Vị trí huyệt Trửu liêu 肘 髎 – Trửu là khuỷu ngón tay, Liêu là khe xương Huyệt ở sát (liêu) lồi cầu xương cánh tay (khuỷ tay = trửu) vì vậy gọi là Trửu Liêu.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Trửu là khuỷu ngón tay, Liêu là khe xương Huyệt ở sát (liêu) lồi cầu xương cánh tay (khuỷ tay = trửu) vì vậy gọi là Trửu Liêu.
Tên Khác: Chẫu Liêu, Trẫu Liêu, Trửu Liêu, Trữu Tiêm, Trửu Tiêm.
Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
Đặc Tinh: Huyệt thứ 12 của kinh Đại Trường.
2. Vị trí huyệt Trửu liêu
Xưa: chỗ hóm phía ngoài lồi cầu xương cánh tay.
Nay: Từ huyệt Khúc Trì (Đtr.11) đo xiên lên ra ngoài 01 thốn, ở bờ ngoài đầu xương cánh tay.
Giải Phẫu: Dưới da là rãnh giữa cơ 3 đầu cánh tay ( phần rộng ngoài) và chỗ bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1 và xương cánh tay. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C5.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ Trị : Trị khuỷ tay đau, lồi cầu xương cánh tay viêm.
- Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) trị lồi cầu xương cánh tay viêm, đau (Châm Cứu Học Thượng Hải )
- Phối Khúc Trì, Ngoại Quan, Túc Tam Lý trị liệt, đau chi trên.
- Phối Dưỡng Lão trị đau cứng
- Phối Kiên Ngung, Uyển Cốt trị sưng đỏ cánh tay, đau nhức khớp tay
Châm Cứu: Châm thẳng hoặc xiên theo bờ trước xương cánh tay, sâu 0, 5 – 1,5 thốn, Cứu 3 – 5 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.
Xem thêm: