Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Trung chú 中注

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Trung chú – Thận kinh vận hành đến huyệt Âm Giao ở bụng thì rót vào bảo chung trước khi tới đan điền. Huyệt ở trung tâm của bụng, nguồn sinh khí, vì vậy gọi là Trung Chú

1. Đại cương

Tên Huyệt: Thận kinh vận hành đến huyệt Âm Giao ở bụng thì rót vào bảo chung trước khi tới đan điền. Huyệt ở trung tâm của bụng, nguồn sinh khí, vì vậy gọi là Trung Chú

Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 15 của kinh Thận.

+ Huyệt giao hội với Xung Mạch.

2. Vị trí huyệt Trung chú

Xưa: Dưới huyệt Hoang Du 1th, đường giữa ra 0,5 th

Nay: Trên huyệt Hoành Cốt 4 thốn, dưới rốn 1 thốn, cách tuyến giữa bụng 0,5 thốn, ngang huyệt Âm Giao (Nh.7).

huyệt Trung chú

Giải Phẫu : Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, ruột non hoặc bàng quang khi bí tiểu tiện vừa, tử cung khi có thai 6-7 tháng.

Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D10.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Chủ trị: Trị bụng dưới đau, kinh nguyệt rối loạn, táo bón.

Phối Huyệt :

  1. Phối Phù Khích (Bq.38) trị bụng dưới nóng, táo bón (Tư Sinh Kinh).
  2. Phối Chi Câu, Túc Tam Lý trị táo bón
  3. Phối Quan Nguyên, Trung Cực, Tam Âm Giao, Thứ Liêu trị kinh nguyệt không đều

Châm Cứu: Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ