Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Hội dương 会阳

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Hội dương 会阳 – Ngang đầu dưới xương cụt, cách đường giữa lưng 0,5 thốn. Dưới Hạ Liêu

1. Đại cương

Tên Huyệt: Huyệt là nơi hội khí của mạch Đốc và Dương mạch , vì vậy gọi là Hội Dương (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác: Lợi Cơ.

Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính : Huyệt thứ 35 của kinh Bàng Quang.

2. Vị trí huyệt Hội dương

Xưa: Ở 2 bên âm mao cốt

Nay: Ngang đầu dưới xương cụt, cách đường giữa lưng 0,5 thốn. Dưới Hạ Liêu.

Vị trí huyệt Hội dương

Giải Phẫu : Dưới da là khối mỡ nhão của hố ngồi-trực tràng, cơ nâng mông, cơ ngồi cụt.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh thẹn. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S5.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Chủ trị: Trị lưng đau trong kỳ kinh nguyệt, bạch đới, liệt dương, tiêu chảy, trĩ.

Phối Huyệt :

  1. Phối Phục Lưu (Th.7) + Thúc Cốt (Bq.65) trị tích tụ ở ruột – trường phích (Tư Sinh Kinh).
  2. Phối cứu Tỳ Du (Bq.20) trị tả lỵ lâu ngày không khỏi (Châm Cứu Đại Thành).
  3. Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Hạ Liêu (Bq.34) + Lao Cung (Tb.8) + Phục Lưu (Th.7) + Thái Bạch (Ty.3) + Thái Xung (C.3) + Thừa Sơn (Bq.57) + Trường Cường (Đc.1) trị đại tiện ra máu (Thần Cứu Kinh Luân).
  4. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Thừa Sơn (Bq.57) + Trung Cực (Nh.3) + Trường Cường (Đc.1) trị trĩ, âm hộ lở ngứa (Châm Cứu Học Giản Biên).

Châm Cứu: Châm thẳng 1-1,5 thốn – Cứu 3-7 tráng – Ôn cứu 5-15 phút.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ