Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Ngân giao 龈交

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Ngân giao – Ngân là răng lợi giao là nối nhau. Huyệt ở tại lợi răng, là nơi nối mạch Nhâm và mạch Đốc, vì vậy, gọi là Ngân giao.

1. Đại cương

Tên Huyệt: Ngân là răng lợi giao là nối nhau. Huyệt ở tại lợi răng, là nơi nối mạch Nhâm và mạch Đốc, vì vậy, gọi là Ngân giao(Trung Y Cương Mục).

Tên Khác : Cân Trung, Ngân Phùng, Ngân Phùng Cân Trung.

Xuất Xứ: Thiên ‘Khí Phủ Luận’ (Tố Vấn 59).

Đặc Tính:

Huyệt thứ 28 của mạch Đốc.

Hội của mạch Đốc với mạch Nhâm và kinh Vị.

2. Vị trí huyệt Ngân giao

Xưa: Ở phía trong môi trên, chỗ giữa lợi răng ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành )

Nay: Lấy ở giữa kẽ môi trên và chân lợi, thẳng huyệt Đoài đoan vào. Ở đầu trên nếp hãm môi trên.

huyệt Ngân giao

Giải Phẫu:

Ở phía sau cơ vòng môi trên, trên nếp hãm môi trên, trước khe của các chân răng cửa.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số VII. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Chủ Tri: Trị lợi răng sưng đau, chảy nước mũi, điên cuồng.

Phối Huyệt:

  1. Phối Đại Nghênh (Vi 5) + Ế Phong (Ttu 17) + Thượng Quan (Đ 3) trị miệng mím chặt không mở lên được (Thiên Kim Phương). Phối Phong Phủ (Đc 16) trị đầu gáy đau, cứng, không xoay trở được (Tư Sinh Kinh).
  2. Phối Phong Phủ, Phong Trì trị đầu gáy đau, cứng, không xoay trở được
  3. Phối Hợp Cốc trị đau sưng răng lợi, cấm khẩu
  4. Phối Trường Cường trị đau thắt lưng do chấn thương cấp tính

Châm  Cứu Châm kim xiên lên sâu 0,1  – 0,2 thốn, thường dùng kim tam lăng châm nặn ra ít máu. Không cứu.

Ghi Chú: Khi châm kim, nên dựa theo mặt xương hàm trên để tránh châm vào xương.

Xem thêm: 

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ