Vị trí huyệt Giác tôn – Giác là góc trên tai; Tôn là tôn lạc. Ý chỉ phần trên tai liên hệ với lạc, một nhánh của tôn lạc từ huyệt này và uốn cong xuống phía dưới má, vì vậy gọi là Giác Tôn
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt : Giác là góc trên tai; Tôn là tôn lạc. Ý chỉ phần trên tai liên hệ với lạc, một nhánh của tôn lạc từ huyệt này và uốn cong xuống phía dưới má, vì vậy gọi là Giác Tôn
Xuất Xứ : Thiên ‘Hàn Nhiệt Bệnh’ (LKhu.21).
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 20 của kinh Tam Tiêu.
+ Huyệt giao hội với kinh Túc Thiếu Dương và Thủ Thái Dương.
2. Vị trí huyệt Giác tôn
Xưa: Ở góc trên vành tai há miệng ra có chỗ lõm
Nay: Gấp vành tai về phía trước, huyệt ở bờ trên loa tai, ngang chỗ cao nhất của vành tai. Trong chân tóc nơi có cơ cử động khi há miệng nhai, dưới huyệt là cơ tai trên, cơ thái dương.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ tai trên, cơ thái dương, xương thái dương.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt và nhánh của dây thần kinh sọ não V.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ Trị : Trị tai nóng đỏ, vành tai viêm, mộng thịt mắt, răng đau, quai bị (đốt bằng bấc đèn).
Phối Huyệt :
- Phối Giáp, Xa Tiểu Hải trị răng đau không nhai được
- Phối
- Phối Túc Tam Lý (Vi.36) trị mắt có màng (Thần Cứu Kinh Luân).
- Phối Ế Phong (Ttr.17) + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Phong Trì (Đ.20) trị tai đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Phong Trì (Đ.20) + Thái Dương + Can Du (Bq.18) + Cách Du (Bq.17) trị thần kinh thị giác viêm (Châm Cứu Học Giản Biên).
- Phối Tình Minh, Toản Trúc trị mắt đỏ sung đau
- Phối Khúc Trì trị viêm tuyến mang tai
- Chích máu ở Giác Tôn trị ù tai
Châm Cứu : Châm xiên 0,3 – 0,5 thốn – Cứu 1 – 3 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.
Ghi Chú : Lỡ bị ngộ châm, dễ sinh ra não xung huyết làm người bịnh hôn mê (ngất), nên châm huyệt Tam Dương Lạc để giải cứu. Châm cạn, tối đa sâu 0,5 thốn, hướng mũi kim về phía dưới, dùng thủ pháp nhẹ.
Tham Khảo : “Kinh túc Thái dương có đi vào vùng xương má và mũi, lan tỏa ra vùng răng, (Mạch mà nó hợp để đi vào ) đó là huyệt Giác Tôn. Khi răng trên đau, nên thủ các huyệt ở vùng trước (Giác Tôn) thuộc xương mũi má” (LKhu.20,23).
Xem thêm: