Đái tháo đường (DM) là tình trạng giảm bài tiết insulin và kháng insulin ngoại vi dẫn đến tăng glucose máu. Khi glucose quá cao, thận không thể lọc, glucose sẽ theo nước tiểu ra ngoài. Dưới đây là một số bệnh án đái tháo đường
Mục Lục
Bệnh án đái tháo đường 1
Biện chứng đông y: Âm hư.
Cách trị: Tư âm thanh nhiệt, sinh tân nhuận táo.
Đơn thuốc: Sinh tân nhuận táo ẩm.
Công thức: Thạch cao (sống) 60g, Đại sinh địa 30g
Mỗi ngày 1 thang, sắc uống thay trà. Có thể cho thêm Thiên hoa phấn. Thạch hộc để dưỡng vị âm.
Hiệu quả lâm sàng:
XX, nữ, 38 tuổi. Từ năm 1961 bắt đầu thấy khát uống nhiều nước. Thèm ăn, lượng nước uống ngày càng tăng, đi tiểu nhiều lần, nước giải nhiều, lượng kinh nguyệt hàng tháng giảm dần, có uống thuốc mà không khỏi. Tháng 2- 1962 bệnh nhân tới xin điều trị, lúc đó rất khát, thèm uống, gầy gò, chân tay yếu ớt,
mất kinh nguyệt, mặt trắng, gò má đỏ, mạch trầm sác, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng hơi vàng, đại tiện khô, tiểu tiện lượng nhiều. Xét nghiệm thấy đường niệu (++). Cho uống bài thuốc “Sinh tân nhuận táo ẩm”, uống thay nước trà làm nhiều lần, cho ăn dè dặt, mì, khoai lang, kẹo v.v… Uống trong 1 tháng, bệnh nhân tự cảm thấy đỡ khát, lượng nước uống giảm từng ngày, trong người thoải mái. Kiểm tra đường niệu (+). Lại kiên trì uống trong hai tháng, hết khát, ăn uống, tiểu tiện phục hồi bình thường, đường niệu (-), thân thể béo tốt, kinh nguyệt trở lại đều đặn, tay chân khỏe mạnh, có thể tham gia lao động. | Bàn luận: Tiêu khát phần lớn bởi dương minh táo nhiệt mà ra. Chứng này do bệnh lâu ngày thương tổn đến âm, vị nhiệt bốc lên, dịch âm bị hỏa đốt, âm huyết hư nên không thể làm nhuận da thịt thông huyết hải. Tức là chất dinh dưỡng không được hấp thụ, sử dụng đường thoát ra theo nước tiểu nên máu không có gì nuôi sống da thịt gầy gò, mất kinh nguyệt. Thạch cao tính ngọt, hàn trừ được hỏa dương minh, lại giải nhiệt cho da thịt. Màu trắng của Thạch cao nhập vào phế, chất nặng mà chứa mỡ có tác dụng Kim Sinh thủy, Sinh địa tử âm thanh nhiệt, sinh tân nhuận táo, tư thượng nguyên để sinh thủy, phế được thủy làm nhuận nên như đám sương mù lan tỏa làm nhuận tân dịch toàn thân, lại có thể ích huyết, làm thông huyết hải. Bởi vậy kinh nguyệt trở lại đều đặn, da thịt cũng đầy đặn.
Bệnh án đái tháo đường 2
Biện chứng đông y: Âm hư dương kháng.
Cách trị: Dưỡng ẩm sinh tân, nhuận táo thanh nhiệt.
Đơn thuốc: Giáng đường ẩm (hoàn).
Công thức:
Ngũ vị tử 12g | Mạch đông 12g |
Sơn dược 30g | Sinh địa 30g |
Nguyên sâm 15g | Hoàng kỳ 15g |
Thương truật 6g | Thạch cao 60g |
Nhân sâm 9g, (hay Đảng sâm 30g) | Hà thủ ô 9g |
Ký quả 9g |
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. uống thuốc cho đến khi đường niệu chuyển sang âm, sau đó các vị thuốc trên có thể chế thành hoàn mỗi ngày 3 lần, mỗi lần uống 9g.
+ Huyết áp cao bệnh mạch vành có thể thêm Cát căn, Hoàng cầm, Đan sâm
+ Ngoài da có mụn nhọt có thể thêm Bồ công anh, Hoàng bá, Cương tàm
+ Mất ngủ mộng mị nhiều thêm Nhân táo xào dấm
+ Đái nhiều thêm Sơn thù nhục.
Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi 80 người bệnh, phần lớn sau khi uống thuốc 5-10 ngày có hiệu quả rõ rệt. Sau khoảng 1 tháng, đường huyết cơ bản trở lại bình thường (những bệnh nhân dùng thuốc đến 40 ngày mà không có kết quả thì nên đổi sang chữa bằng bài thuốc khác).
Bàn luận: Bài thuốc “Giáng đường ẩm” thích hợp với người bị bệnh vừa và nhẹ. Còn với những bệnh nhân nặng hoặc kèm bệnh về gan, lao thì nên kết hợp với thuốc tây cùng điều trị mới thích hợp.
Bệnh án đái tháo đường 3
Biện chứng đông y: Âm hư dương kháng, tân cố nhiệt dâm.
Cách trị: Dưỡng ẩm sinh tân chỉ khát.
Đơn thuốc: Trị tiêu tư khảm ẩm gia giảm.
Công thức:
Đại sinh địa 50g | Sơn du nhục 15g |
Hoài sơn dược 15g | Phi ngọc trúc 15g |
Nữ trinh tử 15g | Cam câu kỷ 15g |
Thốn mạch đông 15g | Địa cốt bì 30g |
Ô mai nhục 10g | Súc sa nhân 5g (tán bột chiêu uống nhiều lần với thuốc) |
Sinh cam thảo 15g |
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, uống thuốc xong, nếu đường huyết, đường niệu chỉ giảm chậm thì có thể thêm Nguyên sâm, Hoàng tinh, Thạch hộc; Nếu bệnh tình kéo dài mà không chữa, đã bước sang trạng thái Âm tổn đến dương, chứng Tam tiêu không rõ rệt lắm, có khí hư, sợ rét, thần kinh suy nhược thì thêm 15g Phụ phiến (chín (sắc trước), Nhục quế 8g.
Hiệu quả lâm sàng:
Bài thuốc này thích hợp với những người mới mắc bệnh đái tháo đường, quá trình bệnh chưa lâu, nhưng chứng tam tiêu tồn tại rõ rệt, thì nói chung hiệu quả khá, đa số bệnh nhân sau khi chữa bằng bài thuốc trên bệnh trạng đều chuyển biến tốt, khỏi bệnh về mặt lâm sàng hoặc bệnh lý. Trần XX, nữ, 52 tuổi. Mùa xuân năm 1977 tới khám. Bệnh nhân thể chất béo tốt, trước kia khỏe mạnh, một tháng trước đây đột nhiên sinh ra khô miệng khát nước, uống bao nhiêu cũng không đã, một ngày đêm uống 4 phích nước, tiểu tiện nhiều lần, thèm ăn, người mệt mỏi, tinh thần u uất. Đến khám ở bệnh viện, xác định là bệnh đái tháo đường đường niệu +++), đường huyết 320mg%. Cho uống thuốc D860, sau một tuần bệnh nhân tự cảm thấy thuốc phản ứng rõ ràng, mới đến yêu cầu được chữa đông y. Bắt mạch thấy mạch phù đại mà hư, lưỡi đỏ, ít rêu, đại tiện đã 3 ngày chưa đi. Bệnh thuộc loại âm hư dương kháng, tân dịch khuyết hao. Cho dùng bài “Trị tiêu tư khảm ẩm gia giảm”, thay vị Thủ ô chế bằng thủ ô sống tăng Thốn đông lên 30g, lại thêm Nguyên sâm 20g. Uống liền 15 thang. Khám lại thấy, cảm giác khô miệng muốn uống nước giảm đi rõ rệt, lượng nước uống giảm còn 2 bình, bệnh nhân tự cảm thấy tinh thần cũng biến chuyển tốt, đại tiện ngày 1 lần, không còn những khó chịu khác. Lại cho uống tiếp 30 thang, các triệu chứng chuyển biến tốt hơn, xét nghiệm đường niệu (++), đường huyết 175mg%. Giảm bớt lượng thuốc của bài trên, cho uống đến 60 thang, ăn uống trở lại bình thường, tinh thần phấn khởi. Xét nghiệm lại, đường niệu (-), đường huyết 130mg%. Bệnh đã khỏi về cơ bản. Khuyên tiếp tục giữ bài cũ cách một ngày dùng một thang để củng cố hiệu quả. Sau khi thôi dùng thuốc, thăm hỏi thấy đã 2 năm bệnh không tái phát.
Bàn luận: Bệnh đái tháo đường theo y học hiện đại là thứ bệnh suốt đời, dai dẳng khó khỏi. Nhưng qua điều trị đông y, những bệnh nhân được chữa khỏi lâm sàng cũng như khỏi bệnh lý không phải là hiếm. Kinh nghiệm lâm sàng chứng tỏ, muốn chữa khỏi bệnh đái tháo đường, ngoài việc phải chăm dùng thuốc ra, còn phải chú trọng kiêng kị thì mới đảm bảo thu được hiệu quả, nếu không thì chỉ phí thuốc, mất công không. Vì vậy trong thời gian dùng thuốc chữa bệnh cần phải luôn luôn nhắc nhở người bệnh chú ý những điều sau đây:
- Tránh sinh hoạt vợ chồng: Nhất thiết phải nghiêm khắc khống chế giao hợp, phải kiêng kị trong 1-2 năm.
- Cẩn thận việc ăn uống: Ăn ít thực phẩm có chất béo, ngọt, dầu mỡ và các thức có tính chất kích thích, nhất là bớt ăn chất tinh bột.
- Tránh giận dữ: Giữ người bệnh ở tâm trạng thanh thản, cấm để lâm vào trạng thái tức giận.
- Thích ứng với độ lạnh ấm của bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông.
- Hoạt động thích hợp, tránh làm việc quá mệt.
Nguồn: Thiên gia diệu phương
Xem thêm: