Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Kiến lý 建里

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Kiến lý – Kiến là xây dựng. Lý là làng, ở đây chỉ dạ dày. Huyệt ở dưới trung quản (dạ dày), có tác dụng điều hòa và làm yên dạ dày, vì vậy gọi là Kiến Lý.

1. Đại cương

Tên Huyệt: Kiến là xây dựng. Lý là làng, ở đây chỉ dạ dày. Huyệt ở dưới trung quản (dạ dày), có tác dụng điều hòa và làm yên dạ dày, vì vậy gọi là Kiến Lý (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ :Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính: Huyệt thứ 11 của mạch Nhâm.

2. Vị trí huyệt Kiến lý

Xưa: Dưới huyệt Trung Quản.

Nay: Từ rốn thẳng lên 3 thốn, hoặc lấy đường nối 2/8 dưới và 6/8 trên của đoạn nối rốn và điểm gặp nhau của 2 bờ sườn.

huyệt Kiến lý

Giải Phẫu:

Huyệt ở trên đường trắng. Sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc, vào sâu là tụy tạng và tá tràng hoặc tử cung khi có thai gần đẻ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Tác Dụng: Vận Tỳ, lý khí, hòa Vị, tiêu tích, hóa thấp, thư lồng ngực.

Chủ Trị :Trị dạ dầy đau, nôn mửa, bụng đầy, khó tiêu, phù thũng.

Phối Huyệt:

  1. Phối Nội Quan (Tb 6) trị bồn chồn, bứt rứt trong ngực, đau dạ dày, nôn mửa
  2. Phối Thủy Phân (Nh 9) trị bụng đầy trướng (Thiên Tinh Bí Quyết)+ Dương Lăng Tuyền, Âm Lăng Tuyền trị phù thũng

Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0,5 – 1,5 thốn. Cứu 10 – 30 phút.

Ghi Chú: Châm sâu quá có thể làm tổn thương Tụy tạng. Trị cổ trướng chỉ cứu không châm. Có thai đến tháng sinh: không châm sâu.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ