Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Vân Môn 云门

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Vân Môn -“Vân ” nghĩa là mây, là khí của sông núi, mây xuất từ thiên khí,  thiên khí lại ứng với Phế. “Môn” nghĩa là cái cửa ra vào. “Vân Môn” Là cửa ra vào, là nơi xuất ra của thủ thái âm  phế.

1. Đại cương

Tên Huyệt:

“Vân ” nghĩa là mây, là khí của sông núi, mây xuất từ thiên khí,  thiên khí lại ứng với Phế. “Môn” nghĩa là cái cửa ra vào. “Vân Môn” Là cửa ra vào, là nơi xuất ra của thủ thái âm  phế. Tên gọi này là sự so sánh giữ khí và huyết nơi cơ thể con người với mây cao trên trời. Mây cao nuôi dưỡng mọi hình thức trên trái đất ở dưới, khí và huyết của con người trước tiên nổi lên ở Vân  Môn  thông chảy tới Kỳ Môn của can kinh. Nên gọi là Vân Môn.

Xuất Xứ: Thiên ‘Thuỷ Nhiệt Huyệt’ (T.Vấn 61).

2. Vị trí huyệt Vân Môn

Xưa: Phái dưới xương đòn gánh, cách huyệt Khí Hộ 2th, huyệt ở chỗ hõm, sờ tay vào có động mạch.

Nay: Bờ dưới xương đòn gánh, nơi chỗ lõm ngang cơ ngực to, giữa cơ Delta, nơi có gian sườn 1, cách đường ngực 06 thốn, trên huyệt Trung Phủ 1 thốn.

Vị trí huyệt Vân Môn

Vị trí huyệt Vân Môn

3. Cách lấy huyệt Vân môn

Cho 2 tay chéo ra sau lung thì thấy ở dưới đầu ngoài xương đòn hiện ra một hố lõm tam giác chính giữa hố lõm là huyệt Vân Môn.

Giải Phẫu:

Dưới da là rãnh cơ Delta ngực, cơ ngực to, cơ Delta, cơ dưới đòn, cơ răng cưa to và các cơ gian sườn 1.

Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh ngực to, dây thần kinh răng to, dây thần kinh mũ, dây thần kinh dưới đòn, dây thần kinh răng to của đám rối thần kinh nách và dây thần kinh gian sườn 1.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4.

4. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Tác Dụng: Tuyên thông Phế khí.

Chủ Trị: Trị ho, suyễn, ngực đầy tức, lưng đau.

Phối Huyệt:

  1. Phối Khuyết Bồn (Vi.12) trị vai đau không đưa lên cao được (Giáp Ất Kinh).
  2. Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Hồn Môn (Bq.47) + Kỳ Môn (C.14) + Phế Du (Bq.13) + Trung Phủ (P.1) trị vai đau (Thiên Kim Phương).
  3. Phối Bỉnh Phong (Ttr.12) trị vai đau (Tư Sinh Kinh).
  4. Phối Chi Câu (Ttu.5) + Cực Tuyền (Tm.1) + Thiên Trì (Tb.1) + Trung Phủ (P.1) trị cơ nhục bị phong thấp (Châm Cứu Học Thủ Sách).
  5. Phối Du Phủ (Th.27) + Nhũ Căn (Vi.18) trị suyễn (Phối Huyệt Kinh Lạc Giảng Nghĩa).
  6. Phối Xích Trạch, Liệt Khuyết trị hen suyễn.
  7. Phối Phế Du, Hoang Du, Xích Trạch trị lao phổi.

Châm Cứu: Châm thẳng hoặc xiên, sâu 0, 5 – 1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.

5. Tham Khảo

Thiên ‘Thủy Nhiệt Huyệt Luận’ ghi: Vân Môn (P.2) + Ngung Cốt (Kiên Ngung – Đtr.15) + Ủy Trung (Bq.40) + Tủy Không (Yêu Du – Đc.4), 8 huyệt này để tả nhiệt ở tứ chi (T.Vấn 61, 19).

(Ngọc Long Ca) :Suyễn , khò khè, nhỏ ra đờm dãi nhiều, nếu dùng kim đề châm thì sẽ bới, Kết hợp với 2 huyệt, Du Phủ, Nhũ Căn thì suyễn và phong đàm sẽ bớt hẳn.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ