn (Phụ tử, Nhục quế, Sơn thù, Sơn dược, Phục linh, Trạch tả, Đan bì) để ôn thận làm chủ, kết hợp vị linh thang, (Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Cam thảo, Nhục quế, Phục linh, Trạch tả, Bạch truật, Trư linh). Để trị tiêu.

— Pháp điều trị : Cấp hạ tồn âm pháp, hiệu thổ tử lợi, thủy pháp, ôn thận kiện tỳ pháp.

— Thuốc thường dùng : Tả vị nhiệt : Đại hoàng, Huyền minh phấn, Chỉ thực.

Ôn tỳ dương : như đã nêu trên.

Ôn thận dương : như đã nêu trên.

Lợi thủy thấp : Phục linh bì, Trạch tả, Sa tiền, Trư linh, Đại phúc vì, Sinh khương bì, Thông thảo.

3. Thủy vượng khắc hỏa, thủy bất khắc hỏa, hỏa phản khắc thủy

Thủy vượng khắc hỏa tức thận âm uất quá tâm dương biểu hiện là thủy khí thượng nghịch, trước tiên thấy : Máy động ở vùng dưới rốn về sau thấy đầy tức ngực sườn, hồi hộp, chứng bồn chồn. Nên dùng bài quế chi gia quế thang (Quế chi, Bạch thược, Cam thảo, Khương Táo). Nếu như thủy khí nội đình; mệnh môn hỏa suy yếu không thể khí hóa được, không thấy chứng trạng của tâm khí hư nhược. Nên dùng bài chân vũ thang (Phụ tử, Bạch truật, Phục linh, Sinh khương, Bạch thược) để ôn thận lợi thủy.

Thủy bất khắc hỏa là thận âm bất túc, tâm hỏa vương có chứng đau lưng, di tinh, tâm phiền mất ngủ Nên dung tư thận, thanh tâm ; dùng Hoàng liên, A giao hoàng) gia sinh địa. Ở đây phải chú ý đến vấn đề : thang (Hoàng liên, A giao, Hoàng cầm, Bạch thược, Kê từ là thủy thuộc phương bắc hỏa thuộc phương Nam. Cho nên Hoàng liên, A giao, thang là bổ Bắc tả Nam pháp Nhưng bài này chủ yếu là để chữa huyết hư hỏa vượng của tạng tâm : Nếu như có triệu chứng thận hư thì gia thêm thuốc tư thận.

học thuyết ngũ hành

Vận dụng học thuyết ngũ hành trên lâm sàng

Hai là Thận là tạng có cả hỏa và thủy, thận âm hư có thể làm cho tướng hỏa thiên vượng xuất hiện mộng tinh, ù tai, đau họng, khô họng cũng gọi là thủy bất chế hỏa. Nên dùng tri bá bát vị hoàn để tư âm giáng hỏa (Sinh địa, Sơn thù, Sơn được, Đan bì, Bạch linh, Trạch tả, Hoàng bá, Tri mẫu).

Hỏa phản khắc thủy : Thủy bất khắc hỏa thường là quan hệ nhân quả, trị pháp không có thay đổi mấy trên lâm sàng nếu thấy nhiệt thịnh thương âm thì gọi là thủy bất chế hỏa, ý nghĩa có khác nhau.

Pháp điều trị : Thông dương chế thủy pháp. Phù dương trục âm pháp… Tư âm giáng hỏa pháp. Bổ Bắc tả Nam pháp, dưỡng âm thanh nhiệt pháp. Thuốc thường dùng : ôn tâm dương (như trên) ôn thận dương (như trên Thanh tâm hỏa : Hoàng liên, Trúc diệp, Chi tử, Liên từ tâm, Đăng tâm. Thanh mệnh môn hỏa : Hoàng bá, Tri mẫu.

4. Hòa vượng khác kim, hỏa bất khắc kim, kim phản khắc hỏa

Hòa vượng khắc kim tức tâm hỏa làm hao tốn khí phổ âm, tâm và phổ cùng ở thượng tiểu, tâm hỏa thượng viêm, dễ làm phế nhiệt thương tâm như chứng hỏa thấu, họ có đờm nhầy, hầu không thông dùng bài : Hoàng cầm tri mẫu thang (Hoàng cầm, Tri mẫu, Sơn chi, Hạnh nhân, Bởi mẫu, Tang bì, Thiên hoa phấn, Cát cánh, Cam thảo). Những vấn đề trên nói chung đều do tà nhiệt thương phố cũng gọi là hỏa khắc kim, cần phải phân biệt rõ ràng.

Hỏa bất khắc kim là tâm dương bất năng ổn phế, thuộc chứng trạng của phế hàn. “Kim quỹ yếu lược” nói : “Phế nuy nôn mửa ra đàm, mà không họ, không khát, di niệu tiểu tiện nhiều lần đó là họ hư, hư ở trên không ức chế được phần dưới đó là phế lãnh”. Điều do tâm hỏa suy vi làm cho phế khí hư : Tâm và phế đều là 2 tạng dương, muốn ổn phế kim, nên phù tâm dương, nên ôn dưỡng, ôn nhuận không nên thiên về cay nóng. Dùng bài ôn phế thang (Nhân sâm, Nhục quế, Can khương, Cam thảo, Bán hạ, Quất hồng, Mộc hương) gia giảm.

Kim phản khắc hỏa : Do phế hàn mà ảnh hưởng tâm dương, không tuyên thông, trên lâm sàng ít thấy. Phép điều trị : Tả hỏa thanh kim pháp, thanh nhiệt nhuận phế pháp, dưỡng tâm ổn phế pháp.

Thuốc thường dùng : Thanh tâm hỏa : như trên.

Thanh phế nhiệt : Tang bạch bì, Mã dâu linh, Xuyên bối mẫu, Hoàng cầm, Ôn phế hàn : Khoản đồng hoa, bạch thạch anh, Viễn chí, bách bộ.

5. Kim vượng khắc mộc, kim bất khắc mộc,mộc phản khắc kim

Kim vượng khắc mộc, tức phế khí thái quá. Còn khí thụ chế. Trên lâm sàng thường thấy triệu chứng của oan khí ; thường dùng pháp tả phế để trị gọi là tả kim bình mộc. Nhưng đơn thuần bệnh ở can do phế gây nên ít gặp.

Kim bất khắc mộc thường do phế hư mà làm cho can vượng, ít gặp trên lâm sàng. Giai đoạn sau của phi lao mới xuất hiện, thường do thận hư bất năng dưỡng cần mà gây nên.

Mộc phản vú kim do can hỏa thiên vượng ảnh hưởng phế khí. Biểu hiện hiếp thống, miệng khát, họ suyễn, trong đờm có ít máu, phiền muộn mạch huyền sác.

Vì thế nên dùng bài hóa can tiến (Bạch thược, Đan bì, Sơn chi, Thanh bì, Bối mẫu, Trạch tả) gia Thanh đại Qua lâu, Kim phí thảo, Tỳ bà diệp, có thể dùng long đởm thảo, lô hội để tả hỏa.

Pháp điều trị : Tả kim bình mộc pháp, tả can thanh phế pháp. Thuốc thường dùng : Giáng phế khí : Kim phí thảo, tử tô, Tỳ bà diệp. Thanh can hỏa : Hoàng cầm Thanh đại, Đơn bì, Hạ khô thảo, Long đờm thảo, Lô hội.

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ