Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Đả thông Nhâm Đốc khí huyết thư sướng

by BBT Yhctvn

Người ta thường nghe trong các tiểu thuyết võ hiệp rằng chỉ cần khai thông “hai huyết mạch Nhâm Đốc” ( hay gọi là đả thông Nhâm Đốc) thì võ công mới có thể lên cao. Chính xác thì hai mạch này nằm ở đâu trong cơ thể chúng ta, và chức năng của chúng là gì? 

Ta nghe trong tiểu thuyết võ hiệp “ khai thông hai mạch Nhâm đốc ”, tại sao lại nói điều này? Trên thực tế, nó dựa trên học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền. Các mạch Nhâm và Đốc là hai trong bát mạch kỳ kinh.

“Đốc là dương của cơ thể, Nhâm là âm của cơ thể.” Cơ thể con người có âm ở phía trước (phần bụng) và dương ở phía sau (phần lưng). Vì vậy mạch Nhâm ở phía trước cơ thể, và mạch Đốc nằm ở phía sau cơ thể.

Tại sao cần đả thông Nhâm Đốc? Bởi vì một kinh kiểm soát tất cả các kinh âm (sáu kinh gồm ba kinh âm của tay và ba kinh âm ở chân ); Kinh còn lại điều khiển tất cả các kinh  thuộc về dương (sáu kinh gồm ba kinh dương ở  tay và ba kinh dương ở chân). Vì vậy, nếu 12 kinh mạch có vấn đề, trước hết hãy đả thông kinh nhâm đốc, khí huyết sẽ được thông suốt.

1. Mạch nhâm: Phụ trách sáu kinh mạch âm

Mạch Nhâm có 24 huyệt, đi lên từ điểm đáy chậu của hạ vị đến huyệt Thừa Tương ở giữa cằm.

Làm thế nào để đả thông Mhâm mạch? Có thể sử dụng án ma, phách đả công, thôi nã[mfn]Dùng các phương pháp xoa bấm, ấn, điểm huyệt[/mfn]

Chúng ta có thể nắm khum tay rồi vỗ từ dưới lên trên dọc theo đường đi mạch Nhâm theo đường giữa của cơ thể; hoặc có thể dùng tay đẩy lên và đẩy xuống. Cần lưu ý kinh  đi qua bụng và ngực, do ngực không có cơ nên lực khi đập cần nhỏ hơn so với bụng.

Mạch nhâm

Mạch nhâm (ảnh epochtimes)

Thông kinh lạc có thể cải thiện bệnh tật nơi nó đi qua. Ví dụ, Mạch nhâm đi qua bụng, những người bị táo bón có thể cải thiện nó bằng cách xoa bóp các huyệt trên Mạch nhâm. Trong đó, 3 huyệt rất quan trọng, đó là: Thượng quản, Trung quản, Hạ quản. Ba huyệt này nằm ở phần trên, phần giữa và phần dưới của dạ dày Người bị táo bón có thể xoa bóp suốt từ huyệt Thượng Quản đến Quan Nguyên (tức là vùng bụng trên và bụng dưới trên bề mặt cơ thể).

Vì Mạch nhâm đi qua ngực, nó có thể cải thiện các vấn đề về tuần hoàn tim phổi. Ví dụ như tại huyệt Đản trung trên ngực, đối với bệnh nhân hen, chúng ta sẽ cho bệnh nhân xoa bóp huyệt đản trung, xoa nhẹ vào huyệt đản trung, hoặc để bệnh nhân tự xoa bóp.

Ngoài ra còn có huyệt Thần khuyết cũng rất quan trọng. Cứu huyệt Thần khuyết có thể bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực, phù chính khí, cố nguyên khí

Nhưng huyệt này chỉ có thể là cứu, không thể châm. Vì nó nằm ngay rốn nên có thể gây Sán khí.

2. Đốc mạch: Phụ trách sáu kinh mạch dương.

Mạch đốc đi từ huyệt Giang môn trên hậu môn đến huyệt Trường cường. Đi qua huyệt Bách hội trên đỉnh đầu, sau đó đến huyệt Thủy câu (tức là huyệt Nhân trung), và cuối cùng đến huyệt ngân giao trong miệng. Tại đây, Nhâm mạch và đốc mạch giao hội với nhau. Khi chúng ta luyện khí công, “lưỡi đặt hàm trên” là để nối mạch Nhâm và Đốc.

Tại sao huyệt Trường cường  lại gọi là được gọi là Trường cường? Vì là điểm xuất phát của Mốc mạch, “cường” có nghĩa là mạnh mẽ và đầy đủ, điều này cho thấy tầm quan trọng của Đốc mạch.

mạch đốc

Mạch đốc (ảnh epochtimes)

Theo quan điểm y học hiện đại, có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, sau đó mới đến xương cụt. Mạch đốc nằm ngay giữa thân đốt sống này. Do đó, huyệt của Đốc mạch nằm ở khoảng giữa mỗi thân đốt sống và thân đốt sống.

Trên lưng có một huyệt quan trọng của mạch đốc là “Đại chùy“. Chúng ta cúi đầu xuống và sờ thấy khối u ở sau gáy, đó là đốt sống cổ lớn nhất, đốt sống cổ thứ bảy. Đại chùy nằm ở giữa đốt sống cổ thứ sáu và đốt sống cổ thứ bảy. Toàn bộ tuần hoàn tim phổi đều ở ngực và lưng, huyệt Đản Trung có thể trị suyễn, huyệt Đại chùy càng có hiệu quả hơn, và các huyệt bên cạnh huyệt Đại Chùy, đều có thể trị suyễn.

Vị trí huyệt bách hội - cải thiện tình trạng rụng tóc

Vị trí huyệt bách hội

Điểm Bách hội trên đỉnh đầu cũng rất quan trọng. Vẽ một đường giữa tai và trán đến gáy. Điểm giao nhau của hai đường là huyệt bách hội. Vẽ một chữ thập trên huyệt Bách hội, gõ vào phía trước, sau, trái và phải, cơn chóng mặt và đau đầu sẽ biến mất.

huyệt Thân trụ

Huyệt thân trụ

Trên Đốc mạch còn có một huyệt quan trọng chăm sóc sức khỏe là “Thân trụ“, đúng như tên gọi, nó là trụ cột của toàn bộ cơ thể. Chúng ta xoa bóp, châm Thân trụ  trên cơ thể và các huyệt đạo có tác dụng bảo vệ sức khỏe. Bạn có thể nhờ bác sĩ Trung y chỉ  các huyệt đạo cho mình, sau đó nhờ người nhà xoa bóp, giữ gìn sức khỏe.

 

Tác giả / Giáo sư Lâm Chiêu Canh

Nguồn: 中医师:打通“任督二脉”气血就通畅

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ