Vị trí huyệt Dương cốc – Huyệt ở chỗ lõm (như cái hang là cốc) ở mu cổ tay (mu tay thuộc phần Dương) vì vậy gọi là Dương Cốc.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Huyệt ở chỗ lõm (như cái hang là cốc) ở mu cổ tay (mu tay thuộc phần Dương) vì vậy gọi là Dương Cốc.
Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (Lkhu.2).
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 5 của kinh Tiểu Trường.
+ Huyệt Kinh, Thuộc hành Hoả.
2. Vị trí huyệt Dương cốc
Xưa: giữa cổ tay, chỗ hõm ở đầu xương trụ
Nay: Cổ tay co vào, ngay lằn chỉ cổ tay, ở bờ trong cổ ngón tay, nơi chỗ lõm giữa xương hạt đậu và đầu mỏm trâm xương trụ.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa gân cơ trụ trước và gân cơ trụ sau, mỏm trâm xương trụ, khe giữa xương tháp và đầu dưới xương trụ.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh dây thần kinh quay và trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ Trị: Phía sau mặt trong cổ tay đau, tai ù, điếc, cổ gáy cứng, tâm thần phân liệt.
Phối Huyệt:
- Phối Thông Cốc (Bq.66) + Trúc Tân (Th.9) trị điên cuồng (Giáp Ất Kinh).
- Phối Côn Lôn (Bq.60) + Thái Xung (C.3) trị mắt sưng đỏ, đau cấp tính (Thiên Kim Phương).
- Phối Chính Dinh (Đ.17) trị răng hàm trên đau (Thiên Kim Phương).
- Phối Thần Môn (Tm.7) trị cười như cuồng (Thiên Kim Phương).
- Phối Dịch Môn (Ttu.2) + Nhị Gian (Đtr.2) + Thương Dương (Đtr.1) + Tứ Độc (Ttu.9) trị răng hàm dưới đau (Thiên Kim Phương).
- Phối Hiệp Khê (Đ.43) trị má sưng, miệng không mở được (Châm Cứu Tụ Anh).
- Phối Côn Lôn (Bq.60) + Uyển Cốt (Tttr.4) trị 5 ngón tay cứng, co quắp (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Cách Du (Bq.17) + Chi Câu (Ttu.6) + Thân Mạch (Bq.62) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị hông sườn đau (Thần Cứu Kinh Luân).
- Phối Thương Dương, bách Hội trị ù tai, lãng tai
- Phối chi Câu, Nội Quan trị đau ngực sườn
- Phối Dương Trì, Dương Khê trị cổ tay yếu
Châm Cứu: Châm thẳng 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.
Ghi Chú: Khi châm huyệt này nên bả o người bệnh hơi úp lòng bàn tay vào cẳng tay cho dễ châm.
Xem thêm: