Tạng phủ phát bệnh và phép tắc dụng dược chủ yếu
(trích Khiêm Trai y học giảng cảo – Tần Bá Vi )
- Xem thêm: Học thuyết Tạng Phủ (phần 1 Ngũ Tạng)
Y học cổ truyền rất coi trọng chức năng của các tạng phủ, trên lâm sàng thường căn cứ vào chứng hậu của các tạng phủ để biện chứng luận trị.
Y học cổ truyền phân làm hai loại bệnh chủ yếu ngoại cảm và nội thương, về nguyên nhân gây bệnh chia làm ba loại : nội nhân, ngoại nhân và bất nội ngoại nhân. Dựa vào bát cương, lục kinh, tam tiêu và vệ dinh khí huyết để biện chứng luận trị, nói chung đều phải dựa vào chứng hậu của tạng phủ để chẩn đoán và điều trị : Ví dụ như khi nói đến “cảm thụ phong hàn gây nên khái thấu, vì phế chủ bì mao, nên thường dùng Ma hoàng, tía tô để sơ tán phong hàn, tà khí xâm nhập vào mũi và hầu họng làm cho tịt mũi, chảy nước mũi, hầu họng đau và nói khàn. Trong điều trị phải dựa vào lý luận ”phế khai khiếu ra mũi, hầu là cửa ngõ của phê” : dùng tần di, thương nhĩ để thông khiếu, dùng thuyền thoái, bạng đại hải v.v… để nhuận hầu. Hầu hết các loại thuốc đó đều đi vào kinh phế. Điều đó cũng có nghĩa là phải thông qua tạng phế để trị liệu. Sau khi cảm thụ phong hàn, xuất hiện ỉa chảy, ăn uống kém không làm chủ được thu nạp tiêu hóa, bài tiết phải dùng các vị thuốc ôn trung tán hàn như tía tô, mộc hương, ô dược sinh khương : trong đó tía tô vào 2 kinh phế tỳ vừa chữ biểu vừa chứa lý, lúc này không dùng Ma hoàng. Nếu như họ có đàm nhiều không phải do phong hàn mà do thấp trọc phải dựa vào lý luận “Tỳ ố thấp” dùng trần bì, bán hạ, bạch linh v.v… để điều trị.
Hoặc giả bị đau bụng đi ngoài không phải nguyên nhân do phong hàn mà do hư nhược thì dựa vào lý luận “Tỳ chủ trung khí” dùng Đảng sâm, Bạch truật, Biển đậu Sa nhân để kiện vận, bổ trung. Nói chung khi điều trị cần phải dựa vào chứng trạng của bệnh tật.
Bất luận là ngoại cảm hay là nội thương do ngoại nhân hay nội nhân đều phải thông qua biến hóa, phát sinh ra bên ngoài của các tạng phủ. Công năng của thuốc cũng phải thông qua các tạng phủ mới có tác dụng. Nếu chỉ biết bị cảm thụ phong hàn thì dùng phát tán, hoặc giả chỉ biết các vị thuốc có tác dụng phát tán mà không suy xét đến các chức năng tạng phủ thì hiển nhiên không đạt được mục đích điều trị.
Chức năng của các tạng phủ có đặc điểm riêng và ngược lại tính chất bệnh tật cũng có đặc điểm riêng của nó. Chỉ riêng một tạng khi bị bệnh cũng có biểu hiện nặng nhẹ khác nhau, hoặc một bệnh tà xâm phạm vào tạng phủ cũng có thể gây nên bệnh ở mức độ khác nhau Nói tóm lại khi có triệu chứng bệnh trong đó bao hàm cả nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh, phản ánh được sự biến hóa về sinh lý, bệnh lý của tạng phủ. Vì vậy khi nghiên cứu tạng phủ phát bệnh không thể tách rời bệnh lý của các tạng phủ với nguyên nhân gây bệnh và cơ chế bệnh sinh. Cũng như vậy việc nghiên cứu phép tắc dùng thuốc cũng không được tách rời khí vị của thuốc tính thăng giáng phù trầm như trên, đã nói về biện chứng bát cương, lục kinh, tam tiêu… không thể tách rời tạng phủ. Nếu tách rời sẽ là một điều sai lầm.
Kinh lạc là một hệ thống độc lập, thực ra cũng lấy tạng phủ làm cơ sở. Như chủ chứng của kinh Thái âm là ngực đầy tức khái thấu, khí suyễn, đều là chứng trạng của phế. Như ta đã biết hệ thống kinh lạc chỉ là một bộ phận trọng yếu cấu thành một thể thống nhất của con người.
Trên lâm sàng cần phải biết chứng trạng của các tạng phủ phép tắc dụng dược, đồng thời phải chú ý đến kinh lạc và sự qui kinh của thuốc.
Đường Dung Xuyên đã nói rất đúng “Nghiệp y bất tri tạng phủ tắc bệnh nguyên mặc biện, dùng dược vô phương” nghĩa là người thầy thuốc không biết tạng phủ sẽ không lý giải được nguyên nhân gây bệnh và dùng thuốc sẽ không đúng hướng.