Vị trí huyệt Thần phong – Vì Tâm có tương quan với thần; Phong chỉ rằng thuộc về khu vực. Huyệt ở vùng ngực, gần tạng Tâm, vì vậy gọi là Thần Phong
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Vì Tâm có tương quan với thần; Phong chỉ rằng thuộc về khu vực. Huyệt ở vùng ngực, gần tạng Tâm, vì vậy gọi là Thần Phong (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 23 của kinh Thận.
+ Huyệt nhận được mạch phụ của Xung Mạch.
2. Vị trí huyệt Thần phong
Xưa: Chỗ hóm dưới huyệt Linh Khư 1,6 th, cách đường giữa 2 th
Nay: Ở khoảng gian sườn 4-5, ngang huyệt Chiên Trung (Nh.17), cách đường giữa ngực 2 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ ngực to, các cơ gian sườn 4, cơ ngang ngực 4, sâu bên trong bên phải là phổi, bên trái là tim.
Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh ngực to của đám rối thần kinh nách và dây thần kinh gian sườn 4.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3 hoặc D4.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ trị: Trị thần kinh gian sườn đau, phế Quản viêm.
Phối Huyệt :
- Phối Dương Khê (Đtr.5) trị ho, ngực tức (Tư Sinh Kinh).
- Phối Ưng Song (Vi.16) trị vú sưng, sốt lạnh, nằm không yên (Tư Sinh Kinh).
- Phối Hạ Cự Hư (Vi.39) + Hiệp Khê (Đ.43) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thiên Khê (Ty.18) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Ưng Song (Vi.16) trị vú sưng (Tư Sinh Kinh).
- Phối Can Du, Nội Quan, Chi Câu, Dương Lăng Tuyền trị đau sườn ngực
Châm Cứu: Châm xiên 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Ghi Chú: Không châm sâu vì có thể chạm phổi và Trị tâm bào nhiệt
Xem thêm: