Huyệt hãm cốc – (Hãm) là chìm, hãm xuống huyệt ở chỗ lõm giống hình cái hang (cốc), vì vậy gọi là Hãm Cốc (Trung Y Cương Mục).
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: (Hãm) là chìm, hãm xuống huyệt ở chỗ lõm giống hình cái hang (cốc), vì vậy gọi là Hãm Cốc (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (L. Khu.2)
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 43 của kinh Vị.
+ Huyệt Du, thuộc hành Mộc.
2. Vị trí huyệt hãm cốc
Xưa: Sau huyệt Nội Đình 2 th
Nay: Ở chỗ lõm nối thân và đầu trước xương bàn chân 2, giữa kẽ ngón chân 2 – 3, trên huyệt Nội Đình 2 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa các gân duỗi ngón chân 2 và 3 của cơ duỗi dài và cơ duỗi ngắn các ngón chân, các gian cốt mu chân 2, khe giữa xương bàn chân 2 và 3.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày trước và nhánh của dây thần kinh chày sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
3.Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ trị: Trị mặt phù, toàn thân phù thũng, sôi ruột, bụng đau, họng viêm, mu bàn chân sưng đau.
Phối Huyệt:
- Phối Liệt Khuyết (P.7) trị mặt sưng phù, mắt sưng phù (Thiên Kim Phương).
- Phối Dương Cương (Bq.48) + Lậu Cốc (Ty.7) + Ôn Lưu (Đtr.7) + Phục Lưu (Th.7) trị ruột sôi mà đau (Thiên Kim Phương).
- Phối Công Tôn (Ty.4) + Thượng Tinh (Đc.23) + Tiền Đỉnh (Đc.21) + Tín Hội (Đc.22) trị mặt đột nhiên bị sưng (Tư Sinh Kinh).(+Hạ Quan, Quyền Liêu)
- Phối Kỳ Môn (C.14) trị sinh xong hay bị cười (Tư Sinh Kinh).
- Phối Tuyệt Cốt (Đ.39) trị bụng đầy (Tư Sinh Kinh).(+Hạ Lăng)
- Phối Hạ Quản (Nh.10) trị ruột sôi (Bách Chứng Phú).
- Phối Giải Khê (Vi.41) + Lệ Đoài (Vi.45) + Nội Đình (Vi.44) + Xung Dương (Vi.42) trị nhọt mọc quanh miệng (Ngoại Khoa Lý Lệ).
- Phối Công Tôn, Thái Bạch, Đại Trường Du, Thiên Khu trị đau bụng.
Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 – 1 thốn, Cứu 3 – 7 tráng, Ôn cứu 5 – 15 phút.
Xem thêm: