Vị trí huyệt Thực đậu – Đậu = lỗ huyệt của thủy đạo. Huyệt có tác dụng trị các bệnh bụng đầy, ruột sôi… do có nhiều nước ứ đọng nhiều quá. Như vậy huyệt có tác dụng làm cho thức ăn (thực) vận hóa, vì vậy gọi là Thực Đậu
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Đậu = lỗ huyệt của thủy đạo. Huyệt có tác dụng trị các bệnh bụng đầy, ruột sôi… do có nhiều nước ứ đọng nhiều quá. Như vậy huyệt có tác dụng làm cho thức ăn (thực) vận hóa, vì vậy gọi là Thực Đậu (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Mạch Quan, Mệnh Quan, Thực Độc.
Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 17 của kinh Tỳ.
2. Vị trí huyệt Thực đậu
Xưa: Ở dưới huyệt Thiên Khê, cách nhâm mạch 6 th
Nay: Ở giữa gian sườn 5-6, cách đường giữa bụng 6 thốn, thường ở đường nách trước.
Giải Phẫu: Dưới huyệt là phần gân cơ chéo to của bụng, cơ răng cưa to, các cơ gian sườn 6. Vào trong là phổi.
Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh gian sườn 6. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D5.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ trị: Trị thần kinh gian sườn đau, dạ dày đau, tiểu bí. Trong hoang ngực có tiếng kêu lọc ọc
Phối Huyệt:
- Phối Cách Du, Tam Dương Lạc thấu Khích Môn, Dương Lăng Ruyền trị đau đầy tức hông sườn.
- Phối Liệt Khuyết, Thiên Đột trị suyễn.
Châm Cứu: Châm xiên 0,3 -05 thốn. Cứu 3-5 tráng – Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú: Không châm sâu vì có thể đụng phổi.
Xem thêm: