Vị trí huyệt Hành gian – Hành là kinh khí đi qua. Huyệt ở khoảng cách (quan) giữa ngón chân cái và ngón trỏ, vì vậy gọi là Hành Gian.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Hành là kinh khí đi qua. Huyệt ở khoảng cách (quan) giữa ngón chân cái và ngón trỏ, vì vậy gọi là Hành Gian (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 2 của kinh Can.
+ Huyệt Vinh, thuộc hành Hoả .
+ Huyệt Tả của kinh Can.
2. Vị trí huyệt Hành gian
Xưa: Giáp khe ngón chân cái, nơi giữa chỗ hõm có động mạch
Nay: Ép ngón chân cái sát vào ngón thứ 2, huyệt nằm ngay trên đầu kẽ của 2 ngón chân, về phía mu chân khoảng 0,5 th.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa các gân duỗi ngón 2 của cơ duỗi dài và cơ duỗi ngắn các ngón chân ở phía ngoài với các gân duỗi dài riêng ngón 1 và gân duỗi ngón chân 1 của cơ duỗi ngắn các ngón chân ở phía trong, cơ gian cốt mu chân, khe giữa các đốt 1 xương ngón chân 1 và 2.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy trước và nhánh của dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng: Tiết hoả, thanh Hoả , lương huyết nhiệt, thanh hạ tiêu, sơ khí trệ, trấn phong dương.
Chủ trị: Trị vùng gian sườn đau, mắt sưng đo?, đái dầm, tư? cung viêm, kinh nguyệt rối loạn, động kinh, huyết áp cao, mất ngủ .
Phối Huyệt:
- Phối Âm Khích (Tm.6) trị tâm thống (Tư Sinh Kinh).
- Phối Thái Xung (C.3) trị họng khô, khát (Tư Sinh Kinh).
- Phối Thần Đình (Đc.24) trị chảy nước mắt (Tư Sinh Kinh).
- Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Môn (Bq.12) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị sau khi thương hàn mà còn dư nhiệt (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Kiên Tỉnh (Đ.21) + Thái Xung (C.3) + Thiếu Hải (Tm.3) + Thông Lý (Tm.5) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị mụn nhọt mọc trên lưng (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị mụn nhọt mọc khắp cơ thể (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Dũng Tuyền (Th.1) trị tiêu khát, tiểu đường (Bách Chứng Phú).
- Phối Tinh Minh (Bq.1) trị quáng gà (Bách Chứng Phú).
- Phối Thái Xung (C.3) + Thiếu Hải (Tm.3) + Thông Lý (Tm.5) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Ủy Trung (Bq.40) trị mụn nhọt mọc trên lưng (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Đại Đôn (C.1) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) trị tiểu nhiều, tiểu không tự chủ (Loại Kinh Đồ Dực).
- Phối Cách Du (Bq.17) + Gian Sử (Tb.5) + Phục Lưu (Th.7) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) trị huyết cổ (Loại Kinh Đồ Dực).
- Phối Phục Lưu (Th.7) + Tam Âm Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị chân không đi được (Châm Cứu Phùng Nguyên).
- Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Phong Thị (Đ.31) trị thần kinh tọa đau, đau từ thắt lưng xuống chân (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
- Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) trị thanh quang nhãn [đục nhân mắt]+ TÌnh Minh trị quáng gà (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối cứu Bàng Quang Du (Bq.28) + Dũng Tuyền (Th.1) 5 tráng + Quan Nguyên (Nh.4) + Thái Uyên (P.9) + Thận Du (Bq.23) mỗi huyệt 3 tráng, trị tiểu nhiều, tiểu không tự chủ (Trung Hoa Châm Cứu Học).
- Phối Chi Câu (Ttu.6) + Khúc Trì (Đtr.11) trị thần kinh sườn đau (Tân Châm Cứu Học).
- Phối Thần Môn, Bách Hội, Nội Quan trị mất ngủ
- Phối Công Tôn, Hành Gian, thái Bạch trị nấc dữ dội
- Tả Bách Hội, Hành Gian trị đau đỉnh đầu do hỏa bốc
Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 – 1 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút. Trị mất ngủ , châm trước khi đi ngủ 1 – 2 giờ.
Tham Khảo :
( “Tà khí ở tại Can sẽ làm đau ở khoảng hông sườn, kèm cảm giác lạnh ở trong cơ thể, ác huyết ở trong, khi đi đứng thường bị co rút, chân thường bị sưng . Châm huyệt Hành Gian để dẫn thống khí dưới hông sườn, bổ huyệt Tam Lý để ôn ấm Vị…” (LKhu.20, 14).
Xem thêm: