Vị trí huyệt Thần tàng – Tâm ở giữa ngực, tàng thần. Huyệt ứng với tâm tạng, vì vậy gọi là Thần Tàng
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Tâm ở giữa ngực, tàng thần. Huyệt ứng với tâm tạng, vì vậy gọi là Thần Tàng (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 25 của kinh Thận.
+ Nhận được mạch phụ của Xung Mạch
2. Vị trí huyệt Thần tàng
Xưa: Chỗ hóm dưới huyệt Hoặc Trung 1,6 th, cách đường giữa 2 th
Nay Ở khoảng gian sườn 2-3, cách đường giữa ngực 2 thốn, ngang huyệt Tử Cung (Nh.19), dưới huyệt là Phổi.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ ngực to, các cơ gian sườn 2, vào sâu hơn có phổi, bên trái có động mạch chủ, bên phải có tĩnh mạch chủ trên.
Thần kinh vận động cơ là dây ngực to của đám rối thần kinh nách và dây thần kinh gian sườn 2.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ trị: Trị ho, nôn mửa, thần kinh gian sườn đau.
Phối Huyệt :
- Phối Linh Khâu (Th.24) trị nôn, trướng ngực (Tư Sinh Kinh).
- Phối Toàn Cơ (Nh.21) trị ngực đầy, cổ cứng (Bách Chứng Phú).
- Phối Phế Du, Chiên Trung, Xích Trạch trị ho suyễn, đau ngực
Châm Cứu: Châm xiên 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Ghi Chú: Không châm sâu vì có thể đụng phổi
Xem thêm: