Vị trí huyệt Hoành cốt – Xương mu gọi là Hoành Cốt. Huyệt ở vị trí ngang với xương mu vì vậy gọi là Hoành Cốt
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Xương mu gọi là Hoành Cốt. Huyệt ở vị trí ngang với xương mu vì vậy gọi là Hoành Cốt (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Hạ Cực, Hạ Hoành, Khuất Cốt, Khúc Cốt, Tuỷ Không.
Xuất Xứ: Sách Mạch Kinh
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 11 của kinh Thận.
+ Huyệt giao hội với Xung Mạch.
+ Là 1 trong 8 huyệt dùng để Tả nhiệt khí ở tứ chi (là Vân Môn (P.2) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Ủy Trung (Bq.40) + Hoành Cốt (Th.11) (LKhu.19).
2. Vị trí huyệt Hoành cốt
Xưa: Dưới huyệt Đại Hách 1 th, cách đường giữa bụng 0,5 th
Nay: Ở bụng dưới, sát bờ trên xương mu, đo cách đường giữa bụng 0,5 thốn, ngang huyệt Khúc Cốt( dưới rồn 5 th).
Giải Phẫu : Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, cơ tháp, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, ruột non hoặc bàng quang khi đầy, tử cung khi có thai.
Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh sinh dục-bụng.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ trị: Trị thoát vị bẹn, đường tiểu viêm, liệt dương, di tinh, tiểu khó.
Phối Huyệt :
- Phối Đại Cự (Ty.27) + Kỳ Môn (C.14) trị bụng dưới đầy, tiểu khó (Thiên Kim Phương).
- Phối Đại Đôn (C.1) trị lưng đau do khí trệ, không thể ngồi được (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Hoang Du (Th.16) trị ngũ lâm, cửu tích (Bách Chứng Phú)
- Phối quan Nguyên, Tam Âm Giao trị tiểu không thông
Châm Cứu: Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Ghi Chú :
Có thai, không châm.
Bí tiểu, không châm sâu.
Lỡ bị ngộ châm sinh ra bí đái, nên châm huyệt Dũng Tuyền để giải. Nằm ngửa, châm sâu 0,5 thốn, vê kim chừng 1 phút, đợi đến khi người bệnh thấy dễ chịu hoặc muốn tiểu thì rút kim ra (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).
Xem thêm: