Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Đại hoành 大横 [Ứng dụng phối hợp]

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Đại hoành – Huyệt ở vị trí ngang (Hoành) với rốn, lại có tác dụng trị bệnh ở đại trường vì vậy gọi là Đại Hoành ( Trung Y Cương Mục).

1. Đại cương

Tên Huyệt: Huyệt ở vị trí ngang (Hoành) với rốn, lại có tác dụng trị bệnh ở đại trường vì vậy gọi là Đại Hoành ( Trung Y Cương Mục).

“Đại” có nghĩa là cao, to hay lớn lao. “Hoành” có nghĩa là đường ngang, ở dây chỉ kết tràng ngang của ruột già, nó chạy song song với đường được tạo thành bởi hai huyệt của mỗi bên.

Những huyệt này nằm ngay trên những phần trên dưới của kết tràng và biểu hiện những rối loạn khác nhau của ruột già, nên có tên là Đại hoành (Đường ngang lớn).

Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.

Tên Khác: Nhân Hoành,Thận Khí.

Đặc Tính :

+ Huyệt thứ 15 của kinh Tỳ.

+ Huyệt Hội của kinh Tỳ với Âm Duy Mạch.

2. Vị trí huyệt Đại hoành

Xưa: Dưới Phúc Ai 3 th, ngang rốn, cách Nhâm mạch 4 th.

Nay: Tại điểm gặp nhau của đường ngang qua rốn và đường dọc qua đầu vú.

huyệt đại hoành

Giải Phẫu : Dưới huyệt là cơ chéo to, cơ chéo bé của bụng, cơ ngang bụng, mạc ngang, phúc mạc, đại trường lên hoặc xuống.

Thần kinh vận động cơ do 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng – sinh dục.

3. Tác dụng chủ trị và phố hợp huyệt

Chủ trị: Trị quanh rốn đau, ruột liệt, phần phụ viêm, táo bón, tiêu chảy, ký sinh trùng đường ruột.

Phối Huyệt:

  1. Phối Thiên Khu, Tỳ Du, Tam Tiêu Du, Trung Quản trị đau dạ dày mạn.
  2. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thiên Xu (Vi.25) + Trung Quản (Nh.12) +Túc Tam Lý (Vi.36) trị bụng đau, tiêu chảy (Châm Cứu Học Giản Biên).
  3. Phối Túc Tam Lý (Vi.36) + Tứ Phùng trị giun chui ống mật (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  4. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) bị táo bón mạn tính (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  5. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng [cam tích], còng lung (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  6. Phối Thiên Xung trị đau bụng rên la, bụng nảy ngược.

Châm Cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 1 – 1,5 thốn. Tại chỗ có cảm giác căng đau – Xiên, khi trị giun sán có thể hướng mũi kim qua tới rốn, sâu chừng 2 – 2,5 thốn tại chỗ có cảm giác căng tức, đồng thời lan tới bên bụng.

2. Cứu 5 lửa.

3. Ôn cứu 10 – 20 phút.

Trị giun sán, có thể châm xiên hướng kim về phía rốn.

4. Tham Khảo

  • 1. <<Giáp ất>> quyển thứ 10 ghi rằng: “Đại phong nghịch khí, nhiều hàn hay buồn, dùng Đại hoành làm chủ”.
  • 2. <<Thiên kim>> quyển thứ 20 ghi rằng: “Tứ chi không cử động được, nhiều mồ hôi, ỉa ra nước lỏng kiết lỵ, cứu Đại hoành tùy theo tuổi để tính số lửa cứu”.
  • 3. <<Bách chứng>> ghi rằng: “Mình máy uốn ngược hay la khóc, dùng Thiên xung, Đại hoành” (Phản trương thiện khốc, trượng Thiên xung, Đại hoành tu tinh).
  • 4. Huyệt Đại hoành trong “Y học cương mục” gọi là “Thận khí”.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ